Điều trị mụn đầu đen | Bác Sĩ Của Bạn || 2023

Điều trị mụn đầu đen | Bác Sĩ Của Bạn || 2023
Hãy cùng Bác Sĩ Của Bạn tìm hiểu cách điều trị mụn đầu đen
Mụn đầu đen là nỗi ác mộng của nhiều người vì chúng khiến làn da vùng mặt, lưng, ngực, cổ,... kém tươi tắn, mịn màng. Không chỉ vậy, mụn đầu đen còn dễ tiến triển thành mụn bọc hoặc mụn mủ, gây ảnh hưởng nặng nề tới vẻ đẹp làn da.
2. Nguyên nhân gây mụn đầu đen
Những nguyên nhân thường gặp gây mụn đầu đen gồm:
• Tuyến bã nhờn hoạt động mạnh: Tuyến bã nhờn hoạt động nhiều, sản xuất nhiều bã nhờn sẽ gây bít tắc lỗ chân lông. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ, bã nhờn, tế bào chết và vi khuẩn trong lỗ chân lông sẽ dần trở nên khô cứng và sau nhiều ngày tiếp xúc với không khí sẽ hình thành các nốt mụn đầu đen;
• Chế độ ăn uống không phù hợp: Việc thường xuyên sử dụng thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng hoặc uống nước ngọt, cà phê, bia, rượu,... dễ khiến da nổi mụn đầu đen vì các tác nhân trên sẽ kích thích tuyến bã nhờn tăng cường hoạt động và cản trở quá trình điều trị mụn;
• Không uống đủ nước: Nước đóng vai trò quan trọng trong việc đào thải các chất cặn bã khỏi cơ thể, giúp làn da sạch sẽ, tươi tắn và khỏe mạnh hơn. Nếu cơ thể không được bổ sung đủ lượng nước cần thiết thì sẽ tích tụ độc tố trong cơ thể và làn da sẽ dễ xuất hiện mụn đầu đen;
• Lối sống không khoa học: Mất cân bằng nội tiết do căng thẳng, bận rộn, ăn ngủ không điều độ, ảnh hưởng của chu kỳ kinh nguyệt; tiết mồ hôi nhiều, môi trường sống ô nhiễm, độ ẩm cao; không chú ý vệ sinh da cẩn thận,... là những nguyên nhân gây mụn đầu đen;
• Tự ý dùng thuốc không qua tư vấn: Việc lạm dụng mỹ phẩm chăm sóc da chứa lithium, corticoid; tự ý uống thuốc ngừa thai chứa androgen, thuốc chống động kinh không được bác sĩ chỉ định có thể khiến da tăng tiết bã nhờn, hình thành mụn đầu đen.
3. Biện pháp trị mụn đầu đen
Mụn đầu đen tuy không gây đau nhức như mụn bọc nhưng lại làm bề mặt da kém mịn màng, thô ráp, sần sùi, lỗ chân lông giãn to và da nhanh lão hóa. Hơn thế, mụn đầu đen thường khó loại bỏ, dễ tái đi tái lại nhiều lần và việc điều trị sai cách, tự nặn mụn có thể làm tình trạng mụn nặng hơn, dễ gây viêm nhiễm thành mụn bọc, mụn mủ.
Để điều trị mụn đầu đen hiệu quả, người dùng có thể tham khảo các phương pháp sau:
3.1 Dùng mỹ phẩm, serum trị mụn đầu đen
Trên thị trường hiện có nhiều sản phẩm có công dụng trị mụn đầu đen, thu nhỏ lỗ chân lông. Tuy nhiên, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc nên mỗi người cần phải sáng suốt lựa chọn cho mình sản phẩm tốt, phù hợp với da.
3.2 Áp dụng các mẹo trị mụn đầu đen tại nhà
Người dùng có thể tận dụng các nguyên liệu sẵn có trong nhà sau đây để trị mụn đầu đen:
• Kem đánh răng: Đầu tiên, chuẩn bị một tuýp kem đánh răng và một chiếc bàn chải lông mềm. Khi thực hiện, người dùng cần rửa mặt thật sạch với nước ấm, lấy một chút kem đánh răng ra bàn chải rồi chà nhẹ lên vùng da bị mụn đầu đen khoảng 2 - 3 phút và giữ nguyên trong khoảng 10 - 15 phút. Cuối cùng, rửa mặt lại với nước. Tuy nhiên, người dùng cần chú ý chỉ nên thực hiện phương pháp này 1 - 2 lần/tuần vì sử dụng kem đánh răng trong thời gian dài có thể làm da mỏng, khô và dễ bắt nắng;
• Mật ong: Người dùng cần làm ấm mật ong nguyên chất trong vòng vài phút rồi thoa đều mật ong ấm lên vùng da có mụn đầu đen. Sau khoảng 10 phút, người dùng cần rửa lại thật sạch với nước ấm. Mật ong có khả năng khử trùng, chống oxy hóa, giúp trị mụn đầu đen, làm se khít lỗ chân lông, tăng cường hiệu quả dưỡng ẩm, giúp da mịn màng và trắng sáng;
• Baking soda: Người dùng cần pha baking soda với nước theo tỷ lệ 1:1, khuấy đều rồi chà lên mũi hoặc các vùng da bị mụn đầu đen khác, để khô trong 15 phút rồi rửa sạch lại bằng nước ấm. Tuy nhiên, những người sở hữu làn da nhạy cảm không nên dùng baking soda vì nguyên liệu này dễ gây kích ứng da;
• Trứng gà: Cần chuẩn bị một quả trứng gà, một chiếc bát và một miếng vải mềm. Khi thực hiện, người dùng tách lấy lòng trắng trứng, nhúng miếng vải sạch vào lòng trắng trứng rồi thoa đều lên vùng da bị mụn, nằm thư giãn khoảng 10 - 15 phút trước khi rửa mặt lại với nước sạch. Phương pháp này vừa có công dụng trị mụn đầu đen vừa giúp làm sáng da hiệu quả.
3.3 Sử dụng thuốc Tây để trị mụn đầu đen
• Trường hợp mụn ở mức độ nhẹ: Bác sĩ thường chỉ định sử dụng thuốc bôi dạng mỡ, dạng kem lên vùng da bị mụn;
• Trường hợp mụn ở mức độ nặng kèm viêm nhiễm: Có thể được chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh bôi ngoài da và thuốc kháng sinh điều trị toàn thân. Thuốc kháng sinh bôi ngoài da gồm: Acid Azelaic, Clindamycin, Benzoyl peroxide, Dapsone, Erythromycin,... có thể phát huy công dụng tại chỗ, giúp tiêu diệt vi khuẩn mụn và tăng sức đề kháng cho da, ngăn ngừa mụn mới hình thành.
Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
© Bản quyền thuộc về Bác Sĩ Của Bạn
© Copyright by Bac Si Cua Ban ☞ Do not Reup
#bacsicuaban #dieutrimundauden #mundauden

Пікірлер: 1

  • Жыл бұрын

    Những thông tin chương trình Bác Sĩ Của Bạn cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.