Trận Đồng Xoài Cuối 1974 (Kỳ 1/2)

#NamHòa #namhoa #namhoaaudio @namhoa
Trận Đồng Xoài Cuối 1974 (Kỳ 1/2)- Trích trong chương 1 của truyện Đỗ Lệnh Dũng, Lê Thiệp viết, Xướng ngôn viên Trang Thanh Thanh
Truyện kể lại một câu chuyện rất thật của một cựu trung uý tên là Đỗ lệnh Dũng. Tác giả đã ghi lại cuộc đời của nhân vật chính từ những ngày sắp bước chân vào quân trường, những tháng ngày trong binh nghiệp, lúc sa cơ bị bắt trong trận đánh cuối cùng ở Đồng Xoài, Phước Long, rồi bị đày ải trong các trại tù CS, cuối cùng được phóng thích và sang đoàn tụ với thân nhân tại Hoa Kỳ. Quyển sách được viết ra không nhằm mục đích vinh danh, đề cao cá nhân hay viết về tiểu sử nhân vật Đỗ lệnh Dũng. Nhưng là câu chuyện về những nghiệt ngã, oan khiên của những người dân Việt Nam, mà Đỗ lệnh Dũng là một trường hợp điển hình, đã phải gánh chịu suốt mấy mươi năm trong và sau cuộc chiến tương tàn của hai miền Nam, Bắc. Và cũng qua quyển sách này chúng ta có thể hình dung được phần nào mức độ khốc liệt của cuộc chiến lúc bấy giờ.
Nhân vật chính Đỗ lệnh Dũng thể hiện nhân dáng điển hình của người lính chiến miền Nam. Cầm súng chiến đấu vì bổn phận, trách nhiệm chứ không phải vì hận thù, thích bắn giết nhau. Bản chất của họ là những người nhân ái, giàu tình cảm. Khía cạnh nhân bản này đã được biểu hiện bởi người lính Đỗ lệnh Dũng khi anh ngậm ngùi kể lại: “...Có lần chúng tôi bắt được hai tù binh từ Bắc xâm nhập. Họ trẻ quá, hiền lành quá như những cậu học trò trung học. Tôi có thể làm tình làm tội họ, hoặc nữa là bắn họ. Tôi đã rùng mình trong suy nghĩ rằng mình có quyền định đoạt cái chết của người khác..”
Nhưng không vì thế mà người lính miền Nam chiến đấu thiếu hăng say, thiếu dũng cảm, can cường. Và cũng vì muốn là một người lính đúng nghĩa, Đỗ lệnh Dũng đã từ bỏ một chức vụ an nhàn, tùy viên cho một ông tỉnh trưởng, để xin ra được tác chiến cùng với các đồng đội của mình. Khi được giấy chấp thuận sang Hoa kỳ thăm gia đình, thay vì ở lại Sài Gòn chờ ngày ra đi , nhưng vì tình chiến hữu, đồng đội ông đã trở về thăm đơn vị của mình lần cuối, để rồi bị kẹt lại trong trận đánh mở màn cho cuộc tấn chiếm miền Nam một thời gian không lâu sau đó. Để rồi đến khi bị bắt làm tù binh, bị kẻ thù ngược đãi, hành hạ, ông thản nhiên chấp nhận, chịu đựng, không lời oán trách.
Mở đầu với trận đánh tấn chiếm Đồng Xoài, Phước Long vào những ngày cuối năm 1974. Trận chiến này đã mở màn cho cuộc cưỡng chiếm miền Nam mấy tháng sau đó và cũng là trận chiến kết thúc cuộc đời binh nghiệp của Trung Úy Đỗ Lệnh Dũng. Trận đánh rất khốc liệt từ lúc mở màn, quân trú phòng chiến đấu thật dũng cảm, nhưng dần dần trở nên yếu thế vì sự chênh lệch quân số và vũ khí giữa hai bên:
“Và người lính thám báo nhảy hẳn lên khỏi hàng bao cát, quay khẩu M72 bắn. Chiếc T54 trúng đạn chao sang một bên nhưng vẫn chầm chậm lăn về phía hàng rào, pháo tháp trên với nòng đại bác 100 ly hướng về phía chúng tôi. Tôi nhìn thấy họng đại bác khạc lửa và sau đó là tiếng nổ. Người lính M72 lãnh nguyên trái đạn, chiếc áo giáp bay ra như bươm bướm, trắng cả một khoảng giao thông hào.
Tôi không thấy thịt xương của anh ta, có lẽ cả người bị đạn 100 ly đẩy tuốt đi tận đâu. M72 không đủ sức hạ T54 vì chiến xa của địch đã được cải tiến thành xe hạ thấp và có độ nghiêng khiến đạn M72 bị trượt đi.”
…………………………………………………………………………………………………
“…Vừa lui cui chạy dọc theo phía bao cát tôi thấy hai nghĩa quân đang đứng ôm M16 hướng ra ngoài. Một trái 122 ly nổ giữa sân, đất cát bắn tung toé. Chiếc cột cờ gãy ngang, lá cờ vẫn vướng vào dây rách lỗ chỗ. Người nghĩa quân quay sang nói với tôi:
- Tội lá cờ, để em ra lấy.
Tôi chưa kịp cản thì anh ta đã lao ra giữa sân. Một trái 122 ly nữa nổ tung. Người nghĩa quân ngã gục trên lá cờ và chỉ một giây sau đó, xác anh bật tung lên vì trái lựu đạn của anh có lẽ đã tuột kíp nổ. Người nghĩa quân nằm đó bất động, cờ tẩm máu đỏ rách bươm quấn lấy đầu anh….”
Những cái chết thật bi hùng của người lính chiến VNCH. Sau đó Đồng Xoài thất thủ và trung úy Đỗ lệnh Dũng bị giặc bắt khi trên đường tháo chạy. Và từ đó ông bắt đầu những năm tháng bị giam cầm đày ải trong ngục tù CS được mỹ từ hoá bằng tên trại cải tạo. Trong những ngày đầu bị cầm tù, ông ngồi tưởng nhớ lại những ngày tháng trước của mình.

