HọcHóaTT

HọcHóaTT

Thêm một chút với Hóa. Hy vọng có thể giúp các bạn đang muốn làm rõ thêm phần nào đó trong chương trình học môn Hóa.
Bạn có thể đọc các bài viết tại đây: chemjoy-tt.blogspot.com/

Ester và Lipid

Ester và Lipid

Phenol (Hóa học 11)

Phenol (Hóa học 11)

Alkane (Hóa học 11)

Alkane (Hóa học 11)

Пікірлер

  • @thanhsonnguyen193
    @thanhsonnguyen193Күн бұрын

    Thầy cho em hỏi ứng dụng thực tế của phản ứng của hợp chất carbonyl với HCN và phản ứng haloform hóa không ạ. Em cảm ơn.

  • @HocHoaTT
    @HocHoaTTКүн бұрын

    Ứng dụng của phản ứng với HCN đã nêu trong bài giảng. Vì sao bạn muốn biết ứng dụng của phản ứng haloform bên cạnh ứng dụng của phản ứng iodoform đã biết? Chúc luôn vui với Hóa.

  • @tuongvyao657
    @tuongvyao657Күн бұрын

    Thực sự những video của thầy là nguồn tài liệu rất đáng tin cậy luôn á

  • @HocHoaTT
    @HocHoaTTКүн бұрын

    Vui vì giúp được bạn. Chúc luôn vui với Hóa.

  • @HungNguyen-bj4nl
    @HungNguyen-bj4nl2 күн бұрын

    thưa thầy, trong SGK chỉ nói về lên men Glucose. như trong sách CT cuối bài có ghi: "Glucose và Fructose đều có: -phản ứng Cu(OH)2... -Phản ứng thuốc thử Tollens Glucose còn làm mất màu nước brommie... và phản ứng lên men" cách ghi như vậy thì e có thể hiểu thế nào cho đúng bài ạ

  • @hades3856
    @hades38563 күн бұрын

    Thầy ơi e ko vào dc phần tải qr cuối vid ạ

  • @phuongxuan6605
    @phuongxuan66054 күн бұрын

    thầy ơi, sao câu 6 a và b lại khác cách giải thế ạ, e thấy đề tương tự nhau

  • @tuankietphanvu2583
    @tuankietphanvu25834 күн бұрын

    Quá hay luôn ạ :>>>🤗

  • @HocHoaTT
    @HocHoaTT4 күн бұрын

    Vui vì giúp được bạn. Chúc luôn vui với Hóa.

  • @phamthanhtrung2032
    @phamthanhtrung20325 күн бұрын

    Có phải tất cả phản ứng mà cần nhiệt độ để xảy ra phản ứng đều là phản ứng thu nhiệt không ạ

  • @HocHoaTT
    @HocHoaTT4 күн бұрын

    Không nhất thiết như vậy. Ví dụ: (1) Các phản ứng cháy là toả nhiệt, nhưng chỉ tự xảy ra (không mồi lửa) ở nhiệt độ tương đối cao, có khi rất cao. (2) Đảo lại, nhiều phản ứng thu nhiệt song lại diễn ra ở nhiệt độ thường (~25ᵒC) như hoà tan NH₄NO₃ vào nước (ứng dụng làm túi chườm lạnh), cho Ba(OH)₂(𝑠) và NH₄Cℓ(𝑠) vào nước để thực hiện phản ứng, ... Chúc luôn vui với Hóa.

  • @truongphambuu4181
    @truongphambuu41816 күн бұрын

    Dạ thưa thầy, thầy cho con hỏi 1 câu hỏi không liên quan lắm về phần Amino acid ạ. Khi chiều con vừa làm đề ôn tập chương 3 thì có gặp 1 câu hỏi có nội dung đại khái là "Có bao nhiều amino acid thiết yếu mà cơ thể không tự tổng hợp được" ạ. Con cũng khá phân vân giữa 9 và 10 và con đã thử tìm kiếm trong các bộ sách hiện nay ạ. Kết quả con tìm thấy trong sách bài tập CTST cho ra kết quả là 10 ạ. Thế nhưng khi con tìm lại trong sách Cánh Diều và những nguồn khác thì chỉ có 9 thôi ạ. Thầy có thể cho con biết đâu là đáp án đúng không ạ? Con cảm ơn thầy ạ!

  • @HocHoaTT
    @HocHoaTT4 күн бұрын

    Bạn xem ở đây: chemjoy-tt.blogspot.com/2024/08/acid-thiet-yeu-trong-co-co-chin-amino.html Chúc luôn vui với Hóa.

  • @user-uh8iw6it9k
    @user-uh8iw6it9k8 күн бұрын

    e cảm ơn thầy nhiều, chúc thầy thật nhiều sức khỏe ạ

  • @HocHoaTT
    @HocHoaTT7 күн бұрын

    Cảm ơn bạn. Chúc luôn vui với Hóa.

  • @GauTrang-nm3zx
    @GauTrang-nm3zx8 күн бұрын

    Thầy có thể cho em hỏi là, amilopectin tác dụng với iot cho ra màu gì không ạ và tại sao amilozo lại cho ra màu xanh tím với iot không ạ, em muốn hỏi về tại sao nó lại là màu xanh tím thôi ạ còn mấy cái mạch xoắn, lỗ rỗng này nọ em bt r ạ

  • @HocHoaTT
    @HocHoaTT7 күн бұрын

    Tất cả đều được giải thích kỹ trong bài giảng "Tinh bột & Cellulose", bạn chờ xem. Chúc luôn vui với Hóa.

