Tự học IT như nào hiệu quả nhất?

Với vô số các nguồn tài nguyên học IT từ miễn phí cho tới mất phí, làm sao để chúng ta có thể quyết định được cách học nào là hiệu quả cho bản thân mình nhất?
Đây là một câu hỏi thường gặp mà bản thân mình trước đây cũng không có câu trả lời chắc chắn. Tuy nhiên, là một người rất thích việc tự học IT và hay thử nghiệm với các nguồn tài liệu khác nhau, mình xin giới thiệu một phương pháp mà mình đã thử và cảm thấy rất hiệu quả cho các bạn. Hi vọng đây sẽ là một video hữu ích!
Nguồn:
- CSDIY: csdiy.wiki/en/
- CS61A: cs61a.org/
- CS50: cs50.harvard.edu/x/2023/
0:00 Giới thiệu
1:30 Cách sử dụng CSDIY
5:05 Giới thiệu về CS61A
18:10 Giới thiệu về CS50

Пікірлер: 36

  • @cloudcloud0608
    @cloudcloud06084 ай бұрын

    Cảm ơn Anh đã chia sẻ ah ^^

  • @thienduc9712
    @thienduc97124 ай бұрын

    Thanks bro đã chia sẻ

  • @LinhNguyen-nh8oq
    @LinhNguyen-nh8oq4 ай бұрын

    Thanks a đã chia sẻ

  • @binhtruongan5872
    @binhtruongan58724 ай бұрын

    Cảm ơn bro!

  • @TinNguyen-dg4zv
    @TinNguyen-dg4zv4 ай бұрын

    Cám ơn ạ

  • @inhhuynguyenphan1416
    @inhhuynguyenphan14164 ай бұрын

    cảm ơn anh ạ

  • @THIENDAYNEHIHI
    @THIENDAYNEHIHI4 ай бұрын

    E cảm ơn a

  • @user-dn1tf5ec1e
    @user-dn1tf5ec1e4 ай бұрын

    Cảm ơn bạn nhiều

  • @DevDojoHack
    @DevDojoHack4 ай бұрын

    Ủng hộ

  • @user-nt6ye2zs1q
    @user-nt6ye2zs1q4 ай бұрын

    Cảm ơn anh, rất hữu ích, hy vọng anh có thể làm thêm những video về các nguồn học liệu mở cho người tự học như thế này.

  • @nhamhung

    @nhamhung

    4 ай бұрын

    Oke em! Anh sẽ làm các video review kĩ những khoá học hay để mọi người cùng dễ dàng hoàn thành hơn 👍🏻

  • @cnyegun
    @cnyegun4 ай бұрын

    week 3 a.k.a the last week of CS50

  • @studytoeic0-800
    @studytoeic0-8004 ай бұрын

    có thể tham khảo khóa CS50 của harvard

  • @dietkieu189

    @dietkieu189

    5 сағат бұрын

    full English 😅

  • @vattulinhkienofficial6519
    @vattulinhkienofficial6519Ай бұрын

    nghe cồng kềnh, bạn vào các khoa như khoa khoa học máy tính, tìm chương trình đào tạo, trong đó có các môn cần đạt trong lĩnh vực it, tài liệu, giáo trình trong đó là đủ để khởi đầu rồi

  • @nhamhung

    @nhamhung

    Ай бұрын

    Mình tốt nghiệp khoa học máy tính ra mà bạn. Nhưng k có nghĩa là trong 4 năm đó đủ để bạn học được hết các chuyên ngành, cũng k chắc tài liệu của trường bạn tốt bằng các trường kia đâu nha

  • @vattulinhkienofficial6519

    @vattulinhkienofficial6519

    Ай бұрын

    @@nhamhung ừ, khoa học máy tính của bách khoa hà nội bạn à, mình thấy nó nặng vcl ra á, toán thống kê, toán rời rạc, "nhập môn" tối ưu, rồi cấu trúc dữ liệu và thuật giải.... ít thôi :|

  • @nhamhung

    @nhamhung

    Ай бұрын

    @@vattulinhkienofficial6519 đúng rồi 2 năm đầu phải học những môn đấy xD nhưng cái mình share chủ yếu là các khoá học mở chất lượng cho cả người không trong ngành / trong ngành đều có thể tự học. Còn chương trình của các trường thì thường họ không public nên người ngoài không tự học được

  • @nguyenhuukien561
    @nguyenhuukien5614 ай бұрын

    năm 2 mới học xong nhập môn cấu trúc xong vẫn chưa biết chọn chuyên ngành gì để học

  • @nhamhung

    @nhamhung

    4 ай бұрын

    Bạn đang có những lựa chọn gì?