Пікірлер: 19

  • @thuduy1700
    @thuduy170020 күн бұрын

    Câu chuyện rất hấp dẫn và ly kỳ. Cảm ơn tác giả và kênh anh nam Hoà cùng trang thanh thanh diễn đọc.

  • @inlandmarine1456
    @inlandmarine145626 күн бұрын

    Chữ "B" không viết tắt từ chữ Base ( Căn cứ), Các trại Dân sự chiến đấu được Mỹ gọi là Camp. Có nhiều trại LLĐB có chữ "A" ở đầu như A-101,A-104,A-107 v.v...hoặc B-23,B-24,B43 v.v... Chữ "A" chỉ A-Team, chữ "B" chỉ B-Team của các toán LLĐB Hoa Kỳ.

  • @namhoa

    @namhoa

    25 күн бұрын

    cảm ơn anh rất nhiều, thật tình là nhiều khi đọc bài viết nhưng sự hiểu biết còn rất hạn chế, vì ít còn ai để hỏi, google cũng không có..

  • @vupham-eu9qd

    @vupham-eu9qd

    7 күн бұрын

    Bạn là người trong cuộc 💎👈 👍kính phục .

  • @user-bg4wu7ns9t
    @user-bg4wu7ns9t19 күн бұрын

    Cảm ơn quí vi, chiến tranh quá ác nghiệt với người dân Vnch!

  • @NVQG
    @NVQG16 күн бұрын

    Truyện hay

  • @bayhuynh5634
    @bayhuynh563423 күн бұрын

    Tks !

  • @thithunguyen905
    @thithunguyen90525 күн бұрын

    Cảm ơ kênh Nam Hìa và giong đọc hay.

