Đại Ngã Là Gì? | Triết Học Tập 8

Đăng ký kênh: / @daokhaoco
Xem playlist đầy đủ: • Triết Học | Mùa 1: Bản...
Ở tập trước chúng ta đã tìm hiểu về triết học phương Đông. Cụ thể hơn là một phần triết học phương Đông từ kinh Vệ Đà. Trong đó ghi nhận những nỗ lực đầu tiên của con người để tìm hiểu về thực tại. Kinh Vệ Đà đặt ra một câu hỏi cơ bản và quan trọng cho triết học phương Đông. Câu hỏi đó là: Bản chất của thực tại nền tảng là gì mà làm cho mọi thứ chúng ta nhận thức phát sinh? Ở tập này chúng ta sẽ tiếp tục đào sâu hơn, khai thác nhiều khía cạnh hơn về thực tại nền tảng. Để tìm câu trả lời cho câu hỏi trên. Thông qua kinh điển Áo Nghĩa Thư. Trong tập này cũng có 3 câu chuyện về giữa người cha và người con và 1 câu chuyện của giáo sĩ Bramin giải thích về linh hồn và thân thể qua đó chúng ta cũng sẽ sáng tỏ về bản chất của thực tại. Bây giờ mình xin mời các bạn cùng xem video.
0:00 Giới Thiệu
2:06 Kinh Điển Áo Nghĩa Thư
8:38 Khám Phá Của Áo Nghĩa Thư
12:10 Liên Hệ Giữa Bản Thể Và Hiện Tượng
16:46 Vô Hình Sinh Ra Hữu Hình
18:47 Vô Hình Làm Sao Thấy?
20:50 Đại Ngã Trong Trái Tim

Пікірлер: 19

  • @thanhhiep2334
    @thanhhiep23342 ай бұрын

    đoạn trích này của ad rất hay. những ai đang tìm hiểu bát nhã sẽ nhìn thấy 1 phần kinh văn bát nhã trong này.

  • @draz5388
    @draz538826 күн бұрын

    Tại sao ông cha không giải thích từ đầu mà cho thằng con đi học nơi khác xong về mới dạy Là để cho thằng con nâng cao năng lực, tư duy, trí tuệ, kiến thức, có góc nhìn ở những tư tưởng khác nhau xong về ông mới dạy để thằng con đối chiếu, phân tích, so sánh, phản biện từ đó làm rõ vấn đề hơn và giúp thằng con dễ hiểu hơn. Chứ dạy ngay từ đầu thì nó sẽ chưa có đủ năng lực và bản lĩnh để hiểu. Kiểu triết học nó thế, phải chiêm nghiệm từng trải mới hiểu, còn cái bọn cứ nhét chữ vào mồm người khác, áp đặt buộc họ phải tin những gì bọn nó nói, phải tin theo tư tưởng nhận thức 1 cách cưỡng chế, bắt buộc thì đó là tôn giáo. Đức Phật lúc sắp vào Niết bàn cũng có dặn là tất cả những điều ta nói, những pháp này đã học rồi thì chiêm nghiệm phân tích, phản biện, để làm rõ vấn đề không phải răm rắp nghe theo, còn khi đã học rồi, biết rồi thì quên hết đi, buông bỏ pháp đi như đã qua sông thì k cần mang theo thuyền bè làm gì. Nhưng chúng sinh thì nhu cầu tâm linh mong muốn dựa vào đấng siêu nhiên nào đó và vì năng lực hạn chế không phải ai cũng đủ trí tuệ để hiểu pháp thế là chế thêm rất nhiều lễ nghi thành ra tôn giáo. Nó cũng có cái lợi là dễ tập hợp những người học Phật thành một tổ chức để định hướng phương pháp tu nhưng cái hại nhiều hơn là biến những cái hay của Đức Phật thành thứ nhiệm màu nào đó để cúng bái cầu khẩn mê tín dẫn tới tiếp tục u mê.

  • @lehongan372
    @lehongan372Ай бұрын

    Cái này advaita vedanta có giải thích rõ ràng lun á

  • @thanhbinhngo4758
    @thanhbinhngo47582 ай бұрын

    Tks bạn🎉❤🎉

  • @daokhaoco

    @daokhaoco

    2 ай бұрын

    Dạ cảm ơn Bạn!

  • @hungthvn
    @hungthvn3 ай бұрын

    Tháo trái tim của con người và cho chạy bằng tim nhân tạo thì sẽ có câu trả lời linh hồn nằm trong trái tim hay không. Phật thuyết con người không có link hồn, không có đại hay tiểu ngã , điều này trái ngược với tư tưởng vệ đà.

  • @thanhhiep2334

    @thanhhiep2334

    2 ай бұрын

    mình xin nhắc nhỡ bạn 1 điều. mọi văn tự đều là như vọng. khi được ý phải quên lời.

  • @scorpionor9865
    @scorpionor98655 ай бұрын

    Thuyết duyên khởi counter chặt thuyết đại ngã-tiểu ngã =]]

  • @daokhaoco

    @daokhaoco

    5 ай бұрын

    Dạ mình cũng rất thích khái niệm duyên khởi. Thật ra trong tập này mình cũng mượn nhiều cách giải thích trong khái niệm này, nên chắc bạn cảm thấy quen quen.

