Hội chứng ngủ rũ | Bác Sĩ Của Bạn || 2023

Hội chứng ngủ rũ | Bác Sĩ Của Bạn || 2023
Hãy cùng Bác Sĩ Của Bạn tìm hiểu hội chứng ngủ rũ
Ngủ rũ là một dạng rối loạn giấc ngủ với nhiều biểu hiện điển hình như buồn ngủ vào ban ngày, ngủ gật thường xuyên, khó tỉnh táo... Chứng bệnh ngủ rũ là tình trạng nhiều người gặp phải, điều này gây ra rất nhiều phiền toái cũng như tác động xấu đến cuộc sống của người bệnh. Nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, ngủ rũ ra tác động không tốt đến thần kinh nói chung.
1. Chứng ngủ rũ là gì?
Chứng ngủ rũ là điển hình cho một dạng rối loạn thần kinh ảnh hưởng đến sự kiểm soát giấc ngủ và sự tỉnh táo của con người. Những người bị chứng ngủ rũ thường rơi vào tình trạng buồn ngủ quá mức vào ban ngày, các cơn ngủ đến không thể kiểm soát được. Đặc biệt là các cơn ngủ này có thể xảy ra ở bất cứ lúc nào, trong bất kỳ hoạt động nào trong ngày.
Có hai loại ngủ rũ là ngủ rũ với sự tê liệt nhất thời và ngủ rũ không có sự tê liệt nhất thời. Thực tế thống kê cho thấy, chứng ngủ rũ không quá phổ biến và thường bắt đầu trong độ tuổi từ 10- 25 tuổi.
2. Triệu chứng, biểu hiện của chứng ngủ rũ
Ngủ nhiều vào ban ngày: người mắc chứng ngủ rũ có thể ngủ bất cứ lúc nào, bất kỳ nơi đâu, không đoán trước được. Tình trạng ngủ nhiều vào ban ngày gây nhiều rắc rối cho người bệnh, khiến không thể tập trung làm việc hiệu quả. Người bệnh có thể tự nhiên rơi vào giấc ngủ khi đang làm việc, hay đang nói chuyện với bạn bè.
Đột ngột mất trương lực cơ: biểu hiện là các thay đổi về mặt thể chất, từ nói lắp đến yếu dần hoàn toàn các cơ, tình trạng kéo dài vài giây tới vài phút tùy vào tình trạng. Khi mất trương lực cơ không thể kiểm soát và được kích hoạt bởi những cảm xúc mãnh liệt, các cảm xúc tích cực như cười đùa quá khích, thi thoảng là sợ hãi, bất ngờ hoặc giận dữ. Người mắc chứng ngủ rũ bị mất trương lực cơ chỉ 1 hoặc 2 lần trong 1 năm, cũng có khi bị mất trương lực cơ trong một ngày. Tuy nhiên không phải ai bị ngủ rũ cũng đều mất trương lực cơ.
Bóng đè: là tình trạng liệt tạm thời xảy ra trong giấc ngủ, mắt chuyển động nhanh. Người mắc chứng ngủ rũ thường bị mất tạm thời khả năng di chuyển trong lúc ngủ, nói mớ trong lúc ngủ, lúc mới dậy. Tình trạng này diễn ra trong thời gian ngắn, vài giây hoặc vài phút nhưng lại khiến người bệnh rất sợ.
Ảo giác: các ảo giác mà người bệnh ngủ rũ gặp phải gọi là ảo giác lúc ngủ nếu chúng xảy ra khi ngủ, ảo giác lúc thức nếu chúng xuất hiện khi người bệnh đang thức. Tình trạng này có thể rất rõ ràng và đáng sợ vì phải trải nghiệm giấc mơ của mình như thật.
Ngoài ra, người bệnh ngủ rũ còn có các biểu hiện, đặc điểm khác như ngưng thở khi ngủ, lúc mới bắt đầu ngủ hoặc ngưng thở khi ngủ suốt đêm. Hội chứng chân không yên, mất ngủ, thực hiện giấc mơ của họ bằng cách đập tay, đã chân, la hét ... là biểu hiện của chứng ngủ rũ.
3. Nguyên nhân của chứng ngủ rũ
Các bác sĩ cho biết ngủ rũ thường do sự mất cân bằng hóa học trong não gây ra. Hầu hết các trường hợp người bị ngủ rũ có mức hypocretin thấp, một chất dẫn truyền thần kinh thúc đẩy sự tỉnh táo. Một số trường hợp hiếm hoi, ngủ rũ có thể do khiếm khuyết di truyền gây ra, ngăn cản sự sản xuất hypocretin bình thường.
Với chứng ngủ rũ tê liệt nhất thời, các bác sĩ cho rằng sự mất các tế bào não sản xuất hypocretin do một rối loạn tự miễn dịch. Khi bị rối loạn miễn dịch, các mô tế bào khỏe mạnh sẽ bị tấn công, ảnh hưởng khá nhiều đến sức khỏe.
Một số trường hợp hiếm hoi của ngủ rũ có thể là hậu quả của chấn thương các bộ phận ở não điều chỉnh giấc ngủ chuyển động mắt nhanh, các khối u não hoặc các quá trình bệnh khác xảy ra trong cùng khu vực não.
Các nguyên nhân như nhiễm trùng, tiếp xúc với độc tố, căng thẳng, thay đổi nội tiết tố, thay đổi lịch trình ngủ cũng có thể gây ra chứng ngủ rũ.
4. Tác hại của bệnh ngủ rũ
Chứng ngủ rũ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người bệnh nếu không được điều trị đúng cách, kịp thời. Có thể nói đến các tác hại điển hình của chứng ngủ rũ như:
• Gây sự hiểu lầm: người bị ngủ rũ sẽ bị hiểu lầm về nhân cách như biểu hiện của sự lười biếng, mất tập trung, khó tập trung khi làm việc không hiệu quả
• Ảnh hưởng đến các mối quan hệ: tình trạng ngủ nhiều ban ngày có thể làm giảm ham muốn tình dục, bất lực hoặc ngủ quên khi đang quan hệ gây xấu cho quan hệ tình cảm. Các cảm xúc mãnh liệt, giận dữ hoặc hạnh phúc có thể kích hoạt không đúng lúc, một vài triệu chứng như mất trương lực cơ làm ảnh hưởng đến quan hệ với những người khác.
• Gây hại cho thể chất: các cơn ngủ rũ có thể ảnh hưởng đến khi đang lái xe hoặc bị đứt tay... khi đang thực hiện các hành động nấu ăn mà rơi vào trạng thái ngủ rũ
• Béo phì: người mắc bệnh ngủ rũ có xu hướng thừa cân, số cân nặng tăng lên có thể liên quan đến thuốc, sự thụ động, ăn nhiều, giảm hypocretin hoặc tất cả các yếu tố này kết hợp lại.
Những thông tin chương trình Bác Sĩ Của Bạn cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế.
© Bản quyền thuộc về Bác Sĩ Của Bạn
© Copyright by Bac Si Cua Ban ☞ Do not Reup
#bacsicuaban #hoichungnguru #chungngurulagi

Пікірлер: 1

  • Жыл бұрын

    Những thông tin chương trình Bác Sĩ Của Bạn cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Келесі