  • @PhungHo-eg9lh
    @PhungHo-eg9lh25 күн бұрын

    Nếu bạn có thể đọc hết quyển sách này thì rất hay . Tôi đã từng được nghe đọc hết quyển sách này rất , rất là hay . Nó kể về số phận long đong của Trung úy Đỗ Lệnh Dũng . Rất là tiếc cho ông . May phước là qua bao thời gian cực khổ lao tù ông vẫn còn sống và có một kết thúc có hậu . Cám ơn tác giả Lê Thiệp . ❤🎉 Cám ơn bạn Nam Hòa . ❤🎉 Cám ơn Trang Thanh Thanh . ❤🎉

  • @inlandmarine1456

    @inlandmarine1456

    25 күн бұрын

    Cô chịu khó đọc sách về chiến tranh khi xưa cho nên hiểu biết rất nhiều. Mình khi xưa cũng rất thích đọc sách truyện đủ các loại, bây giờ mắt kém đọc không được rõ hay bị mỏi mắt. Nội cái viết comment bằng phone cũng là một vấn đề, nhiều lúc nghĩ sao, nhớ sao thì viết vậy, có nhiều lúc viết lộn xộn phải xoá đi viết lại.🤓

  • @namhoa

    @namhoa

    25 күн бұрын

    dạ, mình đã đọc rất lâu rồi, đọc mê say, đọc liền một lần, cảm giác đầu tiên là TRUYỆN RẤT THẬT.. ít hư cấu, ít thổi phồng, ít giấu.. diếm (chắc cũng có mà.. ít) , chỉ tiếc là truyện hơi dài hơn 400 trang sách, nếu đọc hết thì phải ngưng nhiều truyện của các tác giả khác, nhưng nếu có dịp mình sẽ cho đọc hết.. Cảm ơn chị

  • @namhoa

    @namhoa

    25 күн бұрын

    dạ, cảm ơn anh Inland, anh là cuốn tự điển sống, anh có kiến thức rất uyên bác.. còn viết được gì cứ viết anh nhé.. Thời gian tất nhiên là nó.. cứ đi tới thôi...

  • @PhungHo-eg9lh

    @PhungHo-eg9lh

    25 күн бұрын

    Dạ ! Cám ơn anh Inlandmarine và bạn Nam Hòa . Phụng rất thương yêu và quý trọng quân đội VNCH nên gặp những gì viết và nói về VNCH là đọc là nghe . Nhờ làm việc với những anh là cựu quân nhân của VNCH nên các anh có sách là mua hay được cho rất là quý và giữ gìn rất kỹ để đọc tới đọc lui . Nhưng đâu có bao nhiêu . Bây giờ được nghe nhiều KZreadr đọc cho nghe và đọc những cmt của các anh chị nên hiểu biết biết được nhiều rất là mừng . Dạ ! Kính chúc anh Inlandmarine và bạn Nam Hòa luôn bình an và nhiều sức khỏe .

  • @ThaiNguyen-ex3kh
    @ThaiNguyen-ex3kh26 күн бұрын

    Cám ơn Nam Hoà và Tác Giả Đỗ Lệnh Dũng / Lê Thiệp cùng Trang Thanh Thanh diễn đọc .

  • @user-zp8xz4kq8h
    @user-zp8xz4kq8h25 күн бұрын

    👍👍👍👍👍👍💛💛💛💛💛💯💯💯

  • @inlandmarine1456
    @inlandmarine145626 күн бұрын

    Cám ơn tác giả Đỗ Lệnh Dũng (Lê Thiệp), anh Nam Hoà và cô Trang Thanh Thanh. Chương trình Dân Sự Chiến Đấu ( Civilian Irregular Defense Group, CIDG) trước đó được gọi là Chương trình bảo vệ làng xã (Village Defense Program, VDP).

  • @tuantrong1071
    @tuantrong107125 күн бұрын

    Không biết Đỗ lệnh Dũng có anh em gì với Đỗ lệnh Thảo trước 1975 ở Quận Tân bình Saigon bị đưa đi kinh tế mới Xã Văn lịch huyện Tân biên Tây ninh bây giờ là Xã Tân hiệp huyện Tân châu ..Thảo cũng chỉ là Chuẩn úy thôi nhỏ tuổi hơn tôi

  • @vupham-eu9qd
    @vupham-eu9qd7 күн бұрын

    Mình thương TỪ Hỏa Châu, cine ,xe Hơi , ngược lại 😁👉👹🦍☠️ 👈khỉ đột phương bắc