  • @trangtran-zh1nt
    @trangtran-zh1nt8 күн бұрын

    Em cám ơn Thầy rất nhiều về bài giảng. Chúc Thầy và gia đình nhiều sức khỏe ạ.

  • @HocHoaTT
    @HocHoaTT7 күн бұрын

    Vui vì bạn thấy có ích. Chúc luôn vui với Hóa.

  • @DuyVu-j8c
    @DuyVu-j8c8 күн бұрын

    thầy cho em hỏi là nếu công thức của Mal là 1 alpha 1 beta glu được không ạ

  • @HocHoaTT
    @HocHoaTT7 күн бұрын

    Không rõ ý bạn hỏi. Bạn đừng viết tắt mà hãy viết đầy đủ. Chúc luôn vui với Hóa.

  • @DuyVu-j8c
    @DuyVu-j8c3 күн бұрын

    @@HocHoaTT dạ là nếu công thức của maltose có 1 alpha glucose và 1 beta glucose có được không ạ

  • @HocHoaTT
    @HocHoaTTКүн бұрын

    Đây là các hợp chất sinh học có trong tự nhiên (thực vật), vì thế không nên nhìn bằng cái nhìn hóa học. Cân bằng α- và β- của gốc glucose thứ hai là theo cách nhìn hóa học mà thôi. Bạn thấy thích nêu thì cứ nêu, như trong một bộ sách cũng đã nêu như thế. Tôi không muốn có ý kiến gì. Chúc luôn vui với Hóa.

  • @HuongLeLan-p8o
    @HuongLeLan-p8o8 күн бұрын

    Thầy ơi, em không tìm thấy bài giảng Cellulose và tinh bột. Thầy chỉ cho em với ạ.

  • @HocHoaTT
    @HocHoaTT7 күн бұрын

    Chưa xong bạn à. Gắng chờ ít hôm nữa. Chúc luôn vui với Hóa.

  • @duyphuong4434
    @duyphuong443410 күн бұрын

    Dạ thầy ơi vì sao N và Cu ở dạng đơn chất hoặc nguyên tử, nguyên tố thì mình vẫn dùng nito và đồng ạ mà sao trong các bộ sách lại sử dụng nitrogen và copper ạ?

  • @HocHoaTT
    @HocHoaTT7 күн бұрын

    NHầm địa chỉ rồi. Bạn cần hỏi các tác giả của sách giáo khoa có các nội dung ấy chứ. Danh pháp là chuyện còn phải nói nhiều, nếu có thể nói. Chúc luôn vui với Hóa.

  • @tienmy4891
    @tienmy489110 күн бұрын

    Anh thầy có thể cho xin sđt kết bạn zalo để được trao đổi học thuật được ko ạ?

  • @qata-p6j
    @qata-p6j10 күн бұрын

    Dạ kính chào thầy, mong thầy giải đáp giúp em carboxylic acid có thuộc hợp chất carbynyl không ạ và vì sao, mong được thầy hữu duyên giải đáp giúp ạ. Chúc thầy nhiều sức khỏe ạ

  • @HocHoaTT
    @HocHoaTT7 күн бұрын

    Vì sao bạn hỏi như thế? Phải biết lý do thì nội dung mới sáng tỏ được. Chúc luôn vui với Hóa.

  • @qata-p6j
    @qata-p6j7 күн бұрын

    @@HocHoaTT Dạ theo SGK ghi chương 6. Hợp chất carbonyl (aldehyde - ketone) - carboxylic acid nên e không rõ carboxylic acid có thuộc loại hợp chất carbonyl không vì xét cấu tạo nó vẫn có nhóm C=O. Mong nhận được phản hồi từ thầy ạ

  • @thuanchannel82
    @thuanchannel8211 күн бұрын

    Rất rõ ràng và dễ hiểu, cảm ơn Thầy

  • @HocHoaTT
    @HocHoaTT11 күн бұрын

    Vui vì bạn thấy có ích. Hãy share để có thể giúp được những bạn khác đến cùng vui với Hoá!

  • @doantrang366
    @doantrang36611 күн бұрын

    Cảm ơn thầy vì các bài dạy hữu ích, thầy có thể cho em hỏi để vẽ các hình ảnh động như của thầy thì dùng phần mềm gì vậy ạ

  • @HocHoaTT
    @HocHoaTT11 күн бұрын

    Vui vì bạn thấy có ích. Các minh họa được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau. Ý bạn là ảnh động ở phần nào cụ thể? Hãy share để có thể giúp được những bạn khác đến cùng vui với Hoá!

  • @doantrang366
    @doantrang36610 күн бұрын

    Thưa thầy, em muốn hỏi đến các video hình ảnh động về công thức cấu tạo của thầy ạ

  • @minhhoangluong6741
    @minhhoangluong674111 күн бұрын

    Xem thầy xong e mới vỡ lẽ về phổ hồng ngoại này, có lần e là bài thấy peak 1300-1000 nên luận chất là HCOOCH3 mà chất đúng là CH3COOH, e vẫn băn khoăn đến tận khi nghe bài giảng này. Mong kiên thức này được phổ cho cấp THPT nhiều hơn.

