Hội thảo về dị ứng thức ăn, đạm sữa bò ở trẻ em

#vinmec #diungthucan #diungdamsuabo #diung
PGS.TS Lê Thị Minh Hương, Trung tâm Nhi và Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Duy Bộ, Bác sĩ Dị ứng miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City chia sẻ về dị ứng thức ăn, đạm sữa bò ở trẻ em.
Dị ứng thức ăn là phản ứng quá mức của cơ thể đối với một số protein trong thức ăn. Có một vài trẻ có các tỷ lệ dị ứng thức ăn với những protein chứa trong thức ăn mà người bình thường lại không dị ứng. Có 2 loại dị ứng thức ăn:
Phản ứng nhanh: Khi ăn thức ăn thì cơ thể được coi là phản ứng dị ứng quá mức có triệu chứng phản ứng rất nhanh, như sau 5 phút hoặc 2h đồng hồ sau ăn thức ăn đó có phản ứng nôn, mày đay, khò khè, khó thở, triệu chứng nặng là tim mạch, sốc phản vệ.
Phản ứng chậm: Sau khi ăn không thấy có dị ứng ngay mà sau vài giờ các triệu chứng đau bụng, nôn hoặc có các triệu chứng. Vài tuần sau mới phát hiện viêm da cơ địa, táo bón, tiêu chảy, phân nhầy, chậm phát triển thể chất.
Dị ứng thức ăn ngày thường bỏ sót trong chẩn đoán. Dị ứng là một phản ứng quá mức của cơ thể đối với protein trong thức ăn, làm cho các triệu chứng lâm sàng rất đa dạng, tuy nhiên để chẩn đoán dị ứng thức ăn thì chúng ta phải loại trừ một số nguyên nhân có phản ứng giống như dị ứng, ví dụ như bất dung nạp thức ăn ở trẻ, trong những trẻ trước 1 tuổi hay có trường hợp không đủ men Lactase để phân hủy đường lactose trong sữa mẹ hoặc sữa công thức. Khi không đủ men Lactase thì các triệu chứng thường gặp là sôi bụng, tiêu chảy, phân nhầy, quấy khóc và thường chỉ ở đường tiêu hóa chứ không các dị ứng khác kèm theo như mẩn da, khò khè. Khi trẻ dừng ăn, sản phẩm có nhiều đường Lactose trẻ sẽ cải thiện rất nhanh, trong khoảng 3 ngày cho trẻ ăn free lactose thì triệu chứng cải thiện rất nhanh, còn trong dị ứng thì tái đi tái lại ngoài vấn đề nôn, đi ngoài ra, trẻ có các triệu chứng khác như dị ứng ngoài ra, khò khè tái diễn, trường hợp nặng có thể gây sốc phản vệ. Tuy dị ứng không hay thường gặp nhưng lại rất đa dạng và dễ chẩn đoán nhầm về ngộ độc thức ăn.
Khi trẻ sinh ra cần phải cho ăn bằng sữa mẹ, tuy nhiên khi những protein lạ cho trẻ ăn khi hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện, thì hệ miễn dịch đó coi thức ăn lạ đấy là vấn đề lạ với cơ thể để tế bào miễn dịch phản ứng quá mức đối với protein đấy và tế bào miễn dịch đó sẽ sản xuất ra một thành phần gọi là Ige và Ige này bám lên tế bào mast để khi cơ thể ăn thức ăn protein lạ đấy vào lần thứ 2 thì tế bào mast kết hợp với dị nguyên làm giải phóng cytokine và histamin…..hoặc nhiều các chất khác, đặc biệt histamin làm cho các triệu chứng dị ứng phát triển.