  • @xuancongta3385
    @xuancongta33853 ай бұрын

    em bắt đầu học về công nghệ phần mềm thì học về mảng nào dễ hiểu đẻ làm được đồ án anh

  • @nhamhung

    @nhamhung

    3 ай бұрын

    Mỗi đồ án có thể sử dụng 1 ngôn ngữ lập trình, framework hay database khác nhau em ạ. Em có thể xem trước chương trình học sẽ sử dụng công nghệ nào để chuẩn bị trước, hoặc tập trung vào 2 chuyên ngành là Software Engineer với Database nhé. Còn để dễ hiểu thì chỉ có cách tập trung học bài bản và sâu ngay từ đầu thì sau này công nghệ nào em cũng mới chơi được. Còn không hiểu kĩ nguyên lý chung mà chỉ tập trung vào 1 sản phẩm hoặc 1 công nghệ thì anh thấy sau đi làm sẽ khó khăn hơn và phải học bù lại. Đây là theo kinh nghiệm cá nhân của anh nhé

  • @lamvu8041
    @lamvu80414 ай бұрын

    Bạn có lời khuyên gì dành cho một người không học CS thời đại học nhưng muốn học CS vì cảm thấy tò mò và muốn tự phát triển một sản phẩm cho riêng mình không? Mình có check CSDIY và thấy nếu học theo Freshmen thì mình không có kiến thức căn bản để hiểu và khởi đâu, còn nếu học theo Simplfy the Complex thì mình lo sẽ thiếu foundation vì đã skip qua một số bước trước đó, vậy mình nên tiếp cận học như nào nhỉ?

  • @nhamhung

    @nhamhung

    4 ай бұрын

    Nếu tiếng anh của bạn ổn thì mình nghĩ bạn có thể học môn CS50’s Introduction to Programming with Python vì nó hoàn toàn dạy người mới bắt đầu và không yêu cầu bạn biết trước gì hết. Còn thực ra đúng là học CS đòi hỏi nhiều thời gian và công sức thật sự, tuy nhiên một số tips chung mà mình đúc kết ra được để xây dựng foundation vững là như sau: - Học một cách chủ động: Bạn không nên học kiểu chỉ xem và làm theo người hướng dẫn mà nên tự đọc tài liệu và tự mày mò. Học CS rất thích ở chỗ bạn luôn có thể mở máy tính ra thử và kiểm nghiệm ngay lập tức mà không cần chờ đợi gì cả. Nên việc bạn học theo nguồn nào có thể không quan trọng bằng việc bạn tự đúc kết được bao nhiêu từ đấy ra. Bạn hãy cứ yên tâm chọn 1 nguồn chất lượng thôi đã và vẫn có thể dùng các nguồn khác chỉ để tham khảo, đừng quá bận tâm về các sự lựa chọn khác nhau - Chịu khó thí nghiệm: Với mỗi khái niệm, bạn cũng nên mở máy và không chỉ chạy thử code của người dạy mà nên tự nghịch thử các trường hợp xoay quanh nó để chắc chắn bạn hiểu đúng. Chẳng hạn khi học về Exception trong Python, bạn nên tự viết thử các trường hợp khác nhau để hiểu khi nào thì program sẽ crash, khi nào thì sẽ không crash nếu bạn handle exception đấy. Mình thấy cách tự mày mò này giúp củng cố là mình đã hiểu vấn đề và tự tin áp dụng được nó để cho trường hợp khác như là project cá nhân - Chịu khó đọc: Mình nghĩ bạn hoàn toàn nên học theo Freshmen chứ đừng ngại không có kiến thức căn bản để bắt đầu, tại vì phần lớn Freshmen và cả mình ngày xưa cũng học từ con số 0 mà. Bạn nên chịu khó đọc tài liệu của các khoá mình giới thiệu như CS50 và CS61A và kết hợp với thực hành vì 2 cái này bổ sung cho nhau rất tốt. Khi bạn học lý thuyết, thực hành sẽ giúp bạn thực sự hiểu và nhớ lý thuyết đấy. Khi thực hành mà gặp khó khăn, lý thuyết sẽ là nền tảng để cho bạn ý tưởng, những cách tiếp cận mới và đảm bảo những gì bạn đang làm đúng đắn. Bạn cứ đan xen cả 2 cái thì mình nghĩ sẽ nhanh giỏi thôi!

