Tiểu sử Nhạc sĩ PHẠM TUYÊN Những điều ít biết về cuộc đời và Sự kỳ diệu của âm nhạc

Ойын-сауық

#nhacsiphamtuyen #tieusunhacsiphamtuyen #tiểusửnhạcsĩphạmtuyên
Tiểu sử Nhạc sĩ PHẠM TUYÊN || Những điều ít biết về cuộc đời và Sự kỳ diệu của âm nhạc
Phạm Tuyên sinh ngày 12 tháng 1 năm 1930, quê ở làng Lương Ngọc, xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương và là người con thứ 9 của Phạm Quỳnh, một viên quan đại thần và nhà văn hóa thời Nguyễn.
Năm 1949, ông công tác tại Trường Lục quân Trần Quốc Tuấn, khóa V. Năm 1950, là Đại đội trưởng tại Trường Thiếu sinh quân Việt Nam. Trong thời gian này, ông đã có những chùm ca khúc về Trường Lục quân Trần Quốc Tuấn, về Thiếu sinh quân Việt Nam.
Sinh thời, vợ ông, cố PGS - TS Nguyễn Ánh Tuyết (1936-2009) đã kể về người chồng của mình hết sức chi tiết. Nhạc sĩ Phạm Tuyên là một trong những người con thứ của vợ chồng học giả Phạm Quỳnh. Hồi nhỏ, Phạm Tuyên học trường tiểu học Paul Pert (Huế). Ông được một thầy giáo tên là Phán dạy Nhập môn âm nhạc bằng những bài cổ nhạc như Lưu thủy, Kim tiền, Xuân Phong… và làm quen với cây đàn nguyệt. Trong gia đình, cụ Thượng thư Phạm Quỳnh luôn tạo điều kiện cho những người con hoạt động âm nhạc và phát huy những thiên hướng của riêng từng người.
Khi vào trường Quốc học, Phạm Tuyên lại được học nhạc lý phương Tây với ông thầy người Pháp, tên là Martin. Trong phong trào Hướng đạo sinh, Phạm Tuyên bắt đầu chơi đàn Accordeon và Guitar. Năng khiếu sáng tác nhạc ở Phạm Tuyên bộc lộ rất sớm. Nghe những bài hát phổ biến lúc bấy giờ như “Bạch Đằng giang”, “Dòng sông hát” của Lưu Hữu Phước và “Les Flots du Danube” của Josef Ivanovici, Phạm Tuyên cũng sáng tác bài “Sóng sông Hương”. Năm 1945, ông Phạm Quỳnh gặp nạn, gia đình trở lại Hà Nội.
Khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Phạm Tuyên theo gia đình tản cư về làng Vạn Lộc, một làng công giáo thuộc huyện Xuân Trường, Nam Định. Chàng nhạc sĩ tương lai thường đến nhà thờ để học các cha cố chơi đàn harmonium, dịch lời các ca khúc… Năm 1947, Phạm Tuyên đi Ninh Bình, dự thi tốt nghiệp Trung học. Năm sau, anh quyết định ghi danh vào Trường Đại học Pháp lý. Nhưng vừa nhập học một thời gian, giặc Pháp tấn công Việt Bắc. Trường giải thể.

Пікірлер: 23

  • @DatNguyen-dy7tj
    @DatNguyen-dy7tj2 жыл бұрын

    Những tài năng đất Việt Những bài hát đi vào lòng người, đi cùng năm tháng

  • @HoaPham-nc2jf
    @HoaPham-nc2jf2 жыл бұрын

    Vô cùng ngưỡng mộ người ns tài hoa đáng kính .những tpan cm bất hủ của ông sẽ sống mãi với thời gian .

