Đạo Ca 1 - Pháp Thân - Phạm Duy

Музыка

Thu âm: Adobe Audition - Video clip: Proshow Producer
Nhạc Nền: @ • [Karaoke Tone Nữ] ĐẠO ...
"Ðạo ca là thơ của Phạm Thiên Thư, một thầy tu kiêm thi sĩ (hoặc thi sĩ đội lốt thầy tu) do Phạm Duy phổ nhạc. Chữ "Ðạo" không có nghĩa là tôn giáo, mà có nghĩa là con đường. Tuy nhiên Ðạo không phải chỉ có nghĩa là con đường của Lão. Ý nghĩa chữ Ðạo đã rõ ràng trong toàn thể mười bài Ðạo Ca và thâu tóm trong bài một : Mình với ta tuy hai mà một, thì tại sao lại còn phân biệt Lão với Phật hay với gì khác?
Ðạo Ca cũng không phải là một bài học triết lý. Ðã rất nhiều tác phẩm văn học nói về những ý tưởng trong Ðạo Ca một cách sâu sắc hơn. Cái đặc biệt của Ðạo Ca là sự cộng tác mật thiết giữa hai tác giả, đưa đến một sự đồng nhất chưa từng có giữa thơ và nhạc.
Về nhạc lý, điểm đặc sắc nhất của Ðạo Ca là trong vài bài, nhạc sĩ đã xây dựng toàn bản nhạc căn cứ từ hòa âm (harmony) chứ không phải là từ sự ngân nga câu thơ như lối làm nhạc của hầu hết các nhạc sĩ VN, ngày xưa cũng như bây giờ.
Xưa em làm kiếp chim, chết mục trên đường nhỏ
Motif chính : Si si la do si,sol mi sol re mib
Anh làm cội băng mai, để tang em, chờ mấy thuở...
Ðạo Ca 1 có thêm phụ đề là Giữa thành vách sương mù, kể chuyện một người đi tìm chân lý, để thoát ra khỏi đám sương mù tối ám. Chân lý có thể ở rất gần ta nhưng ta không thấy. Bài ca khởi đầu ở G trưởng, nhưng ngay cuối câu đầu đã xuất hiện nốt E giảm nghe là lạ - giọng C thứ chăng? Trở lại G trưởng, nhưng rồi lại hiện ra một cung B giảm không thuộc giọng trưởng. Câu nhạc nghe khúc khuỷu, lần mò, nhiều lần như muốn đổi mà lại trở về chỗ cũ, chân lý như sát gần nhưng rồi lại xa vời:
Xưa em làm kiếp lá, rụng xuống lòng suối thu
Anh làm mưa tháng bẩy, đôi hàng lệ ướt tương tư...
@ @phamduy.com/en/van-nghien-cuu...

Пікірлер: 1

  • @xuandieuhuynh4002
    @xuandieuhuynh4002Ай бұрын

    Quá tuyệt vời

Келесі