  • @HocHoaTT
    @HocHoaTT11 күн бұрын

    Vui vì bạn thấy có ích. Hãy share để có thể giúp được những bạn khác đến cùng vui với Hoá!

  • @quangvinhnguyen6879
    @quangvinhnguyen687912 күн бұрын

    Giá biết thầy sớm hơn thì lớp 10 đã đỡ nhọc rồi😢

  • @HocHoaTT
    @HocHoaTT11 күн бұрын

    Vui vì bạn thấy có ích. Hãy share để có thể giúp được những bạn khác đến cùng vui với Hoá!

  • @DanhNguyen-st1lw
    @DanhNguyen-st1lw12 күн бұрын

    Dạ hay quá thầy ơi, liên quan đến sinh học....Thầy ơi, cho em hỏi như vậy các glucose, fructose, maltose cho pư cộng NaBH4 (thể hiện nhóm -CHO khi mở vòng) => đk pư của chúng khi các gluxit đó đều ở trạng thái dung dịch (với dung môi nước) phải không thầy ạ?

  • @HocHoaTT
    @HocHoaTT12 күн бұрын

    Theo tôi: (1) Phải xét cụ thể từng trường hợp chứ không nên khái quát hóa. (2) Cũng không nên gọi đây là phản ứng "cộng", mà nên gọi là *_phản ứng khử hợp chất carbonyl_* cho "chính danh". (3) Điều kiện thực nghiệm để tiến hành phản ứng không bàn ở đây vì gây khó cho các bạn nhỏ, do có liên quan đến tốc độ phản ứng với hai chất khác nhau. Chúc luôn vui với Hóa.

  • @DanhNguyen-st1lw
    @DanhNguyen-st1lw11 күн бұрын

    Dạ em cảm ơn thầy nhiều ạ

  • @user-mt6sw7fd1y
    @user-mt6sw7fd1y12 күн бұрын

    Ủng hộ thầy làm tiếp Cellulose và tinh bột ạ. Chúc thầy thật nhiều sức khỏe để tiếp tục tạo ra thêm nhiều video hay hơn nữa

  • @HocHoaTT
    @HocHoaTT12 күн бұрын

    Vui vì bạn thấy có ích. Hãy share để có thể giúp được những bạn khác đến cùng vui với Hoá!

  • @NguyeninhAn
    @NguyeninhAn13 күн бұрын

    Bài giảng của thầy được chau chuốt rất kĩ về mặt nội dung và hình thức truyền đạt. Thầy còn tìm hiểu nhiều kiến thức ở ngoài. Video của thầy thật sự rất chất lượng, hơi tiếc vì kênh của thầy còn hơi ít lượt xem và đăng kí.

  • @HocHoaTT
    @HocHoaTT12 күн бұрын

    Vui vì bạn thấy có ích. Hãy share để có thể giúp được những bạn khác đến cùng vui với Hoá!

  • @duyphuong4434
    @duyphuong443414 күн бұрын

    Dạ thầy ơi cho em trong sách giáo khoa kiến nối tri thức ghi cấu tạo của maltose thì đơn vị glucose bên phải có thể alpha hoặc beta ạ. Sao thầy chỉ nói alpha ạ? Em không biết đúng sai thế nào ạ? Mong thầy giải thích thêm ạ

  • @HocHoaTT
    @HocHoaTT14 күн бұрын

    Không nói vì đây là kiến thức cơ bản, đã nhắc đi nhắc lại trong nhiều video trước, lặp lại trong phần mở đầu video này, và đặc biệt khi đã ghi rõ khả năng maltose mở vòng để trở về dạng aldehyde rồi. Cũng cần có không gian để các bạn trẻ tư duy nữa chứ. Tất nhiên, mỗi người có ý riêng và cách dạy riêng của mình. Chúc luôn vui với Hóa.

  • @duyphuong4434
    @duyphuong443412 күн бұрын

    @@HocHoaTT Dạ em cám ơn thầy nhiều ạ!

  • @anlequoc7816
    @anlequoc78165 күн бұрын

    @@HocHoaTT Dạ thưa thầy! Đơn vị glucose bên phải của maltose có thể ở dạng alpha hoặc beta. Vậy khái niệm về maltose thì nên nói nó là disaccharide tạo bởi 2 đơn vị glucose thầy nhỉ? (Trong video thầy nói nó tạo bởi 2 gốc α-glucose nên em chưa rõ chỗ này ạ!)

  • @thanhphong19851
    @thanhphong1985114 күн бұрын

    Chúc thầy nhiều sức khỏe, ra nhiều clip dạy học.

  • @HocHoaTT
    @HocHoaTT14 күн бұрын

    Cảm ơn và hãy luôn vui với Hóa.