  • @lamvu8041

    @lamvu8041

    4 ай бұрын

    @@nhamhung mình cảm ơn bạn nhiều nhé

  • @nhamhung

    @nhamhung

    4 ай бұрын

    @@lamvu8041 Còn một kinh nghiệm chung nữa mà mình thấy có thể có ích với người mới là bạn nên chọn 1 ngôn ngữ lập trình General Purpose như là Python/Java/C++ và thực sự thành thạo nó (thành thạo từ syntax cho tới behaviour tới mức có thể đọc code, viết code ở mức thuần thục). Khi thành thạo rồi bạn có thể dùng ngôn ngữ đấy để học các khái niệm khác của CS một cách dễ dàng hơn và làm các project mình thích ở mức độ phức tạp vừa phải. Chẳng hạn, khi thành thạo Python rồi bạn có thể dùng nó để học algorithm, học thread/process, connect với database, làm việc với file system, build backend server, viết script, phân tích dữ liệu, ... Sau khi vững rồi bạn có thể áp dụng những kiến thức chung để dễ dàng học và sử dụng các ngôn ngữ/công cụ khác phù hợp với sản phẩm mà bạn muốn làm hơn nha, vì mỗi công cụ thường có những điểm mạnh riêng cho các mục đích khác nhau

  • @minquando
    @minquando3 ай бұрын

    anh ơi nếu mà khoá java thì nên học ở khoá nào trên csdiy ạ

  • @nhamhung

    @nhamhung

    3 ай бұрын

    Em có thể xem thử khoá này nha: ocw.mit.edu/courses/6-005-software-construction-spring-2016 là kì cũ hơn nhưng bài tập của nó mở cho public còn web.mit.edu/6.031/www/sp21 là kì mới nhưng mình k tải bài tập được. Em có thể kết hợp cả 2 đường link nha. Anh thấy khoá này rất hay dạy mình cả kiến thức Software Engineering luôn, nhưng nó sẽ khó ở mức dành cho sinh viên Computer Science năm 2 hơn

  • @LongVuaoLe
    @LongVuaoLe4 ай бұрын

    Hay quá a ạ , e năm nhất mông lung quá

  • @nhamhung

    @nhamhung

    4 ай бұрын

    Anh hiểu và cũng từng mông lung như vậy 😢. Em có thể học thử 1 môn như anh bảo rồi có gì khó khăn thì cứ hỏi anh nhé

  • @thomasdinh2k

    @thomasdinh2k

    4 ай бұрын

    Anh ơi khoá này với khoá CS50 khoá nào hơn ạ? Em xin ít review với

  • @nhamhung

    @nhamhung

    4 ай бұрын

    @@thomasdinh2k CS61A: Khoá này dạy nhiều khái niệm quan trọng của lập trình có thể ứng dụng cho tất cả các ngôn ngữ như là Abstraction, Recursion, Higher-order function, OOP, Functional Programming,... nên khó hơn hẳn em ạ, nhưng nếu học được thì rất tốt. Chẳng hạn, mỗi chương trình được cấu thành bởi các thành phần gì -> làm sao để lập trình viên có thể diễn đạt những kiểu dữ liệu hay quá trình tính toán phức tạp bằng các thành phần đó -> làm sao để máy tính có thể hiểu, phân tích và chạy được những gì lập trình viên viết. Một trong những bài tập cuối là dạy mình viết một chương trình Interpreter bằng Python đơn giản có thể phân tích và chạy một ngôn ngữ khác, tương tự như chính việc người ta dùng ngôn ngữ C để viết Interpreter chạy Python ý. Anh có thể làm các video hướng dẫn thêm cho ai muốn tự học CS50: Dạy lập trình Python đơn giản cho người mới bắt đầu hoàn toàn. Chủ yếu dạy về cú pháp (Syntax) cũng như các thành phần cơ bản của ngôn ngữ Python để người học có thể sử dụng một ngôn ngữ lập trình chứ không đi sâu vào các khái niệm chung như CS61A

  • @NguyenQuang-ky5ux
    @NguyenQuang-ky5ux2 ай бұрын

    Bạn học python ở đâu vậy

  • @nhamhung

    @nhamhung

    2 ай бұрын

    Ngày trước mình học cơ bản ở trên trường + chuyên sâu khi bắt đầu đi thực tập/làm việc sau khi ra trường

  • @PHAMTHANHHOA
    @PHAMTHANHHOA2 ай бұрын

  • @GiaBaoPiko
    @GiaBaoPiko4 ай бұрын

    Cảm ơn anh đã chia sẻ

Келесі