Ép HỌC SINH YẾU không thi lớp 10: Kẻ dung túng cho BỆNH THÀNH TÍCH ko ai khác chính là...

Ép HỌC SINH YẾU ko thi lớp 10: Kẻ dung túng cho BỆNH THÀNH TÍCH ko ai khác chính là... | Nguyễn Hữu Trí
▶ Khám phá chương trình Sinh trắc vân tay CAD được đề cập đến trong video: ayp.vn/khoa-hoc-sinh-trac-van...
_____
00:00 - 04:05: Anh cũng là một thất bại của hướng nghiệp
04:05 - 12:50: Giáo viên ép hs ko thi lớp 10 vì học dốt
12:50 - 19:42: Hiện tượng phân luồng học sinh kì lạ
19:42 - 21:39: Tư vấn định hướng cho học sinh là trọng trách quá khó khăn với giáo viên
21:39 - 24:19: Vòng lặp vô tận của bệnh thành tích
24:19 - 33:55: Kẻ dung túng cho bệnh thành tích chính là...
__________________________
Thông tin các chương trình tại HỌC VIỆN AYP của thầy Quéo:
▶️ CÁC KHOÁ HỌC GIAO TIẾP LÃNH ĐẠO
- Khóa học AYP (7 thói quen của người hiệu quả): ayp.vn/khoa-hoc-ky-nang-mem-a...
- Khoá học High Influence Public Speaker: ayp.vn/khoa-hoc-ky-nang-high-...
- Khoá học Kỹ năng lãnh đạo: khoahoc.ayp.vn/underground-le...
▶️ CÁC KHOÁ HỌC TÀI CHÍNH CÁ NHÂN
- Khoá học Quản lý tài chính cá nhân: ayp.vn/khoa-hoc-intelligent-m...
- Khoá học Đầu tư chứng khoán thông minh: ayp.vn/khoa-hoc-the-intellige...
- Khoá học Chọn mua chứng chỉ quỹ dành cho người bận rộn: ayp.vn/khoa-hoc-chon-mua-ccq-...
▶️ CÁC KHOÁ HỌC DINH DƯỠNG THỂ CHẤT
- Khóa học rèn luyện thể chất AYP Adventure: ayp.vn/ayp-adventure?...
- Khám phá núi Dinh: ayp.vn/dinh-trail-ayp-adventu...
- Khoá học về dinh dưỡng Energy for Life: ayp.vn/khoa-hoc-dinh-duong-en...
▶️ CÁC CHƯƠNG TRÌNH TƯ VẤN
- Đăng ký buổi tư vấn 1-1: ayp.vn/tu-van-ca-nhan?...
▶️ CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO SỰ KIỆN
- Workshop Zoom 'Dẫn dắt sự nghiệp': ayp.vn/lead-your-career?...
- Workshop Zoom Quản lý tài chính cá nhân: ayp.vn/workshop-financial-wel...
---
Kết nối với Mr. Quéo (Nguyễn Hữu Trí) tại đây:
▶️ Tìm hiểu về các khoá học tại website học viện AYP: ayp.vn/
▶️ Website Nguyễn Hữu Trí: nguyenhuutri.vn/
▶️ Fanpage: / nghuutri
▶️ Tiktok: / thayqueo
▶️ Instagram: / huutri.nguyenn
▶️ Spotify: open.spotify.com/show/5oVb1Zq...
▶️ Kênh KZread Quéo's Health: / @queoshealth
▶️ Liên hệ quảng cáo: nguyenhuutri@ayp.vn
▶️ Hotline CSKH: 0983393342
---
❤️ Đừng quên Like, Share Video nếu thấy hữu ích nhé!
#nguyenhuutri #thayqueo #mrqueo

Пікірлер: 714

  • @hacthaybachthay
    @hacthaybachthay2 жыл бұрын

    ▶ Khám phá chương trình Sinh trắc vân tay CAD được đề cập đến trong video: bit.ly/3LVl7yQ

  • @minhnhatnguyenvu4835

    @minhnhatnguyenvu4835

    2 жыл бұрын

    nhiều trường bây giờ có chính sách chia hoa hồng cho người giới thiệu học sinh vào trường bản thân e nghĩ 1 phần giáo viên cũng vì số tiền này cụ thể là trường e học cứ mỗi 1 người được giới thiệu vào trường là được lãnh 200k trên 1 học sinh

  • @ducTam-rd6gw

    @ducTam-rd6gw

    2 жыл бұрын

    Cảm ơn anh Trí đã làm video quá ý nghĩa chúc anh sức khỏe để ra thêm nhiều video hơn nhé sớm đạt 1tr sub nữa

  • @yangtvdanhtrinh2716

    @yangtvdanhtrinh2716

    2 жыл бұрын

    Chắc sợ ảnh hưởng tới thành tích của trường, giáo dục việt nam đồi bại và mục nát đến cùng cực!

  • @yangtvdanhtrinh2716

    @yangtvdanhtrinh2716

    2 жыл бұрын

    @@minhnhatnguyenvu4835 vì 200k mà bán rẻ đạo đức

  • @PhuongNguyen-xk6ge

    @PhuongNguyen-xk6ge

    2 жыл бұрын

    kzread.info/dash/bejne/oK2BmLBvmqy1nrw.html

  • @tuss252
    @tuss2522 жыл бұрын

    Em đang là học sinh lớp 9, sắp tới sẽ thi cấp ba. May mắn là học có chút khá xíu xiu nhưng việc chứng kiến những bạn học tệ bị ép buộc cam kết không thi cấp 3 hoặc yêu cầu không đăng ký trường cao điểm thực sự rất xót:< Ai cũng có mỗi giá trị riêng nhưng bởi vì một mặt không tót bị dẫm đạp và khinh thường như vậy, quyền được học của mỗi người bởi cái ''giữ gìn mặt mũi cho nhà trường'' mà phai màu như vết mực trên giấy điền nguyện vọng các bạn vậy.

  • @kid16490

    @kid16490

    2 жыл бұрын

    Siêu bệnh thành tích.

  • @Ilovech10

    @Ilovech10

    2 жыл бұрын

    Buồn thật đấy 😥

  • @joeypham4890

    @joeypham4890

    2 жыл бұрын

    Yup ở đây em đề cập tới 1 cái rất chính xác nhưng có vẻ luôn bị mọi người xem thường. Chúng ta có những quyền rất cơ bản trên hiến pháp và chắc chắc trong đó có quyền được tự do về thân thể và nó bao gồm cả quyền được lựa chọn học gì và làm gì trong khuôn khổ của pháp luật. Vậy nên hành động này hoàn toàn có thể bị kiện nhưng tiếc là phổ cập về pháp luật cơ bản của chúng ta vẫn quá thấp để làm điều đó.

  • @daudau6987

    @daudau6987

    2 жыл бұрын

    @@joeypham4890 hồi trước tôi từng tham gia thi học sinh giỏi. Giai đoạn đó tôi đang gặp một số vấn đề nên tâm lý hơi bất ổn. Tôi đã xin ra khỏi đội học sinh giỏi và đáng lẽ 1 bạn khác muốn thi (hơn tôi) có cơ hội để tham gia kì thi này, nhưng các giáo viên không đồng ý (do giáo viên nghĩ bạn ấy kém hơn tôi, và khi học sinh có giải thì giáo viên cũng được thưởng). Từ cấp 3, tôi quyết định không tham gia vào bất kì cuộc thi học sinh giỏi nào nữa. Vì với trải nghiệm trên, tôi đã nghĩ tham gia thì chẳng khác gì đeo gông vào cổ, bị áp đặt, tước đi quyền lựa chọn. Câu chuyện của tôi vẫn là vấn đề ép buộc học sinh nhưng ở một khía cạnh khác.

  • @joeypham4890

    @joeypham4890

    2 жыл бұрын

    @@daudau6987 Bởi mới nói căn bệnh thành tích trong môi trường học đường nó đến từ người lớn. Người lớn ở đây ko chỉ giáo viên, giáo viên chỉ như những con tốt trên bàn cờ, cái chính là người lãnh đạo. Và hậu quả là giáo viên bị tha hóa, và học sinh thì mất đi cái quyền tự quyết mà chính bản thân từ đầu đã không biết mình có cái quyền đó. Đây là trải nghiệm của tôi về học sinh giỏi. Hồi cấp 3 tôi cũng "ham vui" đi thi học sinh giỏi mặc dù tôi là đứa kém nhất lớp. Tôi thì đi thi với tâm thế thi cho biết học hỏi thêm thôi. Giáo viên thấy tôi xung phong cũng ngạc nhiên lắm nhưng cổ vẫn cho tôi đi thi, còn động viên tôi nữa. Khá vui, nhưng thật sự rất là hiếm để kiếm được một cái môi trường học tập như thế nơi mà bạn được tự do suy nghĩ và được thầy cô hỗ trợ. Đó có lẽ nên là thứ mà mọi ngôi trường nên có chứ ko phải chỉ nơi gọi là 1 vài trường chuyên may mắn có được. Điều này có lẽ cần phải có 1 cuộc cách mạng về tư duy giáo dục. Điều hạn chế nữa có lẽ là sự định hướng nghề nghiệp và nó cần thời gian. Tôi nghĩ khi các thế hệ trẻ bắt đầu lên thì những định kiến về nghề nghiệp sẽ bị đào thải bớt. Không biết khi đó sẽ loạn như nào thôi :)))