  • @thangnguyen2486
    @thangnguyen248614 күн бұрын

  • @berserk3r784
    @berserk3r78414 күн бұрын

    Dạ thầy ơi cho em xin hỏi 1 câu về động hoá này ạ! Phản ứng 2N2O5=>4NO2+O2 tuân theo động học bậc nhất.Cho cơ chế phản ứng như sau: N2O5<=>(k1,k-1)NO2+NO3 NO2+NO3=>(k2) NO2+NO+O2 NO3+NO=>(k3) 2NO2 Áp dụng nguyên lý nồng độ dừng,Chứng minh cơ chế trên là phù hợp với kết quả thực nghiệm là phản ứng bậc nhất.Em xin cảm ơn ơn thầy ạ! Thầy có thể bỏ qua phần tính toán C các tiểu phân mà ghi thẳng đáp án C các tiểu phân ra luôn cũng được ạ !

  • @HocHoaTT
    @HocHoaTT14 күн бұрын

    Không thể viết các biểu thức toán học tại đây, nên có thể sẽ viết trả lời bên blog. Tuy nhiên, trước đó tôi muốn biết: (1) bạn là người học hay người dạy, và (2) tại sao lại hỏi câu này khi nó không thuộc chương trình phổ thông? Chúc luôn vui với Hóa.

  • @berserk3r784
    @berserk3r78413 күн бұрын

    @@HocHoaTT dạ câu hỏi này thuộc đề chọn tuyển hsg trường em ạ,em muốn tham khảo thử nhưng câu sử dụng các nguyên lý này nên làm như nào cho hợp lý ạ!

  • @nguyenphunghieu2952
    @nguyenphunghieu295215 күн бұрын

    Thầy ơi, công thức Fisher của glucose vẽ thế nào ạ?

  • @HocHoaTT
    @HocHoaTT14 күн бұрын

    Như bình thường thôi. Bạn gặp khó khăn gi? Chúc luôn vui với Hóa.

  • @nguyenphunghieu2952
    @nguyenphunghieu295213 күн бұрын

    dạ do em muốn vẽ giống SGK mà ko được, còn lấy trong template thì hơi khác xíu ạ.

  • @baophamhoai4956
    @baophamhoai495615 күн бұрын

    Dạ Thầy ơi! Thầy có thể cung cấp thêm thông tin phần mềm ở #25.46 không ạ Thầy? Bài giảng hay quá Thầy ạ! Em cảm ơn Thầy!

  • @HocHoaTT
    @HocHoaTT14 күн бұрын

    Vui vì giúp được bạn. Đã trả lời nhiều lần về phần mềm tôi sử dụng. Hiện tôi đang cân nhắc xem có thể tổ chức một seminar để hướng dẫn các bạn đang giảng dạy về cách xử lí phổ trong phòng thí nghiệm công nghiệp hiện nay (không phải là phòng thí nghiệm của các trường Đại học hoặc viên Nghiên cứu vì tiêu chuẩn khác nhau). Khi ấy các bạn sẽ làm quen vói một số phần mềm tương đối ít gặp. Vấn đề là thu xếp được thời gian, cả thời gian chuẩn bị lẫn thời gian thực hiện... Thôi thì cứ chờ xem sao đã! Chúc luôn vui với Hóa.

  • @baophamhoai4956
    @baophamhoai495614 күн бұрын

    @@HocHoaTT dạ vâng. Em cảm ơn Thầy! Các bài giảng của Thầy thật tuyệt Thầy ạ!

  • @hienang3634
    @hienang363415 күн бұрын

    em chào thầy ạ, thầy giải đáp giúp em câu hỏi: Thêm H2O thay đổi tốc độ phản ứng CH3COOCH3+ H2O --> Ch3COOH+ C2H5OH như thế nào ạ?

  • @HocHoaTT
    @HocHoaTT14 күн бұрын

    Rất đơn giản thôi. Bạn cứ viết biểu thức tính tốc độ là thấy ngay câu trả lời rồi. Chúc luôn vui với Hóa.

  • @duyphuong4434
    @duyphuong443416 күн бұрын

    dạ thầy ơi, thầy có nói nhầm không ạ nhóm OH ở carbon số 2 của fructose gọi là hemiketal ạ sao e nghe thầy nói là hemiacetal ạ.

  • @HocHoaTT
    @HocHoaTT16 күн бұрын

    Đây là phần so sánh, ý tôi muốn nói là "tương tự với phản ứng do nhóm OH hemiacetal của glucose..." nhưng do không để ý và nói tắt nên đúng là sẽ gây ngộ nhận. Tôi đã nhắc điều này trong phần mô tả dưới video. Cảm ơn bạn. Chúc luôn vui với Hóa.

  • @phuongnguyen-lw4yq
    @phuongnguyen-lw4yq16 күн бұрын

    Thầy ơi cho em hỏi công thức cấu tạo của geraniol khi nào là đồng phân cis khi nào là đồng phân tras ạ Cảm ơn thầy nhiều

  • @HocHoaTT
    @HocHoaTT16 күн бұрын

    Bạn xem ở đây: chemjoy-tt.blogspot.com/2024/07/huong-thom-cua-hoa-hong-nam-2011.html Hãy share để có thể giúp được những bạn khác đến cùng vui với Hoá!

  • @phuongnguyen-lw4yq
    @phuongnguyen-lw4yq15 күн бұрын

    Dạ em cảm ơn thầy nhiều ạ

  • @tvtsp2138
    @tvtsp213818 күн бұрын

    thầy ơi cho e hỏi: ammonia có sử dụng làm 1. chất chống khuẩn trong thực phẩm 2. dung môi và thuốc tẩy không ạ? e cảm ơn thầy!

