Tiểu sử Qúai kiệt TRẦN VĂN TRẠCH || Cuộc đời và sự nghiệp của quái kiệt làm náo động cả Sài Gòn

Ойын-сауық

#trầnvăntrạch #quáikiệttrầnvăntrạch #tiểusửquáikiệttrầnvăntrạch
Tiểu sử Qúai kiệt TRẦN VĂN TRẠCH || Cuộc đời và sự nghiệp của quái kiệt làm náo động cả Sài Gòn
Trần Văn Trạch (1924 - 1994), tên thật là Trần Quang Trạch, là một nhạc sĩ, ca sĩ người Việt Nam.
Với mái tóc dài cùng giọng ca trầm ấm, cộng thêm phong thái biểu diễn mới lạ, vui nhộn, độc đáo...ông được khán giả, báo chí trước 1975, phong tặng danh hiệu quái kiệt.
Ông cố tên Trần Quang Thọ, vốn là một nghệ nhân nổi tiếng trong ban nhạc cung đình Huế. Khoảng năm 1860, ông Thọ xin từ nhiệm và di cư vào Nam.
Ông nội là nhạc sĩ Trần Quang Diệm (Năm Diệm, 1853-1925). Cha ông là Trần Quang Chiêu (Bảy Triều, 1897-1931) nổi tiếng trong giới cổ nhạc qua tiếng đàn kìm lên dây theo kiểu dây Tố Lan do ông sáng chế ra. Mẹ là Nguyễn Thị Dành (1899 - 1930), là đảng viên cộng sản.
Ông Trạch có người cô thứ ba tên là Trần Ngọc Viện (Ba Viện, 1884-1944). Bà biết hát nhiều điệu hát, biết sử dụng nhiều nhạc cụ dân tộc, nhưng điêu luyện nhất là đàn thập lục (đàn tranh) và đàn tỳ bà. Bà chính là người đã thành lập gánh hát Đồng Nữ Ban vào khoảng năm 1927, với một điểm đặc biệt là tất cả các diễn viên đều là nữ, một hiện tượng duy nhứt trong lịch sử hát cải lương miền Nam. Và bà cũng là người nuôi dạy ba người con của ông Chiều, khi vợ ông Chiều là bà Nguyễn Thị Dành mất sớm. Sau, cả ba người cháu này đều thành danh, đó là GSTS Trần Văn Khê, quái kiệt Trần Văn Trạch và ca sĩ Trần Ngọc Sương.
Phía bên ngoại, ông Trạch có cậu thứ năm tên là Nguyễn Tri Khương (1890-1962), tục gọi Năm Khương. Ông là cháu nội của danh tướng Nguyễn Tri Phương) và là một nhạc sĩ chuyên về sáo, lại thông hiểu về lý thuyết nhạc cổ. Cho nên khi bà Ba Viện lập gánh hát Đồng Nữ Ban, ông Khương trở thành soạn giả của gánh. Để phong phú thêm làn điệu, ông sáng tác ra những bài hát như: Thất trĩ bi hùng, Yến tước tranh ngôn, Phong xuy trịch liễu, Bắc Cung Ai... Và con của người cậu thứ tư (Nguyễn Tri Lạc) là nhạc sĩ Nguyễn My Ca (tên thật là Nguyễn Mỹ Ca), mất vào năm 1944 trong lúc kháng Pháp, người nhạc phẩm Dạ khúc, được nhiều người yêu âm nhạc buổi ấy biết đến.

Пікірлер: 13

  • @aotravan1380
    @aotravan13802 жыл бұрын

    Giọng đọc rất dễ thương, dể nghe, không sửa miệng, tự nhiên, nên hễ nghe giọng đọc này là tặng 1 like. Cô gái ơi, ráng giữ giọng đọc như thế nhé, đừng bắt chước nhiều người sửa miệng rất khó nghe. Thí dụ như từ GIA GIÁO, cứ đọc như âm D thì dễ nghe, mà sửa miệng thì rất khó nghe, nó giống như lấy kẽm gai ngoái cái lỗ tai.

  • @nhupham8778
    @nhupham87785 ай бұрын

    Quá tuyệt 🎉❤🍇❤️

  • @tommythuyen4063
    @tommythuyen406310 ай бұрын

    Anh trai của cố giáo sư Trần Văn Khê....❤😊

  • @thng9154
    @thng9154 Жыл бұрын

    cam on danh ca tran van Trach da de lai cho nguoi dan viet nam nho mai mot thoi

  • @hoangducvl
    @hoangducvl Жыл бұрын

    Năm 1997 lúc đang học luyện thi dự bị đại học-ra Nguyễn Chí Thanh học vi tính đánh máy-gặp một chú lớn tuổi ngồi kế bên cũng tập đánh và hát đoạn “Chiều mưa biên giới “lời thơ hay làm cho Mình cũng lây lấy hát theo đánh chữ bài hát!Kể về ông Trần Văn Trạch!

  • @kimdang5464
    @kimdang54642 жыл бұрын

    Thanks

  • @mangle6445

    @mangle6445

    2 жыл бұрын

    Cô gái nói chuyện dễ thương quá cảm ơn em nhiều

  • @nhupham8778
    @nhupham87785 ай бұрын

    🥂👍👍👍🎉

  • @nhutran9226
    @nhutran92268 сағат бұрын

    Em bé Hùng Cường nào vậy ?

  • @bahothi2255
    @bahothi22552 жыл бұрын

    8

  • @madat662
    @madat6622 жыл бұрын

    🌹🌹🌹🌹🌹🌹🌹💐💐💐💐💐💐💐👍🇻🇳

  • @hoangchung84
    @hoangchung84 Жыл бұрын

    Có gì mà quái kiệt.

  • @hoangducvl
    @hoangducvl Жыл бұрын

    Năm 1997 lúc đang học luyện thi dự bị đại học-ra Nguyễn Chí Thanh học vi tính đánh máy-gặp một chú lớn tuổi ngồi kế bên cũng tập đánh và hát đoạn “Chiều mưa biên giới “lời thơ hay làm cho Mình cũng lây lấy hát theo đánh chữ bài hát!Kể về ông Trần Văn Trạch!

Келесі