  • 2 жыл бұрын

    Mình đã từng là một học sinh yếu, Bạn bè chơi với mình chắc chắn đã từng nghe mình khoe rằng mình không học THPT mà thay vào đó là trung cấp nghề, mình đã luôn tự hào vì điều đó. Câu chuyện phải kể từ những năm cấp hai THCS, mình là một học sinh yếu, luôn tin rằng bản thân là một đứa học dốt và luôn luôn đội sổ top 10 từ dưới lên. Và tất nhiên, mình cũng đã từng đạt danh hiệu học sinh yếu. Những ngày đó mình không còn tin là mình có thể cải thiện kết quả học tập được nữa, mình buông xuôi việc học, theo đuổi cái mình thích với cái máy tính. Và chuyện gì đến cũng phải đến, mình thi rớt vào lớp 10... mình không còn lựa chọn nào khác ngoài học trường tư hoặc học nghề. Và mình được gia đình cho con đi học nghề khi vừa hết lớp 9. Nhưng đây thực sự là một may mắn đối với mình. Môi trường của trường nghề khác hẳn so với trường THPT. Suốt những năm học tại đây, với một môi trường học thoải mái như đại học. Mình được học và vọc phá những gì mình thích, về điện tử, về lập trình, mình không cần chú tâm vào các môn xã hội hay khoa học hàn lâm mà mình không thích. Dù rằng ngày đó nhà trường chưa có nhiều cơ sở vật chất và thiết bị, nhưng luôn khuyến khích sinh viên tự do sáng tạo, mình nghịch phá đủ trò, chế tạo bảng đèn led, xe điều khiển, làm thử các thiết bị IOT ... Và điều đặc biệt hơn hết mình gặp chủ nhiệm của mình. Thầy là người đã thắp lên ngọn lựa nhiệt huyết và sự tự tin của mình, chính thầy cũng là người khuyến khích cũng như hỗ trợ cho mình trong những ngày mình nghiên cứu và thực hiện mô hình đầu tiên để dự thi hội thi khoa học và sáng tạo. Đó cũng là lần đầu tiên mình đứng thuyết trình trước một giảng đường hơn 50 người. Đợt đó mình đạt giải khuyến khích. Sau khi tốt nghiệp trung cấp thì mình đăng ký vào trường giáo dục thường xuyên để ôn thi vào đại học, và mình đậu đại học. Và cũng như cá gặp nước, mình được học ngành mình thích. Thấm thoát cũng 4 năm trôi qua, mình cũng tốt nghiệp loại XS và bây giờ mình đang được làm trong một trong những công ty IT xịn sò nhất Việt Nam. Câu hỏi rằng, liệu rằng ngày đó mình không rớt lớp 10, không đi học trung cấp thì có lẽmình vẫn sẽ tin rằng mình là một thằng "thất bại"? Với mình, trường nghề không phải là một lựa chọn tồi tệ, tuy nhiên do định kiến. Mình muốn mang đến một góc nhìn mới hơn từ một bạn sinh viên có điểm xuất phát từ trường nghề, để các bạn học sinh có thể đưa ra lựa chọn cho riêng mình. Thành công đâu chỉ có một con đường.

  • @myaza87
    @myaza872 жыл бұрын

    cách đây tầm 13, 14 năm, e là 1 gv mới ra trường với nhiều nhiệt huyết và mong muốn dc truyền tải những kiến thức cũng như niềm đam mê với môn mỹ thuật đến với hs, nhưng thực tế khác xa tưởng tượng của e, e dc phân vào 1 trường cấp 2, và là trường điểm của quận, nơi mà mọi ng xem môn mt có cũng dc mà ko có cũng chả vấn đề gì, với những bài thi hay kiểm tra, gv nói thẳng chỉ cần quẹt 1 nét ko cần hình thù cũng dc 5,6đ với hs tb, và trên 8đ với hs khá giỏi...với mức lương chỉ vỏn vẹn tầm 1tr5, mỗi tháng e trích ra 1/3 lương để in hình minh họa, mua giáo cụ trực quan vì trường chả cung cấp bất cứ món gì cho bộ môn của e (tất nhiên vì môn của e ko quan trọng), nên khi đi thi e cũng chỉ yêu cầu hs chỉ cần 1 vài nét cho ra hình là có điểm, và kết quả thật bất ngờ, gần 1/3 lớp (e dạy cũng ~ 10 lớp 3 khối 6, 7, 9) của khối 6,7 ko thèm làm bài, chỉ nộp giấy trắng, và ngạc nhiên hơn phần lớn hs ko làm bài là học lực khá giỏi, e đã cho điểm 0 tròn trĩnh vào kết quả chấm, và như dự báo trước, gvcn các lớp đó tìm e hỏi lý do, sau khi nghe e trình bày thì 90% đều nói cho đại điểm là dc, cần gì vẽ hay ko (hầu hết là gv lâu năm), chỉ số ít gv trẻ xin cho hs làm bài lại. Khi e ko đồng ý sửa kết quả thì các gv đó tự ý sửa, và gọi e lên ký tên là đã sửa điểm, e ko làm theo thì đến phiên bgh gọi lên gây áp lực, 1 năm học trôi qua với e là cực hình, khi nhiệt huyết ban đầu bị dập tắt, đến cuối năm đánh giá vì hs e dạy điểm ko tốt so với gv khác mà e bị đánh giá mức trung bình, những gv trẻ sau khi thấy nỗ lực dạy của e bị đánh giá tb thì tiếc cho e, còn các gv lâu năm thì đó là cái kết e đáng phải nhận khi muốn kéo điểm của hs lớp họ xuống......kết quả e nghỉ dạy ngay sau khi kết thúc năm học, và theo đuổi ngành vẽ khác, đi làm cty, vài năm thì e nghỉ làm, hiện làm artist freelancer và mở 1 quán trà sữa bánh ngọt nhỏ, dù thu nhập ko ổn định và sau dịch có khi chật vật tí nhưng e vẫn thấy hài lòng với con đường mình đã chọn :)

  • @nghithien2412

    @nghithien2412

    2 жыл бұрын

    định hướng cấp 3 năm tới đây có riêng sự lựa chọn cho nhóm ngành nghệ thuật... mong năm tới nghệ thuật và những môn tưởng như "phụ" sẽ được coi trọng

  • @nhiee2031

    @nhiee2031

    2 жыл бұрын

    @@nghithien2412 đúng vậy bây giờ môn vẽ trở thành 1 trong 3 môn chính và quan trọng nhất của mình để đi thi đại học.

  • @myaza87

    @myaza87

    2 жыл бұрын

    @@nghithien2412 cũng khó lắm, m đã coi qua bộ sách mt cho cấp 3, thực tế mà nói bộ sách đó rất khó áp dụng cho cấp 3, nếu theo kiểu là 1 môn năng khiếu cho hs lựa chọn thì ổn, có thể giải tỏa stress như m trước đây, với m vẽ là để giảm stress sau giờ học, đó là m đam mê, còn những hs ko hứng thú nếu gò ép phải học những bộ sách ko phù hợp với chương trình sẽ càng tạo áp lực thêm Cấp 3 đã rất áp lực về thi cử, bài tập cũng nhiều, thật sự m nghĩ mấy bạn hs cũng ko tải nổi đống kiến thức trong bộ sách mt đâu, mà quan trọng là ai dạy, chuyên môn ra sao để dạy dc M thì may mắn thời sv dc học các thầy cô cũng là họa sĩ có tiếng, có nhiều kn, mà cũng chủ yếu cho m tự học, tự tìm hiểu, chỉ giảng giải sơ hoặc sửa bài thôi. Nếu mấy bạn cấp 3 học mà gặp gv ko có tâm, hoặc ko có trình độ thì sẽ áp lực thêm về bài tập của môn đó M chỉ mong sau này sẽ thay đổi để cho mấy bạn hs dc lựa chọn môn năng khiếu để phát huy tốt hơn như mt, nhạc hay thể dục

  • @binh8010

    @binh8010

    2 жыл бұрын

    Bất cập là quá nhiều, hậu quả thì đến khi không cứu vãn đến mấy thế hệ mới được phản ánh lên dư luận. Mình thấy nền GD Việt là học của Nhật, nhưng mấy bác bộ giáo dục không thèm cải tiến những hạn chế mà mặc kệ chúng, ngành sư phạm thì rõ ràng là được nhà nước chu cấp 4 5 năm học, ra trường xin được việc là may, mấy người quen của mình bố mẹ họ còn than phiền cho con ăn học 3 năm cấp ba mà ra làm công ty như đứa học hết lớp 9, không bằng người ta học nghề. Nói đến chính trị, theo mình đoán thì nhà nước đầu tư cho thứ nhất quân sự, thứ 2 kinh tế, thứ ba chưa chắc đã giáo dục... Mà trên hết là mong bạn có sự nghiệp kinh doanh ổn, tiền vẫn cần nhưng chỉ cần bạn thích là được😊