  • @HocHoaTT
    @HocHoaTT14 күн бұрын

    Bạn có thể tự tìm câu trả lời được mà. Chúc luôn vui với Hóa.

  • @loannguyenthi8338
    @loannguyenthi833818 күн бұрын

    cảm ơn video của thầy rất nhiều ạ

  • @HocHoaTT
    @HocHoaTT14 күн бұрын

    Vui vì bạn thấy có ích. Chúc luôn vui với Hóa.

  • @user-mt6sw7fd1y
    @user-mt6sw7fd1y18 күн бұрын

    Thầy làm tiếp bài giảng về Maltose và saccaride. Rồi bài giảng về cellulose và tinh bột đi ạ

  • @HocHoaTT
    @HocHoaTT18 күн бұрын

    Bạn chờ xem nhé. Tôi làm video chậm lắm do khả năng có hạn. Chúc luôn vui với Hóa.

  • @KHAISÁNGVIỆNGIÁODỤC
    @KHAISÁNGVIỆNGIÁODỤC18 күн бұрын

    tôi muốn mua bài dạy PPT hóa 11.

  • @HocHoaTT
    @HocHoaTT18 күн бұрын

    Một đề nghị bất ngờ. Hãy liên hệ email [email protected]

  • @hienang3634
    @hienang363418 күн бұрын

    Em rất ngạc nhiên khi xem phần giới thiệu về thầy, em không nghĩ thầy đã trải qua hành trình dài như thế ạ. Em rất khâm phục tài năng của thầy. Khi xem bài giảng của thầy, em học được nhiều điều, không chỉ là kiến thức mà còn là CNTT, ý tưởng trình bày sáng tạo, giọng điệu bài giảng, sự điềm đạc khi trình bày vấn đề. Em kính chúc thầy thật nhiều sức khỏe ạ.

  • @HocHoaTT
    @HocHoaTT18 күн бұрын

    Vui vì em thấy có ích. Chúc luôn vui với Hóa.

  • @HungNguyen-bj4nl
    @HungNguyen-bj4nl18 күн бұрын

    thưa thầy, Ví dụ về mỡ ăn là dầu cá, sao e thấy trên 1 số sản phẩm omega 3 ghi chiết xuất từ dầu cá, thầy có thể nói rõ hơn về vấn đề này không ạ?

  • @HocHoaTT
    @HocHoaTT18 күн бұрын

    Đúng như vậy. Dầu cá có hai acid béo omega-3 rất cần thiết cho cơ thể nhưng cơ thể lại không tổng hợp được là docosahexaenoic acid (DHA) và eicosapentaenoic acid (EPA) đã đề cập trong bài giảng. DHA , EPA, cùng với ALA (α-linolenic acid) thường được gọi chung là omega-3 trong các sản phẩm thương mại. Chúc luôn vui với Hóa.

  • @HungNguyen-bj4nl
    @HungNguyen-bj4nl4 күн бұрын

    @@HocHoaTT em cám ơn thầy. Ngoài ra em có 1 câu hỏi thêm, với các CTHH có 2 nối đôi C=C trong mạch chính, thì dạng cis trans sẽ tính như thế nào ạ?

  • @bm295
    @bm29519 күн бұрын

    Con xem video này lại nhớ lại buổi Orientation của Thầy về cách học Hóa khi con bước chân vào lớp 10CH ở Lê Hồng Phong năm 2002. Con kính chúc Thầy luôn mạnh khỏe để truyền niềm yêu thích học tập cho các thế hệ kế tiếp!

  • @HocHoaTT
    @HocHoaTT18 күн бұрын

    Cảm ơn vì còn nhớ đến những ngày tháng đã xa xưa ấy. Cũng đã gần một phần tư thế kỷ rồi còn gì... Chúc con luôn vui.

  • @user-wp2gb2uj9b
    @user-wp2gb2uj9b19 күн бұрын

    Trước tiên em vô cùng cảm ơn thầy vì bài giảng quá chất lượng và đậm chất chuyên môn, với sự chi tiết và các vấn đề bàn thêm không thua gì các giáo trình cơ sở hữu cơ ở bậc đại học viết. Tuy nhiên em có 2 thắc mắc mong được thầy giải đáp ạ: 1. Giải thích lí do tại sao dù cùng là hexose giống glucose nhưng fructose lại tồn tại chủ yếu ở dạng vòng 5 cạnh chứ không phải vòng 6? 2. Tại sao các phản ứng mở vòng/ đóng vòng của phân tử đường lại xảy ra ở -OH gắn với C5 mà không phải là C khác? Em cám ơn thầy, chúc thầy sức khỏe ạ.