  • @NgaPham-ie1es
    @NgaPham-ie1es2 жыл бұрын

    Kính trong tài năng và nhân cách của bác ,Bác xứng danh Nhạc Sĩ Nhân Dân ,,,,nhạc của bác sáng tác cho ND

  • @duongha8790
    @duongha87902 жыл бұрын

    Tôi luôn kính trọng và ngưỡi mộ ông người nhạc sĩ tài hoa nhân cách hơn người

  • @phamhoanggiai2573
    @phamhoanggiai25732 жыл бұрын

    Ngưỡng mộ về tài năng thuộc hàng kiệt xuất của PHẠM TUYÊN . Những tác phẩm để đời của ông mãi mãi Nhân dân ta , đất nước ta còn cần đến , còn hát , đặc biệt là lứa tuổi Thanh thiếu niên . Càng ngưỡng mộ và kính trọng Ông khi sống giữa muôn bề gian khó của Đất nước trong cuộc kháng chiến Vệ quốc vĩ đại , Ông vẫn một lòng một dạ đi theo CM , theo bước CHÂN NGƯỜI CHA THÂN YÊU CỦA MÌNH ( CỤ PHẠM QUỲNH ) TRÊN CON ĐƯỜNG VINH QUANG MÀ CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH ĐÃ CHỌN . Và như thế Ông hoàn toàn viên mãn , hoàn toàn HẠNH PHÚC cùng con cháu sống Thanh thản , trong Đất nước Thanh bình cho đến lúc trăm tuổi NGỌC NGÀ ! Chúc mừng Ông và Gia đình !

  • @quehuongvietnam6787
    @quehuongvietnam67872 жыл бұрын

    Ông sẽ sống mãi mãi với những ca khúc đã đi vào lòng bao người dân Việt Nam

  • @TuanThai-uo9sx
    @TuanThai-uo9sx Жыл бұрын

    Nhạc sĩ Phạm Tuyên người nhạc sĩ có tâm, có tầm hơn người. Rất ngưỡng mộ kính trọng Ông vì ô luôn trung thành với lý tưởng của Đảng.

  • @thanhthi8644
    @thanhthi86442 жыл бұрын

    Luôn ngưỡng mộ và yêu kính người nhạc sĩ tài hoa yêu dân yêu nước đã để lại cho đời những nhạc phẩm bất hủ tuyệt vời sẽ đi cùng năm tháng và sống mãi trong lòng người Việt .

  • @DatNguyen-dy7tj
    @DatNguyen-dy7tj2 жыл бұрын

    Cảm ơn ông, nhạc sĩ tài ba

  • @sonhoangngocson6031
    @sonhoangngocson60317 ай бұрын

    Vào khoảng năm 1981 tôi được xem bài viết của ông trên báo Nhân Dân với chủ đề "suy nghĩ về một bài hát hay"với sự phân tích tỉ mỉ sâu sắc thấu đáo giàu kiến thức nhưng rất thực tế cảm ơn ông đã cho tôi cái nhìn lành mạnh hiện thực

  • @ngocphamquang337
    @ngocphamquang3372 жыл бұрын

    Thật buồn khi cha mình bị giết mà nhạc sỹ vẫn ca ngợi "kẻ vung dao".

  • @17.lehuyhoang13
    @17.lehuyhoang13 Жыл бұрын

    thật tự hào phạm tuyên có quê quán cùng tôi

  • @songdainguyen7219
    @songdainguyen72199 ай бұрын

    Một "đại thụ" của nền âm nhạc Việt Nam.

  • @tuanthanhtran8147
    @tuanthanhtran814711 ай бұрын

    ❤❤❤❤❤❤❤❤❤

  • @dieuao5090
    @dieuao50902 жыл бұрын

    Sao ngọc phạm lại nói vậy ai làm người đó chịu

  • @Thunguyen-ol1yj
    @Thunguyen-ol1yj2 жыл бұрын

    Làng Vạn Lộc xã Xuân Phong huyện Xuân Trường tỉnh Nam Định

  • @BangNguyen-wy9eu
    @BangNguyen-wy9eu Жыл бұрын

    Bún

  • @thinhdac2162
    @thinhdac2162 Жыл бұрын

    Năm 1971 làm gì có bộ Nội vụ;

  • @truonghiepthanh9612
    @truonghiepthanh96122 жыл бұрын

    nguoi ta giêt cha minh , minh mang on - quyen loi cá nhân lón hön tīnh phu tü !!!

  • @LaoLao-mn8ut
    @LaoLao-mn8ut11 ай бұрын

    Vô danh tiểu tốt.

Келесі