  • @ucdungle2073

    @ucdungle2073

    2 жыл бұрын

    ngưỡng mộ chị thật đấy. Là em thì em không đủ can đảm để chống lại đám đông như chị đâu. Sống theo áp lực của đám đông thật mệt mỏi nhưng cũng không dám làm những gì mình muốn

  • @daran92
    @daran922 жыл бұрын

    Năm lớp 7 em nghỉ học, đi làm đủ thứ vài năm. Quay lại học bổ túc và tốt nghiệp 12 năm 19t và thi ĐH cho vui vì ai cũng bảo k đậu nổi. Và thật sự e rớt vì e chưa từng cố gắng. Vì e tin mn nói đúng nhưng 1 số bạn của e họ đậu. Điểm cũng khá cao. Hơi hối hận nhưng e quyết định đi đường vòng. Xa hơn để vào ĐH, bằng cách đi lên từ trung cấp, cao đẳng r thi vào ĐH. Thế nhưng căn bệnh thành tích quái ác. Đưa ra Nghị Định chặn đứng con đường này. Nếu mn còn nhớ Nghị Định 55 bằng lý lẽ nếu ai cũng làm thầy thì ai làm thợ. Nghị Định đó sống dc 1 năm. Còn những đứa tốt nghiệp năm đó thì dang dở vì k thì tiếp được. Hoặc làm lại từ đầu hoặc dừng lại. Em là 1 trong số những đứa dừng lại. Ko chạy nữa. Đi khởi nghiệp và may mắn đã tạm bình an. Chỉ là căn bệnh thành tích hại rất nhiều đứa trẻ, tổn thương và hủy hoại rất nhiều người. Và em một trong số đó. Mất hẳn niềm tin vào giáo dục, mất hoàn toàn.

  • @waffledau82
    @waffledau822 жыл бұрын

    2 năm trước em cũng là nạn nhân của việc đe dọa khi thi vào 10, thầy em đã chỉ thẳng vào mặt em ngay trước lớp và nói:" cô rớt chắc rồi, đi thi làm cái gì nữa". Lúc đó em sụp đổ lắm, em không biết làm gì hơn là dạ dạ cho qua chuyện. Ba mẹ em thì lúc đầu cho em thi vào trường hsg nhưng học lực em chỉ ở tb - yếu, thầy cn em đưa tờ giấy nguyện vọng em không dám điền vào là trường hsg đó tại vì em sợ bị chê cười ở trước lớp nên ngay sau đó em chỉ nói nhỏ để thầy đổi lại cho em. Sau khi em ghi đầy đủ nguyện vọng thì em bắt tay vào ôn tập trong 1 tháng, em ăn quên ăn quên ngủ để khẳng định em không hề " vô dụng " như thầy nói. Kết quả thì em tuy không đậu trường hsg kia nhưng em lại dư điểm đậu 1 trường công ở tp. Lúc đó em như vỡ òa vì mình đã làm được rồi. Em muốn khuyên mấy bạn chuẩn bị thi lớp 10 là cứ hãy làm đi, hãy thi đi, đừng vì lời nói bên ngoài mà làm ảnh hưởng đến bản thân mình.

  • @luatnguyen8343
    @luatnguyen83432 жыл бұрын

    15 năm trước em cũng là nạn nhân. Trong lúc đăng ký nguyện vọng cho kì thi lên cấp 3, giáo viên chủ nhiệm nói em học lực khá nên ko được đăng ký trường top. Nhưng cuối cùng em vẫn đăng ký và dư điểm đậu trường top.

  • @chucgiangnguyenthi2859

    @chucgiangnguyenthi2859

    2 жыл бұрын

    Em thì 6 năm trước . Y vậy luôn

  • @tranthiyenvy6453

    @tranthiyenvy6453

    2 жыл бұрын

    Cho em hỏi với ạ. Có nhất thiết mình đi học thêm mới đậu k ạ

  • @tranthiyenvy6453

    @tranthiyenvy6453

    2 жыл бұрын

    @vũ nguyễn vâng em cảm ơn nhiều ạ

  • @simpganyu2126

    @simpganyu2126

    2 жыл бұрын

    @@tranthiyenvy6453 học thêm là một khóa học dành cho những ng ko có khả năng tự học hoặc lười như tui này, nếu bạn có khả năng tự học tốt thì không nhất thiết phải đi học thêm đâu nhóa

  • @phuongtruong6435

    @phuongtruong6435

    2 жыл бұрын

    @@tranthiyenvy6453 hồi thi c3 tui chỉ học thêm toán thui á nhưng vẫn dư điểm đậu lun á, quan trọng là bạn chăm đến mức nào thui :)

  • @giangtriet5288
    @giangtriet52882 жыл бұрын

    Hiện em đang học lớp 12, nhưng khi xem được video của anh, nó làm cho em nhớ lại những năm tháng lớp 9 ấy. Em vốn là người không quan tâm lắm về điểm số nhưng nó cũng không có nghĩa là điểm số của em quá tệ. Nhưng khi những ngày tháng phải chọn nguyện vọng cận kề thì em với 3 bạn khác trong lớp chọn nguyện vọng trên - cụ thể là nv1 (không có khả năng đậu theo gvcn). Và bắt đầu tự khoảng thời gian đó chính là địa ngục với em, cô đã làm mọi cách để em hạ nv xuống (đem nv2 lên làm nv1), nhưng em không có nói với gia đình, em phải chịu cảnh đó cho đến hết năm học. Nhưng cuối cùng em đã đậu được nv1 và thậm chí là dư điểm, 3 bạn còn lại cũng thế. Em tính không nói tới chuyện này nữa do lúc em tới trường rút học bạ đã thấy cô rất vui vẻ, lúc đó em đã bỏ qua cho cô rồi. Thật sự thầy cô có thể có áp lực nào đó, áp lực thi đua ? tỉ lệ học sinh đậu ? Nhưng hành vi tước đoạt "đôi cánh" của những học sinh thì em không thể nào chấp nhận được. Dù em tha thứ đó nhưng em sẽ không bao giờ quên quá khứ này.

  • @nhannguyen1439
    @nhannguyen14392 жыл бұрын

    Em thấy học sinh trung học phổ thông vẫn rất thường được giáo viên cấp 3, những nguồn thông tin trên mạng xã hội hướng nghiệp theo kiểu: Nếu em học giỏi các môn tự nhiên thì mặc định em học các nhóm ngành kĩ thuật, logic. VÀ ngược lại nếu em giỏi các môn xã hội thì cứ đi theo các ngành kinh tế, xã hội. Có rất ít, thậm chí là không có ai hướng dẫn và chỉ cho các bạn học sinh cấp 3 cách để nhận ra tài năng, thế mạnh thông qua các môn học, khơi dậy niềm đam mê và sự hứng thú để từ đó tìm ra ngành học phù hợp với thế mạnh, sở thích và nhu cầu xã hội. Còn học sinh thì mơ hồ vì phải cày kiến thức phổ thông phục vụ cho thi cử nên thiếu đi khá nhiều sự trải nghiệm thực tế. Nên tới cuối năm mà vẫn phải loay hoay tìm định hướng cho mình và luôn trăn trở và lo lắng về sự lựa chọn đó. Nhiều buổi hướng nghiệp được mở ra nhưng có lẽ vì số lượng học sinh quá đông nên các buổi hướng nghiệp thường rất chung chung và không tháo cởi được nhiều thắc mắc của học sinh, thậm chí nhiều buổi hướng nghiệp lại nghe có vẻ giống một bài diễn văn về việc chọn sai nghề thì thê thảm như thế nào hơn là việc giúp học sinh tìm thấy nghề nghiệp :

  • @user-vk8kk2qv6c

    @user-vk8kk2qv6c

    2 жыл бұрын

    Đúng rồi ạ em 2k4 năm nay thi ĐH mà việc hướng nghiệp ở trường khá là hời hợt ý ạ. Hướng nghiệp thì cũng chỉ là 1 trường nào đó về và chỉ nói về đúng 1 nhóm ngành cụ thể, PR trá hình cho trường còn gần như tất cả thông tin học sinh phải tự tìm hiểu, không một ai chỉ lối cho, gv cũng không quan tâm, em cứ nghĩ lên 12 sẽ được hướng dẫn nhiều lắm nhưng mà không. Tự thân vận động tìm tòi thôi ạ 🥲

  • @nhannguyen1439

    @nhannguyen1439

    2 жыл бұрын

    @@user-vk8kk2qv6c Hmm mình thấy thiệt thòi thiệt đó nhưng mà thôi cứ nhìn vào phần nào mặt tích cực khi mà không có sự quan tâm của giáo viên đôi khi cũng giúp cho bạn suy nghĩ độc lập và ít bị chi phối hơn, bây h cũng dễ dàng tiếp cận nhiều nguồn thông tin nên không chỉ bạn có thể tìm ra được chính xác cái mình muốn học mà còn giúp mình rèn cách tự học và nghiên cứu vấn đề đó, ráng lên kkk