  • @HocHoaTT
    @HocHoaTT18 күн бұрын

    1. Phát biểu *_fructose tồn tại chủ yếu ở vòng 5 cạnh_* là không ổn đâu. Fructose cũng có vòng 6, fructopyranose, ở cả hai dạng α- và β-, thậm chí với tổng tỉ lệ ở cân bằng lên đến ~72% trong dung dịch ở phòng thí nghiệm, nhưng "kém phổ biến" như tôi đã nêu trong bài giảng. Lý do là trong hầu hết các quá trình sinh học thì dạng tham gia chủ yếu là β-furanose (vòng 5) của D-fructose. Bạn cũng có thể đọc điều này trong phần mô tả (description) của video này. 2. Điều này đã được giải thích trong phần mô tả (description) của video "Luyện tập về Glucose & Fructose (Monosaccharides)" tại đây: kzread.info/dash/bejne/c2ukk69tpdK0gLA.htmlsi=ku9aFRDxbWbPDGnh

  • @HungNguyen-bj4nl
    @HungNguyen-bj4nl19 күн бұрын

    thưa Thầy, Vẽ oleic acid như thế nào ạ? e cứ bị quay thành [H2C]7H3C ạ

  • @HocHoaTT
    @HocHoaTT18 күн бұрын

    Không rõ vì sao bạn hỏi vậy? Ý là bạn muốn vẽ như thế nào? nếu chỉ là CH₃[CH₂]₇... thì cần gì ChemSketch? Chúc luôn vui với Hóa.

  • @user-fe6rq7mu1c
    @user-fe6rq7mu1c21 күн бұрын

    Bài giảng của thầy rất hay ạ, đi sâu làm rõ bản chất, luôn là cách dạy mà em tìm kiếm. Cảm ơn thầy nhiều ạ, chúc thầy nhiều sức khỏe và luôn nhiệt huyết!

  • @HocHoaTT
    @HocHoaTT20 күн бұрын

    Cảm ơn bạn. Vui vì bạn thấy có ích. Chúc luôn vui với Hóa.

  • @VuNguyen-zn9bn
    @VuNguyen-zn9bn21 күн бұрын

    Em cảm ơn thầy vì bài học siêu bổ ích này ạ. Nhân tiện em có một câu hỏi nhỏ là các ester như isopropyl acetate hay sec-butyl propionate thì có được gọi là mạch carbon phân nhánh không ạ?

  • @HocHoaTT
    @HocHoaTT20 күн бұрын

    Bạn xem ở đây: chemjoy-tt.blogspot.com/2024/07/phan-nhanh-khong-phan-nhanh-co-mot-cau.html

  • @VuNguyen-zn9bn
    @VuNguyen-zn9bn20 күн бұрын

    @@HocHoaTT Em cảm ơn câu trả lời của thầy ạ!

  • @phuonglamnguyen2040
    @phuonglamnguyen204017 күн бұрын

    Rất biết ơn thầy ạ.

  • @NamNguyễn-c5h
    @NamNguyễn-c5h21 күн бұрын

    Thầy ơi em có 2 câu hỏi ạ. 1)Vì sao HSO4- lại là chất điện li mạnh, phân ly có 1 chiều vậy ạ 2) Vì sao HSO4- không phản ứng với nước giống như HCO3 vậy ạ. Em xin cảm ơn ạ.

  • @HocHoaTT
    @HocHoaTT20 күн бұрын

    1) Cứ theo định nghĩa thôi. Ka của HSO₄⁻ ≈ 10⁻² ≫ Ka của HCO₃⁻ ≈ 10⁻¹¹ (lớn hơn khoảng một tỉ lần!). Vậy là rõ rồi. 2) Như đã nêu trên (và đọc thêm phần lý thuyết trong bài giảng). Hãy xem chậm và kỹ bài giảng sẽ giúp ích hơn cho bạn. Bạn đã xem video về cách học Hóa ở đây: kzread.info/dash/bejne/fp9qp5OBprGwoMY.html chưa? Chúc luôn vui với Hóa.

  • @truongphambuu4181
    @truongphambuu418121 күн бұрын

    Dạ thầy cho con hỏi là tại sao trong dung dịch thì tỉ lệ tồn tại của beta-Glucose lớn hơn nhưng khi cho phản ứng với methanol tạo ra Methyl glucose thì tỉ lệ tồn tại của alpha-methyl glucoside lại cao hơn ạ? Mong thầy giải đáp ạ. Con cảm ơn ạ.

  • @HocHoaTT
    @HocHoaTT20 күн бұрын

    Tôi đã muốn tránh không đề cập đến điều này, do câu hỏi đã có trong một đề thi học sinh giỏi cũ với đáp án hơi bị chủ quan, mà tôi không muốn bàn luận thêm. Để cân nhắc xem nên trả lời thế nào, trước hết bạn cho tôi biết ba điều sau: (1) bạn là người dạy hay người học, (2) câu hỏi này bạn đọc được từ đâu, và (3) lý do giải thích kết quả trên bạn đọc được là gì, giống hay khác đáp án gốc? Cần biết như thế, vì câu trả lời của tôi, nếu có, sẽ là một bài viết khá dài và không thích hợp với chương trình phổ thông hiện hành, nghĩa là nó sẽ lan man lắm lắm... Chúc luôn vui với Hóa.