Khi cơ thể miễn dịch dị ứng thì phải có 2 pha. Khi trẻ ăn sữa bò, trong lúc mới sinh ra hầu hết tại các bà mẹ sinh xong chưa xuống sữa thì hay cho trẻ ăn sữa bò. Lúc đó, cơ thể trẻ nhận biết sữa bò là một protein lạ và có một quá trình mẫn cảm, tế bào miễn dịch sẽ sản xuất ra IgE và IgE đấy nằm trên tế bào mast. Khi mà đứa trẻ ăn sữa mẹ lại hoàn toàn bình thường nhưng khi 6 tháng tuổi, ăn lại sữa bò thì lại có phản ứng như ở quanh miệng có mẩn đỏ thì đó có khả năng dị ứng với đạm sữa bò, tuy nhiên mức độ dị ứng này tương đối nhẹ. Do đó, mẹ nên xác định nếu không ăn sữa bò nữa mà trẻ không dị ứng nữa, nhưng khi ăn lại lặp lại lần nữa, cứ lặp nhiều lần như thế thì có khả năng dị ứng đạm sữa bò là cao. Do triệu chứng dị ứng không nặng lắm, mẹ có thể cho trẻ lùi ăn sữa bò lại vài tháng, sau đó cho ăn lại một ít một. Trong trường hợp cho trẻ ăn lại nhưng vẫn bị dị ứng nữa thì chuyển sang đạm sữa bò dưới dạng thủy phân thì dị ứng sẽ đỡ đi.
Khi trẻ ăn sữa công thức có mẩn đỏ quanh miệng thì khả năng cao trẻ bị dị ứng với đạm sữa bò, đặc biệt là sau khi ăn trẻ có các triệu chứng như thế tái đi tái lại và chúng ta nên lưu ý hạn chế cho trẻ ăn đạm sữa bò hoặc ăn lùi lại sau vài tháng vì đa số sau khi trẻ lớn lên sẽ dung nạp được và các triệu chứng dị ứng nhẹ dần đi. Ngoài trường hợp trên, trẻ mẩn đỏ kèm thêm nôn, chậm ăn, chậm lên cân hoặc táo bón thì mẹ nên cho đi khám để chẩn đoán xem thực sự có bị dị ứng đạm sữa bò hay không để có một số sữa đạm thủy phân hoàn toàn giúp cho trẻ tiêu hóa tốt hơn
Nếu trẻ nổi mẩn quanh miệng, chỉ dị ứng tại những nơi tiếp xúc với sữa thì có thể đây là một dạng viêm da tiếp xúc với đạm sữa bò. Đối với em bé đang ăn sữa bò thì vẫn có thể ăn tiếp, tuy nhiên lưu ý không cho sữa rây ra quanh miệng nhiều quá để giảm tình trạng viêm da tiếp xúc cho bé. Trong trường hợp, em bé ngoài vị trí tiếp xúc thì có phát ban ở các vị trí khác nữa thì em bé đang ở thể nặng hơn, lúc này bé bắt buộc phải ăn kiêng mặc dù có thời gian ăn lại.
Đăng ký để theo dõi các video mới nhất về sức khỏe tại: / @vinmechospital
Liên hệ với Vinmec:
Fanpage: / vinmec
Website: www.vinmec.com
TikTok: / benhvienvinmec
Hệ thống Bệnh viện Vinmec trên toàn quốc:
vinmec.com/vi/danh-sach/ca-nu...
------------------------
Bản quyền thuộc về Vinmec
Copyright by Vinmec ☞ Do not Reup

Пікірлер: 3

  • @vuong9bvan298
    @vuong9bvan2982 жыл бұрын

    Bác sĩ ơi sao cháu 17t mà 1 tuần cháu ra 2 lần vậy 😢

  • @NgaNguyen-cc9oc
    @NgaNguyen-cc9oc2 жыл бұрын

    Bác ơi tại sao con cho con con uống sữa thủy phân hoàn toàn mà uống được mấy hôm là đi ngoài ra máu vậy hả bác

  • @thaoduocthaihung9972

    @thaoduocthaihung9972

    Жыл бұрын

    Em bé dị ứng với thành phần gì đó của sữa mom ạ. Mom.nên khám bs Duy hoặc bác Đoàn để quyết định có đổi sữa hay ko nha

Келесі