  • @thiennhale6058
    @thiennhale60582 жыл бұрын

    Những trường hợp như thế này thường xảy ra ở những trường có danh tiếng, bởi họ phải đảm bảo cái “uy tín” của trường, không muốn bị nói là “trường có nhiều phần trăm các học sinh không đậu tuyển sinh”. Chỉ vì cái tiếng ấy mà họ nhẫn tâm đạp đổ ước mơ của các em học sinh, không nỗ lực giúp đỡ mà chỉ chăm chăm nhìn vào thành tích. Thật đáng buồn. Em là một học sinh lớp 9, em biết rõ cái áp lực điểm số và thành tích, là một trong những học sinh được đặt kỳ vọng cao, tuy nhiên việc buông lời lẽ không hay và xúc phạm đến các bạn học yếu đôi khi khiến em cực khó chịu. Ai cũng có thứ mình giỏi và không giỏi, nhà trường chỉ muốn có một bản mặt “đẹp” mà quên mất giá trị của trường học là để “giáo dục”

  • @thienken4344
    @thienken43442 жыл бұрын

    em chuẩn bị có kì thi cấp 3 ,mặc dù là hs khá nhưng mà em vẫn muốn học trung cấp nghề và cũng đã tâm sự với mẹ .Thì mẹ mới bảo chứ'' sao con có năng lực sợ sệt cái gì mà không thi vào 10 '',còn gọi cả chuyên gia tư vấn tới nữa .Sau khi mà tư vẫn xong thì người đó có bảo là ''muốn học nghề sớm vì đam mê là đúng ,không có gì sai cả, nhưng mà con phải nhớ học từ trung cấp khó học lên đại học hơn là cấp 3 ,hơn nữa rất khó để tìm kiếm việc làm ,phải lưạ chọn cho kĩ''.Lúc đó em mới đặt ra 1 câu hỏi là ''Tại sao phải có bằng đại học ?''mẹ em thì hết lần này đến lần khác cô gắng đánh vào tâm lí em những câu chuyện :nào là thằng kia con bà nọ học trung cấp rồi bỏ dở nửa chừng kìa ..vv..là hồi xưa mẹ không được học cấp 3 ,quay đi ngoảnh lại cũng chả có ai để họp lớp ..vv..Nhưng mà theo em nghĩ thì người có đam mê sẽ có năng xuất làm việc hơn những người có công việc chỉ dựa vào cái bằng nhưng k có chút tâm huyết.Thực sự em không hiểu ,sự ép buộc đó có nghiã lí gì nữa?chả phải làm như vậy sẽ khiến một con người ví thành 1 con robot đc dán nhãn nổi tiếng thôi hay sao?Mong các bạn có đam mê như mình thì đừng từ bỏ nhé ,quyết định là của các bạn chứ không để đặt hết quyết định cho cha mẹ mình được.

  • @connguoilangbat134
    @connguoilangbat1342 жыл бұрын

    Bệnh thành tích nó ăn sâu vào giáo dục của ta rồi nên khó mà thay đổi ngay được. Trách các thầy cô,trường học và bộ giáo dục vì bệnh thành tích mà ko cho học sinh yếu thi vào lớp 10 thì cũng phải trách cả phụ huynh, thử hỏi nếu các nhà trường và thầy cô làm chặt các phụ huynh có giảy nảy lên ko. Tôi còn nhớ như in khi thầy đỗ việt khoa quay video tố cáo tiêu cực thì thầy ko chỉ chịu sức ép từ trường hay bộ giáo dục đâu mà còn cả các phụ huynh khi họ nhìn thầy như một thứ dị loại, thằng hâm điên và bây giờ sau chục năm đời sống của thầy rất thảm vì hành động năm đó dù thầy ko hối hận. Rồi có những lúc một tỉnh nào đó thi tốt nghiệp THTP có 60% đỗ thì bị báo chí và xã hội dập cho tơi tả và năm sau tỉnh đó lại lên 90%. Nhiều phụ huynh có con học lực yếu kém van xin thậm chí quỳ lạy các cô nâng điểm để thi vào trường nghề rồi sau đó họ lại lén lút nộp đơn cho con thi lên cấp 3, nhiều cô cũng thương học sinh ra đời sẽ thế nào nên nâng điểm rồi bị phụ huynh quay lại ép vì cô nâng điểm là cô đã sai nên các thầy cô cũng ko dám nói gì khi họ nộp đơn thi vào lớp 10. Bị như vậy nhiều quá nên rất nhiều cô chọn phương án cứng rắn loại thẳng tay luôn, ai đủ điểm đủ khả năng mới đc thi chứ ko có nâng điểm gì nữa cả. Hãy thẳng thắn đi, nếu nhà trường làm chặt thì có rất nhiều học sinh ko thi được lớp 10 bị đánh trượt lại. Học nghề có gì là xấu khi đa phần các học sinh yếu kém lại toàn là người có gia đình khó khăn, sao ko chọn 1 hướng đi phù hợp khác vào đời ngắn hơn. Bệnh thành tích rất khó giải quyết ko chỉ từ bộ giáo dục và trường học mà do chính các phụ huynh nữa. Thành tích ko có gì là ko tốt nhưng nó phải là thật chứ ko phải thành tích ảo nếu ko thì sau này ra đời những em có thành tích ảo sẽ lộ nguyên hình thôi

  • @diemavic5526

    @diemavic5526

    2 жыл бұрын

    Lên top

  • @Andre72495

    @Andre72495

    2 жыл бұрын

    Thay đổi thì phải để GV GenZ vào thôi, Mình thấy đa phần các thầy cô trẻ ngày nay đều quý Học Sinh và tư tưởng tiến bộ vl

  • @connguoilangbat134

    @connguoilangbat134

    2 жыл бұрын

    @@Andre72495 thời nào thì cũng rơi vào tình huống trên thôi, cả 1 nền giáo dục mắc bệnh thành tích, cấp trên nó thúc xuống đến cả bộ trưởng giờ lên còn khó làm huống chi giáo viên. Bạn muốn các cô học thật thi thật loại thẳng tay những đứa yếu kém hay là thương các em nâng điểm cho các em đi học nghề rồi bố mẹ lừa cô vẫn nộp đơn thi vào cấp 3. Tôi thấy cứ học thật, thi thật thẳng tay là tốt nhất có thế mới hết bệnh thành tích, giá trị ảo. Nếu cố gắng ở mức vừa phải kể cả gia đình khó khăn tốt nghiệp cấp 2 đâu có khó. Sau đó, tùy vào điều kiện hoàn cảnh mà chọn thì cấp 3 hay đi học nghề

  • @vuz3891

    @vuz3891

    2 жыл бұрын

    @@Andre72495 thích lắm tư duy như bạn thế hệ trc ko lm đc j thì thế hệ sau chúng ta làm lại chứ ko ngồi chửi đổng than vãn như ai đó

  • @hungduong5727

    @hungduong5727

    2 жыл бұрын

    chính phụ huynh cũng là người đang tự tin thái quá về con cái mình :( phụ huynh cần khoe với bạn bè con học trường nọ trường kia v.v...

  • @linhnguyen-em6kg
    @linhnguyen-em6kg Жыл бұрын

    Sự chia sẻ của anh khiến em nhớ đến em của kì thi vào 10. Câu chuyện của em không hẳn như vậy tuy nhiên em lại cảm giác có sự tương đồng. Em là một học sinh khá giỏi, điểm thi thử của em nhưng năm lớp 9 luôn trong top 20 của trường. Tuy nhiên vì một sơ xuất nhỏ trong bài kiểm tra HK1 cùng với sự tư vấn của cô giáo, mẹ em đã không hề hỏi ý kiến của em và bỏ nguyện vọng vào trường cấp 3 hạng top thời đó - đây là ngôi trường trước giờ em vẫn luôn muốn học. Có thể nói, em rất ấm ức và thất vọng; đồng thời cho đến giờ em vẫn thi thoảng dằn vặt bản thân nhu nhược nghe theo người lớn dù ấm ức của mình. Năm đó, em thi được 53 điểm thừa so với điểm chuẩn của trường em mong ước tận 2 điểm.

  • @duytrainguyen7782
    @duytrainguyen77822 жыл бұрын

    Đúng là sấp mặt thật a Trí ạ! E đi học ĐH 1 năm rưỡi xong giờ bỏ ngang đi làm( cũng mặt sấp mặt ngửa). Bơ vơ giữa giông tố cuộc đời sau 2 năm, e đang dần hiểu bản thân hơn, và có những định hướng cụ thể và rõ ràng hơn cho bản thân mình ạ.😅😅

  • @pjau901
    @pjau9012 жыл бұрын

    Việc học ngày nay luôn dùng điểm số để đánh giá và thầy cô vẫn luôn khuyên là " các cần em có một học bạ đẹp để xét tuyển đại học lo cho tương lai các em sau này "

  • @angkhoa3661

    @angkhoa3661

    2 жыл бұрын

    đồng ý 2 tay , 2 chân

  • @vingnguyen5074

    @vingnguyen5074

    2 жыл бұрын

    Tại vì cách nào đơn giản sẽ luôn được ưu tiên :((( hướng đi khó khăn cần nhiều cố gắng thì dễ bị bỏ qua và hong quá nhiều người thành công ở hướng đi đó cho nên thầy cô mới hướng như v :((((

  • @omaicaa

    @omaicaa

    2 жыл бұрын

    @@vingnguyen5074 đơn giản hay ko thì các trường vẫn xét đủ chỉ tiêu đề ra thôi

  • @vandong9467

    @vandong9467

    2 жыл бұрын

    số lượng các trường đại học luôn luôn ít hơn số lượng học sinh trung học và nhu cầu xã hội chỉ có thế. Nên cạnh tranh cũng vất vả.