  • @truongphambuu4181
    @truongphambuu418120 күн бұрын

    ​@HocHoaTT Dạ con xin trả lời những câu hỏi của thầy ạ 1. Con là người học ạ 2. Thật ra thì câu hỏi gốc mà con gặp không phải như thế mà là một câu hỏi dạng nhận biết thông hiểu trong sbt Cánh Diều 12 với nội dung là "Sản phẩm chính khi cho khí hydrogen chloride vào glucose trong methanol là" thôi ạ. Con chọn đáp án là hỗn hợp giữa alpha và beta glucoside ạ. Con là một học sinh học khá bình thường nhưng mà đang có định hướng vào ngành hóa nên cũng có tìm tòi và học những kiến thức nâng cao nên dù đề bài và yêu cầu cần đạt là tới đó thôi nhưng con hơi tò mò chất nào là sản phẩm chính ạ. Do trước đó có xem bài giảng của thầy nên con nhớ rõ là tỷ lệ tồn tại của beta glucose cao hơn alpha glucose khá nhiều nên khá chủ quan ạ, nhưng sau khi tìm hiểu thì khá bất ngờ vì kết quả ngược lại và con cũng thử hỏi giáo viên nhưng thầy ấy không rõ lắm ạ. Nếu thầy giải đáp được thì con cảm ơn ạ! 3. Thực sự mà nói thì con không tìm được đề học sinh giỏi cũ cũng như đáp án gốc mà thầy đề cập ạ. Con cũng thử tìm kiếm bằng tiếng Việt nhưng có lẽ do chưa biết cách tìm nên không thấy có trang nào giải đáp ạ. Nhưng con có đọc trên blog của thầy thì thấy thầy có lấy những tài liệu và dẫn chứng tiếng Anh ạ. Tiếng Anh của con khá ổn nên con cũng thử tìm xem và tìm được 1 trang là Chemistry LibreTexts ạ. Họ có đề cập đến nguyên nhân là do hiệu ứng Anomeric ạ. Trên đây là những câu trả lời của con ạ. Mong thầy đọc và nếu được mong thầy giải đáp giúp con ạ! Com cảm ơn ạ!

  • @HocHoaTT
    @HocHoaTT19 күн бұрын

    Vậy thì cho đến khi có thời gian để viết một bài tương đối đầy đủ, tôi vắn tắt thế này nhé: 1. Như đã nêu trong bài học, glucose khi tạo hemiacetal vòng có thể cho 2 đồng phân là α- và β-glucose. Nói chi tiết hơn thì 2 đồng phân này được gọi là anomer (hay là thượng phân). 2. Cũng như đã nêu trong bài "Luyện tập về Glucose & Fructose", đồng phân β-glucose bền hơn do tất cả các nhóm thế cồng kềnh đều ở vị trí xích đạo (kzread.info/dash/bejne/c2ukk69tpdK0gLA.html ) 3. Ta hay nói đến "luật lệ", nghĩa là có "luật", thì cũng có thể có "lệ", nghĩa là ngoại lệ. Trong trường hợp này là "Hiệu ứng anomer", khi có một số trường hợp nhóm thế cồng kềnh lại bền hơn khi ở vị trí trục, hay là liên kết bằng liên kết trục. Ví dụ như methyl α-glucoside (nhóm methoxy CH₃-O- ở vị trí trục) lại bền hơn (chiếm 66%) so với methyl β-glucoside (nhóm methoxy CH₃-O- ở vị trí xích đạo) chỉ chiếm 33%. 4. Điều bất thường này (ngoại lệ) được giải thích bằng hiệu ứng anomer, trong đó người ta cho là có sự xen phủ giữa orbital chứa 2e hóa trị riêng của oxygen trên vòng với orbital σ* trống có trục song song ở C1 khi nhóm -OCH₃ ở vị trí trục. Bên cạnh đó, cũng có thể bổ sung bằng moment lưỡng cực của 2 anomer khác hẳn nhau,... Thật là khó hiểu, đúng không? Một khái niệm khó, lại không thể vẽ hình ở đây. Đành chờ xem ở blog sau vậy. Chúc luôn vui với Hóa (tuy ở đây có vẻ không vui chút nào!).

  • @truongphambuu4181
    @truongphambuu418119 күн бұрын

    @@HocHoaTT Dạ con cảm ơn thầy ạ. Con cũng đã có tìm hiểu sơ qua và bây giờ đọc được phản hồi của thầy thì con đã rõ hơn một tí rồi ạ. Tuy vẫn chưa nắm rõ và hiểu được nhưng trong quá trình tìm hiểu và đọc phản hồi của thầy thì con cảm thấy rất vui vì những kiến thức mới ạ. Thật sự con rất mong chờ được đọc blog của thầy về vấn đề này để dễ mường tượng và hiểu rõ hơn ạ. Cuối cùng thì dù đây là một khái niệm khá khó hiểu và con cũng chỉ mới bắt đầu mày mò gần đây nhưng con vẫn cảm thấy rất vui khi được học Hóa ạ! Con cảm ơn thầy nhiều ạ! Con rất mong được đọc blog của thầy ạ!