  • @scorpionor9865

    @scorpionor9865

    5 ай бұрын

    @@daokhaoco Nếu đặt bản thân vào thời kỳ những giáo lý về tiểu ngã-đại ngã được truyền bá thì rõ ràng sẽ thấy nó rất thú vị và thuyết phục, nếu mình sống thời trước khi có đức Phật thì chắc mình cũng tin vào điều đó thôi. Thế nên khi Phật thuyết "duyên khởi" mới tạo nên một cuộc cách mạng về tư duy, nó rõ ràng hợp logic hơn hẳn cách nhìn đó. "Vô ngã", nhiều người hiểu lầm khái niệm này rằng ta không có cái ngã nên nhầm tưởng đạo Phật phủ nhận sự tồn tại của cái ngã thường biến hay sự tồn tại của ý thức con người, song Vô ngã ở đây chỉ là bác bỏ cái ý niệm Tiểu ngã-Đại ngã mà thôi. PG cho rằng mọi cái ngã, cũng như mọi thứ khác, hình thành do duyên hợp, mà cái gì do duyên hợp thì khi duyên tan, nó sẽ tàn hoại và biến đổi. Cho đến tận ngày nay vẫn không nhiều người thoát được khỏi sự chấp chước vào quan niệm đại ngã-tiểu ngã, dù cho ở nền văn hóa và tôn giáo của họ có dùng từ ngữ khác, song ra chúng cũng không khác nhau là bao.

  • @hoangbaonguyen9339

    @hoangbaonguyen9339

    3 ай бұрын

    vậy là bạn ko tìm hiểu cái cốt tủy của cái khái niệm siêu hình của Vệ Đà rồi. Brahman là 1 từ tiếng Phạn có nghĩa nguyên mẫu là ko thể tiếp cận bằng tất cả hình thức nào kể cả tư duy hay suy ngẫm hay lý luận về nó. Yoga là từ tiếng phạn dễ hiểu nhất chỉ cho việc hợp nhất giữa Jiva và Atman để trở thành 1 Jivatman. Và ko có việc tiểu ngã sẽ trở thành Đại Ngã, tức là ko có việc sẽ có 1 vị Thần tối cao nào đó. Tui nói trên tín ngưỡng ko nói về mặt tôn giáo hag triết học mà nói qua sự trải nghiệm thực tế. Trong kinh điển trước thời Phật họ vẫn công nhận là các vị Thần kể cả Trimuti đều bị chết, nhưng cách họ chết và tái sinh ko giống con người. Giờ nói như Đạo Phật họ nói rằng trước Bà La Môn đã có vị Phật vậy tại sao người Ấn họ lại tu theo các vị Thần, là do người Ấn họ là hậu dụê của thần theo đúng kinh họ để lại. Trong Áo Nghĩa thư đã bắt đầu hình thành những triết luận sâu xa của Vệ Đà đó nó tạo ra trào lưu khám phá và đỉnh cao là thời Phật khi có hơn 60 giáo phái khác nhau lý luận về Vệ Đà hay các kinh sách cổ. Và nếu bạn tìm hiểu hơn về các Purana là các cổ tích thì bạn sẽ thấy Mô Típ là 1 Thái tử hay chuyển luân thánh vương bỏ nhà đi tu ko phải chỉ có mỗi Phật làm như vậy, trước đó có rất nhiều câu chuyện cùng 1 mẫu là Vương Tử và thấy ko hạnh phúc và bỏ nhà đi tu. Mình khẳng định rằng Phật cũng chỉ là 1 Maharishi (1 từ để chỉ những vị tu trong rừng và đạt giải thoát) như những Rishi cổ xưa khác nên mình vẫn chắc rằng điều Phật thuyết ko nằm ngoài Vệ Đà.

  • @scorpionor9865

    @scorpionor9865

    3 ай бұрын

    @@hoangbaonguyen9339 Đó vẫn là siêu hình.

  • @phananhluong1998
    @phananhluong19987 ай бұрын

    Tại sao ở trường không dạy những thứ hay ho này nhỉ ??

  • @datphan2011

    @datphan2011

    7 ай бұрын

    Gdcd cấp 3 có mà Có điều ko chuyên sâu vậy thôi

  • @NguyenLong-nv5jp

    @NguyenLong-nv5jp

    5 ай бұрын

    thầy cố cũng đâu có được đào tạo chuyên sâu , hoặc cũng ko đủ hiểu để truyền đạt

  • @hungthvn

    @hungthvn

    3 ай бұрын

    CN Mác thực tiễn hơn cho công cuộc tiến lên CNXH bạn ah, cho nên các học thuyết triết học khác ko còn chỗ và thời gian để dạy. Hix

  • @phananhluong1998

    @phananhluong1998

    3 ай бұрын

    @@hungthvn xã hội chủ nghĩa 😂🤣

  • @thanhhiep2334
    @thanhhiep23342 ай бұрын

    ad muốn hiểu rõ thêm thì phải bỏ văn tự.

  • @daokhaoco

    @daokhaoco

    2 ай бұрын

    Dạ cảm ơn Bạn!

Келесі