  • @ngamcuuienthoai539

    @ngamcuuienthoai539

    2 жыл бұрын

    đấy là 1 lựa chọn thôi bạn ơi, chữ "cần" chả ai nói cả, thậm chí thầy cô còn bảo chúng ta học lệch 3 môn vì dễ hơn xét học bạ nữa là

  • @minhphung986
    @minhphung9862 жыл бұрын

    em thấy những quốc gia châu âu họ chú trọng cho học sinh đc tiếp cận với nghề nghiệp ngay từ nhỏ r nên sau khi lớn họ cũng đã có cái nhìn khá rõ ràng về nghề rồi

  • @khoipham658
    @khoipham6582 жыл бұрын

    Cuối năm 12 e cũng từng rưng rưng nước mắt khi liên tục thấy các thầy cô dồn các bạn học yếu của lớp lại và nói rằng " Thành tích của em như vậy nhà trường sẽ xem xét KHÔNG CHO em tham gia kì thi tốt nghiệp thpt". Thầy cô liên tục đê dọa nói thế trong suốt 2 tháng cuối cùng trước kì thi mặc cho các bạn thật sự rất cố gắng. E kh nằm trong số đó mà còn thấy tim như bị bóp nghẹn khi nghe câu đó nữa. Thời gian sát kì thi là kinh khủng nhất ạ. Kh những trong những tiết học mà cả giờ chào cờ các thầy cô hiệu trưởng cũng nhấn mạnh vào nội dung đó như 1 điều hiển nhiên, 1 quy tắc của nhà trường đó ạ.

  • @thanhphan8385
    @thanhphan83852 жыл бұрын

    Em từng là học sinh 4.0 môn Vật Lý, nhưng bây giờ em làm thiết kế điện tử, một lĩnh vực ứng dụng rất nhiều kiến thức Vật Lý. Vậy 4.0 đâu có khẳng định em không có khả năng học điện tử đâu.

  • @chanhtranminh836
    @chanhtranminh8362 жыл бұрын

    9 năm trước tôi cũng vậy, tôi từ chối cô và có một cuộc cãi to với Thầy Hiệu Trưởng. Đó là một trong những quyết định đúng đắn trong cuộc đời á, nai sừ luôn

  • @jacobbb3146
    @jacobbb31462 жыл бұрын

    Thật sự thì việc định hướng nghề nghiệp ở môi trường giao dục VN còn nhiều vấn đề. Ở thời điểm của em đa số các trường đại học mang tiếng hướng nghiệp thì ít mà chủ yếu PR, mời gọi học sinh vào trường mình thì nhiều. Nên là dẫn tới cả 1 thế hệ chỉ đâu đó 10-15% bạn trẻ có thể chọn đúng hướng đi của mình. Còn lại đều mất định hướng. Em cũng từng học QTKD của một trường Cao đẳng nhưng vì ở 1 thời điểm đi làm em dám đánh đổi nghỉ việc để rẽ hướng sang công việc Tiếp viên hàng không và bây giờ em thấy khá thoải mái và yêu thích công việc hiện tại. Cám ơn anh vì đã có 1 video như này để ít nhiều bạn trẻ có thể tự biết mình muốn gì mà không phải đi theo số đông!

  • @soratakajama6802
    @soratakajama68022 жыл бұрын

    Em đang là học sinh cấp 3 xem đến đoạn 20:53 em cảm thấy rất may mắn khi được cô giáo dạy văn của mình quan tâm và định hướng những điểm mạnh yếu, nghề nghiệp phù hợp với bản thân mình, năng lực của mình và dạy cho chúng em nhiều về kĩ năng sống. Mong rằng trong 2 năm còn lại ngủi trên ghế nhà trường chúng em sẽ học được nhiều hơn từ cô🥰

  • @khanglee6209
    @khanglee62092 жыл бұрын

    Sau khi xem clip xong em chỉ có một câu muốn nhắn gửi đến những người ngoài kia vẫn đang thần thánh hoá thầy cô giáo, thầy cô là những người có tri thức, kiến thức và có khả năng truyền đạt chứ không phải là một đấng toàn năng có thể nhìn trước được tương lai và vận mệnh của một người nên trước khi tiếp thu một vấn đề nào đó đặc biệt là vấn đề về năng lực như những câu "Em không có khả năng.." hay "Tương lai em không làm được gì đâu..". Luôn nhớ rằng thầy cô cũng chỉ là con người nhỏ bé nên lời họ nói đôi khi cũng có thể sai vì vậy đừng lấy đó làm giới hạn mà huỷ hoại ước mơ, hoài bão của bản thân.

  • @lengocnhuy4335
    @lengocnhuy43352 жыл бұрын

    Lo học đi các bé ơi, không học giỏi thì cũng có thể thành công nhưng sẽ rất vất vả, các em hãy cố gắng học để có nhiều lựa chọn cho tương lai hơn nhé!

  • @datman2827
    @datman28272 жыл бұрын

    Mình năm lớp 9 hs trung bình,thầy cô giáo bộ môn và cả chủ nhiệm đều nói mình không thi được,thi thì kiểu nào cũng rớt,thầy chủ nhiệm mình còn cấm thi?Nhưng mình k quan tâm vì thi hay k là quyền của mình,rồi mình thi thì cũng vô đc,dư 0,5 điểm😁 Đôi lời nhắn nhủ với các bạn lớp 9 trở xuống.Hãy cứ thử đi,dù gì rớt cũng k sao,vì cuộc đời chỉ có 1 mà,k thử thì sao biết."Thi hay không là quyền của học sinh,không hề phụ thuộc vào thầy cô gì cả" Chúc các bạn đg thi tuyển thi đậu đc trường mình đã chọn nhé.😁👍

  • @hidadsek9671
    @hidadsek96712 жыл бұрын

    Anh Quéo nói rất đúng. Việc tư vấn này thật ra rất rất khó vì không chỉ là thành tích mà còn là quan niệm của giáo dục, xã hội VN với trường nghề. Họ coi trường nghề là nơi của những học sinh dốt, không có tương lai, suốt đời chỉ có thể làm culi. Khi còn nhỏ, cha mẹ sẽ luôn hướng con thành bác sĩ, kỹ sư có bằng thạc sĩ, tiến sĩ hay bèo nhất cũng là cử nhân đại học. Khi tới trường, giáo viên cũng sẽ tập trung ưu ái những học sinh học giỏi, bồi dưỡng họ để vào các trường chuyên, trường điểm chứ họ coi trường nghề là nơi của những học sinh dốt, những người ở dưới đáy của cái xã hội thu nhỏ mang tên "trường học" sẽ vào. Hàng xóm sẽ nhìn vào những đứa trẻ học trường nghề bằng ánh mắt thương hại hay coi thường và đôi khi sẽ không cho con họ chơi với những học sinh đó vì gọi tụi nhỏ là những đứa "không chịu học hành, ăn chơi lêu lổng để rồi phải vào trường nghề". Ngày nay, quan điểm của mọi người đã thoáng hơn, việc kỳ thị trường nghề đã bớt đi nhưng chúng ta vẫn phải nhìn thấy là: vẫn không cha mẹ nào muốn con học trường nghề cả, họ cho đi học chỉ bởi vì đứa nhỏ lỡ thi rớt trường công thôi. Mình nói thật từ kinh nghiệm của mình. Trường nghề thật ra là 1 lựa chọn rất tốt ngày nay nếu các bạn không có ý định trở thành giám đốc hay các chức vị cao cần bằng cấp. Trường nghề cho phép bạn đi làm sớm hơn (18 tuổi nếu học từ cấp 3 và 20 tuổi nếu học từ sau lớp 12), tích luỹ kinh nghiệm nhanh hơn và đôi khi còn thực tế hơn các trường đại học. Hầu hết cty trong ngành của mình khi được chọn giữa 1 ứng viên có bằng đại học và 1 ứng viên cao đẳng, trung cấp có 2 năm kinh nghiệm, họ đều sẽ chọn người có 2 năm kinh nghiệm. Bằng đại học cũng có giá trị của nó, bạn được học với những học sinh máu chó tài giỏi hơn người, có được những mối quan hệ và thời gian tuyệt vời. Nhưng nói thật thì ở VN mình chỉ thấy khoảng 20~30% các bạn sinh viên thực hiện được điều đó còn 70% còn lại cũng chỉ là học, học, lấy bằng xong ra làm thôi. Và khi ra làm thường thì họ lại tìm được những người cộng sự, đồng nghiệp già đời hơn, kinh nghiệm hơn và có thể dẫn dắt các bạn tốt hơn cả giáo viên trong trường.