  • @hades3856
    @hades385622 күн бұрын

    Dạ Thầy ơi, Thầy nói carbohydrate là polyhydroxycarbonyl là áp dụng vs mọi carb hay sao ạ, vì em thấy saccharose ko có nhóm carbonyl. hay chúng ta chỉ xét tới các monomer cấu tạo nên các phân tử đường ấy

  • @HocHoaTT
    @HocHoaTT20 күн бұрын

    Trước hết, cần nói rõ là không phải "tôi", mà là các sách giáo khoa hiện hành viết như thế, các sách về hóa học được chương trình trích dẫn cũng viết như thế (ví dụ: Organic Chemistry, David Klein, 4e, trang 1154, hoặc Organic Chemistry, Solomons, Fryhle Snyder, 2019 e, trang 811, ...). Nếu bạn xem kỹ lại sẽ thấy cách nói đó không bao gồm tất cả mà chỉ đề cập chủ yếu đến phần cơ bản mà thôi, từ khái niệm triose đến octose. Chúc luôn vui với Hóa.

  • @thucvuinh6537
    @thucvuinh653722 күн бұрын

    cảm ơn thầy, ngày nào em cũng vào đợi video của thầy, có thể tham khảo thêm các bài tập nước ngoài đặc biệt là các bài tập có biểu đồ thực nghiệm như thầy đã dẫn chứng ở trang nào thưa thầy, mong thầy chia sẻ ạ. Chúc thầy nhiều sức khỏe ạ.

  • @HocHoaTT
    @HocHoaTT20 күн бұрын

    Cảm ơn bạn vì giúp được chút gì. Có thể khi nào đó thuận tiện tôi sẽ có một trao đổi chi tiết về cách làm việc của tôi. Hiện thì thời gian rất eo hẹp nên không thể trả lời những chi tiết như vậy. Chúc luôn vui với Hóa.

  • @quoccuongnguyen7740
    @quoccuongnguyen774022 күн бұрын

    Làm cách nào để giải thích dạng vòng beta-fructose bền hơn alpha- fructose vậy Thầy?

  • @HocHoaTT
    @HocHoaTT20 күн бұрын

    Với chương trình phổ thông thì điều này không cần thiết đâu. Chúc luôn vui với Hóa.

  • @quoccuongnguyen7740
    @quoccuongnguyen774019 күн бұрын

    @@HocHoaTT em có đọc một bài báo khoa học có nói, thật ra vòng 6 cạnh dạng beta của fructose mới là dạng tồn tại chủ yếu (72%). Điều này có chính xác k Thầy?

  • @HocHoaTT
    @HocHoaTT19 күн бұрын

    Trong cuốn Organic Chemistry (Klein, 4e. 2021) trang 1166 ghi thế này: _Khi D-fructose tan trong nước, người ta thấy nồng độ ở cân bằng gồm 70% β-pyranose (vòng 6 β), 2% α-pyranose (vòng 6 α), 23% β-furanose (vòng 5 β), 5% α-furanose (vòng 5 α), and 0.7% open chain (mạch hở). Dù vòng 6 β chiếm ưu thế tại cân bằng trong phòng thí nghiệm, song chính là dạng vòng 5 β của D-fructose mới tham gia hầu hết các quá trình sinh hóa._ Đó là lý do vì sao người ta không đề cập nhiều đến dạng vòng 6 của fructose. Lại một lần nữa, hóa học là khoa học thực nghiệm nên các nghiên cứu tập trung nhiều hơn vào những mảng quan trọng, cần thiết, chứ không nghiên cứu chỉ để nghiên cứu mà thôi (vì chẳng ai trả tiền cả). Vì thế mà các chương trình hóa học, kể cả đại học, chỉ đề cập đến glucopyranose và fructofuranose là vì lý do đó. Đến đây thôi nhé. Có lẽ sau này ta sẽ không bàn luận gì thêm về những chi tiết không cần thiết như thế này nữa, do những hạn chế của tôi, cả về kiến thức lẫn thời gian. Chúc luôn vui với Hóa.

  • @quoccuongnguyen7740
    @quoccuongnguyen774019 күн бұрын

    @@HocHoaTT em cảm ơn Thầy, phiền Thầy quá, em sẽ rút kinh nghiệm ạ

  • @minhhoangluong6741
    @minhhoangluong674122 күн бұрын

    Thầy ơi mô hình lượng tử của BF3 e nghe là ppf đúng không ạ? Em thấy trong một số đáp án của các đề thi học sinh giỏi thành phố vẫn chấp nhận là F cho B 2e nên e k bt đáp án ntn là đúng ạ. Mong thầy giải đáp e cám ơn!

  • @HocHoaTT
    @HocHoaTT20 күн бұрын

    Bạn xem ở đây: chemjoy-tt.blogspot.com/2024/07/ket-trong-bf-trong-video-bai-giang-toi.html Chúc luôn vui với Hóa.

  • @linhnhle988
    @linhnhle98822 күн бұрын

    dạ cám ơn thầy về bài giảng quá hay. Xin thầy giải đáp cho e thắc mắc nhỏ về phản ứng của nhóm -OH hemiacetal của fructose, vì sao trong 3 bộ sách giáo khoa đều chỉ đề cập đến phản ứng này của glucose mà k nhắc gì tới fructose dễ gây hiểu nhầm là fructose không phản ứng ạ ?

  • @HocHoaTT
    @HocHoaTT22 күн бұрын

    Lý do có đề cập hay không thì bạn phải hỏi các tác giả. Theo tôi, có thể vì không cần thiết nên không đề cập chăng? Trong bài giảng, tôi có nhắc đến rồi: kzread.info/dash/bejne/nGSZu5Kfl7qyZtI.html Chúc luôn vui với Hóa.