  • @shinahyoung5788
    @shinahyoung57882 жыл бұрын

    Trường em thì tự do , muốn thi ở đâu thì thi . Và trường em cũng rất tích cực khuyến khích hs thi vào trường tốt , mỗi năm vào những ngày thi cuối kỳ 2 của lớp 9 trường em đều có mời Các gv và Hs trường Châu Văn Liêm ( 1 trong 2 trường cấp 3 tốt nhất tp của em ) đến để tư vấn và giao lưu vs hs lớp 9 trường em . Thật sự em đã rất hạng phúc và cảm thấy may mắn khi học ở ngôi trường hiện tại

  • @nguyenhonghai7274
    @nguyenhonghai72742 жыл бұрын

    Sau video này em điểm được những điều em tâm đắc, đó là: 1.Chúng ta đừng nên đặc cược niềm tin 100% vào trường lớp là có thể giúp con mình phát triển toàn diện mà là cha mẹ hãy là người thầy cô tuyệt vời nhất cho con mình để có thể chơi cùng con, học cùng con, nuôi dưỡng cái sự hứng thú say mê (Hy vọng em viết được làm được nha trời! :)) 2.Việc thi cử là việc giúp bản thân xác nhận mình yếu hay giỏi với bộ môn đang thi ,giúp mình có thể gợi ý để điều chỉnh hướng đi sao cho phù hợp hơn, và trong video này em cũng biết thêm là việc thi cử là quyền ''Mặc định'' của công dân. 3.Chúng ta đừng nên đánh giá quá mức về thành tích bên ngoài của một người mà hãy quan tâm cái quá trình nổ lực của họ, xem họ thực sự nghiêm túc, hứng thú ,say mê với nghành nghề,với lĩnh vực đó không?

  • @trantrongdanh4279
    @trantrongdanh42792 жыл бұрын

    Em đang học ngành kỹ thuật tại một trường đh có tiếng ở SG. Em đã nhận thấy nó ko phù hợp với em ngay từ học kì thứ hai năm nhất. Sau đó, em vẫn học tiếp nhưng đăng kí ít môn lại, ko dám nghỉ học vì sợ gđ lo. Tuy nhiên em đã có dự định và đang tự mày mò một ngành mà em thấy hứng thú. Trong khi học, em đã thấy một hiện tượng mà em ko tài nào giải thích được. Những môn được xem là phụ bị ghẻ lạnh ko thương tiếc. Sự thờ ơ đến từ SV thì ko nói làm gì, nếu biết chắc môn học đó ko có giá trị, nhưng chính giảng viên lại tạo cho em cảm giác ko an tâm khi em quan sát cách họ đối xử với môn học họ được phân công giảng dạy. Những môn “phụ” một là sẽ được dạy kiểu “hời hợt”, tức là dạy cho có, cho xong, một chương trình có bao nhiêu dạy hết là hoàn thành trách nhiệm. Thứ hai là đưa ra những nguyên tắc, điều luật, chỉ thị hà khắc, hình phạt để “giúp SV siêng năng hơn”. Thực ra đằng sau đó là câu chuyện gì em cũng không rõ, nhưng em tin giảng viên ai cũng yêu thương và mong muốn điều tốt đẹp cho học trò mình. Những khó khăn và hoàn cảnh của các thầy cô, chúng em cũng ko biết hết. Những sự việc như vậy đã xảy ra nhiều đến mức em cảm thấy môi trường này - SV mệt mỏi, ủ rủ, quằn quại & GV căng thẳng, áp lực, bực dọc - đã ko còn phù hợp (hoặc do cá nhân con người em ko phù hợp với cách giáo dục như vậy). Mặc dù chưa trải nghiệm nhiều ở các trường khác, nhận định của em có thể rất chủ quan, nhưng trường em cũng nằm trong top trường kỹ thuật ở SG (điểm chuẩn ngành em năm đó cao nhất cả nước) nên em tin mình đã được nhận sự giáo dục với chất lượng mà đa số SV nước ta có cơ hội được tiếp cận. Em thấy chúng ta ko nên đặt kì vọng quá lớn lên nền giáo dục để rồi hụt hẫn và mất hết sự lạc quan như em đã từng cách đây vài năm. Em đã thôi ko nghĩ như vậy và đặt kì vọng vào chính mình. Việc đó làm em sống rất bình an. Em ko đua tranh và so sánh mình với ai nữa, chỉ học và làm những gì giúp mình tốt lên. Những năm gần đây có nhiều sự vụ trong ngành làm chúng ta ko khỏi xót xa, rồi lao đao ko biết mình phải làm gì để thích nghi với sự vận hành đó. Em nghĩ phương án tốt nhất chỉ có thể là tự khám phá cho mình: học những gì mình cần, tham khảo những tài liệu, con người mà mình quan tâm, đặt ra mục tiêu cá nhân, tham gia các hoạt động mà mình thấy có ích...Em cảm ơn anh và team đã ko biết mệt mỏi để liên tục đưa đến cho mọi người nhiều góc nhìn đa chiều và bình tĩnh hơn trong xã hội ngày càng khó đoán này. Trân trọng 💯

  • @tungfg
    @tungfg2 жыл бұрын

    Lúc em thi vô cấp 3, em là đứa học giỏi top lớp và tên cũng gần 1 bạn học kém, cô giao cho em nhiệm vụ gánh nó qua kì thi này và em cũng rất sẵn lòng. Gánh ở đây là cho nó copy bài á:))

  • @hacthaybachthay

    @hacthaybachthay

    2 жыл бұрын

    Chời mẹ ....

  • @thichthinhichofficial8535

    @thichthinhichofficial8535

    2 жыл бұрын

    Nước đi tại hạ chưa ngờ tới Xin nhận tại hạ một lạy 🗻🗻

  • @nhienleminhhue6605

    @nhienleminhhue6605

    2 жыл бұрын

    bro mình hiểu ý bro mà

  • @didongcuongle2354

    @didongcuongle2354

    2 жыл бұрын

    @@hacthaybachthay 😂

  • @binh8010

    @binh8010

    2 жыл бұрын

    Quá chuẩn luôn, hè năm ngoái cô cũng nói y chang lời bạn trích nhưng cô chặt chẽ hơn là nếu ngồi gần bạn trường mình, còn ngồi với đứa trường khác thì đừng cho nó chép, nếu nó hỏi thì nhắc sai😂

  • @huyluu1381
    @huyluu13812 жыл бұрын

    Em đang là sinh viên của một trường kỹ thuật tại tphcm. Không biết ở đây có bạn nào bị như mình không, từng rất đam mê khối ngành kỹ thuật khi còn c3, mày mò học hỏi rất nhiều thứ để có thể theo được đam mê của mình, khi thi vào trường thì mình đã chọn 1 ngành kỹ thuật mới của trường vì mong muốn sẽ được học hỏi một cái mới và tin tưởng nhà trường sẽ là nơi ươm mầm cho giấc mơ của mình, nhưng lại bị vỡ mộng từ năm nhất và năm 2 không. Mình không biết này có được gọi là bệnh thành tích hay ko, nhưng mà hiện rất nhiều trường kỹ thuật " tạo ra " rất nhiều ngành mới nhưng lại không có khả năng giảng dạy các môn liên quan đến ngành hay không. Như ngành của mình thì có những môn trong chương trình đào tạo không hề có hoặc có những môn phải học theo trình tự nhất định ( học môn A thì mới học tiếp môn B) nhưng việc không sắp xếp được môn cho sinh viên làm tất cả mọi người đều loạn hết lên cả. Khi bắt đầu vào những môn cơ sở và chuyên ngành mình nhận được rất nhiều câu hỏi từ giảng viên " tại sao em chưa học môn này, tại sao em chưa học môn kia, ủa tại sao tụi bây lại phải học môn của thầy, tụi bây đã được học kiến thức cơ bản đâu mà học môn này ". Ngoài ra còn rất nhiều môn dạy, giảng viên còn không hiểu mình đang giảng cái gì, đến khi sinh viên hỏi thì được tá hoả thầy là giảng viên bên ngoài được trường mời về dạy đỡ môn này vì trong trường chưa thầy cô nào đủ kiến thức để dạy môn này . Và khi đưa ý kiến lên khoa thì câu trả lời của tụi mình nhận được là những câu đùn đẩy trách nhiệm từ thầy này qua thầy nọ và câu cam kết tụi mình được nhận là " mấy thầy sẽ cố gắng sửa cho những khoá sau, còn các em cố gắng nhé ". Liệu rằng nhà trường đã quá chạy theo thành tích, sợ trường người ta có ngành mới còn trường mình không, từ đó " đẻ" ra rất nhiều ngành mới mà không chú tâm phát triển nó. Từ đó ảnh hưởng rất nhiều đến sinh viên và kết quả là đã gần 1/3 lớp bỏ học hoặc phải xì một số tiền không nhỏ để được chuyển ngành . Mình cũng không thoát khỏi sự việc này nhưng nhờ vậy mình đã rẻ sang một hướng mới, một niềm đam mê mới, và có thể nói hiện tại mình cảm thấy việc điều hướng đúng lúc đang đem đến nhiều kết quả tích cực đến cho mình. Đây là một câu chuyện chia sẻ của bản thân mình, để bày tỏ quan niệm về việc bệnh thành tích ở các trường cũng như là việc vào đại học sau đó phát hiện ra một niềm đam mê mới, nên các bạn hãy đóng góp ý kiến một cách văn minh nhé mình sẽ trân trọng những ý đóng góp đó ạ.

  • @ngocdungle7022
    @ngocdungle70222 жыл бұрын

    Trường và lớp cấp 3 của em khá là tốt, hồi ấy lớp hầu như đậu đại học 100%, em thì bị cái trend đó là học kinh tế hoặc luật vì hồi đó các ngành đó đc bạn bè chọn nhiều nhất. Trong khi hồi ở cấp 3, các môn KHTN đc thầy cô dạy rất kĩ, nhưng mọi người chỉ học vì điểm, nên thành ra sau này, dù có bạn đủ mê khoa học để học bách khoa cũng chỉ vì... muốn có nhiều tiền, hơn là đặt nhiều tình cảm, say mê vào công việc. Em thì bị khác mn 1 tí, học vì thích và vui nên thành ra có 1 thời bị trêu chọc là ảo tưởng, ấu trĩ. Ở trường đh thì sau 1 thời gian làm thêm để hiểu bản thân, đến đầu năm 3 em từng muốn nghỉ kinh tế để theo ngành dịch thuật, xong e bảo lưu k thành công, bị gia đình mắng, có quãng thời gian sống vật vờ, gặp nhiều bệnh tâm lý và khá nhiều chuyện nữa... Giờ thì em làm dịch thuật cho 1 cty kiến trúc là 1 lĩnh vực e thích từ lâu, dịch truyện, sub phim; công tác xã hội về khoa học thường thức, văn học khoa học giả tưởng và đang chuẩn bị khởi nghiệp. Mọi việc cũng bê bối đến h cũng là 5 năm cơ mà nay e k còn sợ nữa, e chỉ sợ sai lỗi cũ chứ đã quá đủ để sợ 1 thử thách mới và k dám làm điều mình có thể làm và muốn làm. Và em chấp nhận chiến đấu đến cùng, từ bỏ cả việc kết hôn còn hơn là làm việc chỉ để có tiền và kết hôn cho hết cuộc đời như cách mọi người ở quê vẫn đang hướng tụi em đến như thế.

  • @wininh324
    @wininh3242 жыл бұрын

    Ô đây thật sự là tình trạng chung đang sảy ra ở các trg thcs . Đây thật sự là một bệnh thành tích của các trường và nó thật sự đáng lên án và quan tâm hiện nay . Anh nói thật đúng . Hy vọng anh sẽ có thể ra nhiều video ntn nữa .

  • @truongviethoang4476
    @truongviethoang44762 жыл бұрын

    Trường của em gây áp lực lên các bạn yếu không thi cấp 3 . Trường cam kết rằng nếu bạn nào kí vào tờ giấy cam kết không thi cấp 3 thì dù thi tệ đến cỡ nào cũng được nhà trường cấp bằng cấp 2 , em là 1 người trong số nửa học sinh ký tờ giấy đó

  • @daran92
    @daran922 жыл бұрын

    Ngày xưa em chọn ngành QTKD chỉ vì ng lớn bảo học nghề đó dễ kím việc. Còn trường e chọn theo học phí thay vì chất lượng. 1 sự sai lầm tuổi trẻ. May mắn e đang tự kinh doanh. Nhưng cũng k dùng đến quá nhìu kiến thức lúc đi học. Giá như thế hệ sau có cách chọn tốt hơn có ai đó để hỏi và dc hướng dẫn từ sớm

  • @caotichcuc
    @caotichcuc2 жыл бұрын

    Chào anh em sinh 2k5 vào khoảng 2 năm trước khi đứng trước lựa chọn học cấp 3 và học trường nghề em cũng đắn đo rất nhiều bởi lúc đó em cũng được đánh giá là học sinh giỏi nhưng bản thân em lại muốn có cuộc sống tự do hơn nên đã cố tình thi trượt tuyển sinh. Sau đó không biết do may mắn hay là may nắm cuộc sống em dần sang trang mới,em bắt đầu với những công việc làm thêm nhờ có sự thật thà nói chuyện khéo léo cùng với sự trung thực nên em phát triển ở giai đoạn đó rất nhanh và em có thể giảm bớt sự phụ thuộc vào gia đình. Nhờ những mối quan hệ khi làm việc em bắt đầu có những project đầu tiên(em cũng học cntt mặc dù đến giờ em vẫn chưa biết mình có thích nó hay không). Sau khoảng 2 năm hiện tại em ở vị trí được đánh giá là ngang với những sv năm cuối và có cuộc sống như mình mong muốn. Em không biết là quyết định của mình có đúng hay không vì có những lúc thấy bạn bè đi học em cũng hơi buồn nhưng em rất thích cuộc sống thế này.

  • @redcrayon4110

    @redcrayon4110

    2 жыл бұрын

    Em là một người dũng cảm và tài năng. Chúc em ngày càng thành công hơn nữa🍀

  • @13-huyhieu42
    @13-huyhieu422 жыл бұрын

    Công tác hướng nghiệp vẫn còn kém lắm ạ giờ vẫn chỉ là lo học kiến thức, thi cử.Cho đến năm lớp 12 thì mới có vài khóa hướng nghiệp.... Nói chung là chán chả biết sau này mình sẽ làm gì Em 2k5

  • @sophiedavidson1579

    @sophiedavidson1579

    2 жыл бұрын

    Mình cx 2k5 nèee

  • @taolamvlogd6982
    @taolamvlogd69822 жыл бұрын

    Gia đình của mình có 4 người, bố, mẹ, anh trai và mình. Hồi đó người anh trai thì suốt ngày đi chơi, mình thì lười học, nghiện game nữa. Vì bố lúc nào cũng bận nên chỉ có mẹ là người gánh tất cả. Giáo viên của mình từng nói chuyện với mẹ và gợi ý cho thôi thi cấp 3, lúc đó mình cũng mệt lắm, chẳng muốn thi nữa vì nghĩ rằng mình cũng chẳng giỏi gì. Đến một hôm, nhà mình có khách quen lâu năm gặp lại, người ấy là cô họ và cũng là người đã khai sáng cho mình về mục đích học tập. Khi nghe câu chuyện mà mình kể cho cô về việc mình sẽ thôi thi cấp 3, cô đã rất tức giận và hỏi mình ai đã xui khiến mình làm như vậy. Mình cũng chẳng muốn buộc tội ai và chỉ tự nhận bản thân là người muốn như thế. Sau đó cô ấy đã nói với mình, lời nói mà mình vẫn cứ nhớ mãi cho đến tận bây giờ: " nếu con chắc chắn rằng bản thân không thi vào được cấp 3, hãy cứ thi và chọn trường nào xịn nhất mà thi, vì biết kiểu gì cũng trượt mà, thà chết trong vinh quang còn hơn sống cả đời nhục nhã" cô tiếp tục nói tiếp: " thi cấp 3 không có gì là khó, tỉ lệ con có thể vào được cấp 3 là rất cao, nhưng thứ duy nhất ngăn con lại là rào cản lý trí, những lời nói vô căn cứ, xong cùng cho dù vô tình hay cố tình thì cũng là hại con. Hãy gặt phắt những lời nói, ý nghĩ đó đi mà đi tiếp, mặc kệ họ nói, con cứ làm, cứ làm cho đến khi họ không nói được gì nữa! Cố lên con, cô tin tưởng ở con" lần đầu tiên trong cuộc đời mình cảm thấy được tôn trọng, được tin tưởng, sau đó 2 tháng, mình đã cố hết sức chuyên tâm học hành và cuối cùng cũng đỗ vào một trường cấp 3 bthg, mặc dù không danh tiếng như những trường khác nhưng thật bất ngờ khi điểm số của mình còn thừa tới tận 3 trường danh tiếng! Tức là mình có thể vào những trường đó nhưng mình đã không chọn và cũng chẳng có nguyện vọng T_T . Sau cùng, mình đã làm tất cả để chứng minh với cô mình xứng đáng được nhận những lời động viên ấy. Cô ấy đã rất tự hào khi biết mình đã đỗ vào cấp 3. Hiện tại mình đã học sắp hết lớp 10 và việc học tập của mình đã tốt trở lại, giờ đối với mình học tập không còn là rào cản nữa mà là thử thách, vì mình đã xác định được mục tiêu học tập của mình. Đó không phải điểm số, cũng chẳng phải gia đình, mà là vì ước mơ, để thực hiện một ước mơ cao cả lớn lao! :3 Kết luận Nếu các bạn đang bị gv hay mọi người xui đẩy không nên thi cấp 3 và bản thân cũng tự ti về việc này, hãy chọn trường nào danh tiếng nhất mà thi Nếu các bạn đang mất động lực để thi cấp 3, hãy dành ra 1 thời gian để nghĩ thật kĩ xem, bạn thi cấp 3 để làm gì.

  • @kenindastu
    @kenindastu2 жыл бұрын

    2 năm đầu học Công nghệ thông tin , khá chật vật , khó hiểu và nghĩ đến ý định chuyển ngành ( hoặc thôi học ) , nhưng sau khi có dụng cụ ( laptop ) , thời gian rảnh rỗi tự hoc và 1 cái suy nghĩ mình đã nghe ở đâu đó là " Trước khi từ bỏ việc gì, hãy làm nó hết mình 1 lần " , mình cố gắng tự học những mảng mà mình thích trong nghành đó, và đã hiểu được, áp dụng được, từ đó làm động lực mình hoàn thành và đã có công việc đúng chuyên nghành. Còn về thích hay không , mình nghĩ nó mang tính thời điểm :D

  • @thuu1812

    @thuu1812

    2 жыл бұрын

    Bọn ta đang làm điều này =)))

  • @thinhnguyenang2238

    @thinhnguyenang2238

    2 жыл бұрын

    bạn hiện có thích ngành công nghệ thông tin ko?

  • @nhanduong5917

    @nhanduong5917

    2 жыл бұрын

    @@thinhnguyenang2238 mình nghĩ nó còn phụ thuộc ch bạn có vấn đề tâm lý hay ko? Có những ng lúc lại rất thích cái này, khi lại rất thích cái kia, tức là tâm lý ng đó ko đc bth cho lắm, nên điều trị tâm lý trước khi xác định chính xác mình muốn j :D

  • @nhisong3936

    @nhisong3936

    2 жыл бұрын

    mà tôi hỏi thật cntt lương bao nhiêu vậy. lúc nhỏ mê ngành này lắm mà không có điều kiện. trên face hay chế nhiễu mấy anh cntt mặt xấu xí sau mấy năm làm việc có thậy không vậy

  • @thinhnguyenang2238

    @thinhnguyenang2238

    2 жыл бұрын

    @@nhisong3936 mình chỉ nói riêng lập trình viên nha chứ cntt có nhiều mảng lắm (lương ko giới hạn luôn). mới ra trường chưa có kinh nghiệm chắc 1-2 tr làm onjob hoặc thử việc. thành nhân viên chính thức sẽ khoảng 8tr sau 1 năm. sau 2 năm lương sẽ khoảng 14 15tr. sau 3 năm sẽ khoảng hơn 20tr (nếu có chứng chỉ vs trình độ cao sẽ cao hơn nữa). Đến mức senior, team lead sẽ khoảng 3x-4x (thường ít nhất 4 năm kinh nghiệm đổ lên). Mức trần lập trình viên có thể đạt được ở Việt Nam sẽ khoảng 6x -7x. Đây là mức lương tăng tiến khá nhanh dành cho người tập trung cho công việc. Làm cho công ty nước ngoài sẽ cao hơn nữa. 1 số mảng khác của lập trình viên như AI, BlockChain cũng cao hơn nên mình ko tính đến. cntt mặt xấu xí => sai bét. đúng là có nhiều thanh niên đụt, sống nội tâm, mặt đầy mụn nhưng đa số không đến mức tệ vậy

  • @ucNguyen-qi4le
    @ucNguyen-qi4le2 жыл бұрын

    Cảm ơn anh Trí đã đưa ra những góc nhìn mới mẻ hơn để cho mọi người cùng lắng nghe.Ở gần cuối clip,em có nghe được câu với nội dung là,"hãy tôn trọng những người thợ cũng như những người thầy",câu đó thực sự làm em thức tỉnh luôn.Nhớ cách đây khoảng 2 tuần,em có hỏi bạn em về định hướng tương lai nó muốn làm cái gì,bạn em kêu là tao muốn làm công nhân sửa trụ điện(bạn em học bên IT),thì lúc em nghe xong em có lỡ miệng kêu là"Ủa,không lẽ mày chỉ muốn làm cái đó thôi hả,cỡ mày phải làm cái gì đó nó hoành tráng hơn chứ",cái xong nó chỉ cười thôi,không nói lại gì cả.Lúc em nói xong câu đó thì em biết mình nói sai,và em không có đề cập tới chuyện đó nữa. Sau khi coi clip này thì em mới nhận ra là đôi khi có những khoảnh khắc chính bản thân mình vẫn còn xem trọng người thầy hơn những anh/chị ,cô/chú làm công nhân(người thợ),vậy mà vẫn có những lần mình có cái nhìn không đúng với những người phán xét về vị trí,thứ bậc của người khác trong xã hôi.Một lần nữa xin cảm ơn anh Quéo vì bài chia sẻ thú vị và bổ ích này!!!

  • @tiger_yuriforyou
    @tiger_yuriforyou2 жыл бұрын

    Chia sẻ với anh và mọi người: Em không quá quan trọng về điểm số, nhưng lúc nào thi xong (đặc biệt là những môn mình ko có đam mê vs hứng thú) em toàn sợ rằng khi bố mẹ biết điểm sẽ rất hay hỏi khó. Và mỗi khi học điều duy nhất bố mẹ em muốn là "Học sao cho đạt được điểm tốt nhớ chưa con". Điều đó là điều làm em khá khó khăn trong việc học trước đây, nhưng giờ em đã biết mình thích điều gì và muốn thẳng thắn với bố mẹ. Cảm ơn chiếc clip sâu sắc của anh mà em đã thoải mái hơn nhiều. Ngoài ra chúc a sớm đạt 1tr sụp brai nhé ❤️🔥

  • @bongbinh2k3

    @bongbinh2k3

    2 жыл бұрын

    Bạn xui thiệt luôn đó , ba mẹ t cho t học thoải mái , không bao giờ tự nhiên ép buộc t về điểm số cả , nên t lúc nào cũng điểm cao mà không cần phải ép buộc 🥰🥰🥰🥰

  • @heloo237

    @heloo237

    2 жыл бұрын

    @@bongbinh2k3 tuyệt vời

  • @binh8010

    @binh8010

    2 жыл бұрын

    Uh nếu có tư tưởng không quan trọng điểm số, tất cả tâm lý khi đi thi cũng mất tiêu luôn, chỉ còn lại tự tin đầy mình😁

  • @liligame2544

    @liligame2544

    2 жыл бұрын

    Bố mẹ mình thì ko quan trọng điểm số lắm, miễn mình học tốt mấy môn toán, lý, hoá, anh là được rồi Còn văn bỏ đi , nhà mình truyền thống yếu văn

  • @hoangle123abc

    @hoangle123abc

    2 жыл бұрын

    @@liligame2544 Nhà em bố mẹ hồi đi học theo khối C, D có môn văn, đến em muốn học khối chuyên văn thì bố mẹ ko đồng ý, bảo em thi bên Tự nhiên

  • @xuanhieule8572
    @xuanhieule85722 жыл бұрын

    Người giáo viên giỏi là người Góp Phần giúp học sinh Tự Thân Biết Rõ (hiểu thấy) tiềm năng nội lực, định hướng sống, chí hướng phát triển sự nghiệp, và (hướng dẫn) phương pháp thực tiễn để học sinh tiến bước trên hành trình cuộc sống hiện thực.

  • @xuanhieule8572

    @xuanhieule8572

    2 жыл бұрын

    Và đồng thời mỗi người làm nghề giáo phải là tấm gương Sáng Trong Lối Sống của chính mình, Gương Mẫu là bài học tốt cho mọi người.

  • @cuigamerz544
    @cuigamerz5442 жыл бұрын

    Em cảm ơn anh Trí rất nhiều qua video này ạ. Em cũng hiện là học sinh cấp 3 chuẩn bị thi lên Đại học. Vì học lực của em không quá tệ và có niềm yêu thích với ngành Y nên em có nguyện vọng đăng kí vào trường có ngành này. Tuy nhiên, thật trớ trêu ở chỗ, cô giáo chủ nhiệm của em liên tục khuyên em không nên vào vì không đủ năng lực. Em thì tính vốn ít nói nên khi cô hỏi em có giỏi gì không thì em ngại chia sẻ, vì thế cho đến một hôm cô nói với em là thôi em đừng ước mơ gì nữa, mai mốt ở nhà mà kinh doanh cái gì cũng đc, rồi lấy được cô vợ nào giỏi ngta đi làm hộ cho. Em không biết cô nói giỡn hay thật nhưng em thật sự rất mặc cảm vì cô chưa thật sự hiểu hết rằng em giỏi cái gì mà đã kết luận như vậy, và hơn hết là đối với một đứa con trai như em thì nói như vậy làm em suy nghĩ rất nhiều😓😓

  • @thanhconglengoc6683
    @thanhconglengoc6683 Жыл бұрын

    Trước đây khi là học sinh THCS em cũng đã từng bị rất nhiều giáo viên bảo với mình là "em không đủ năng lực để vào trường chuyên đâu, cứ thi đại vào trường thường nào đó r học bình thường thôi" nhưng mà không em mặc kệ giáo viên nói gì cứ ôn ngày ôn đêm, rồi nỗ lực cũng được đền đáp em cũng đậu vào trường chuyên đã vậy còn điểm cao so với mặt bằng chung của lớp em lúc đó...

  • @ngocdiepphan7599
    @ngocdiepphan75992 жыл бұрын

    Em mong chờ anh ra video về đề thi hsg văn Quảng Nam mấy ngày vừa qua, đề thi đã sinh ra nhiều luồn ý kiến, giáo dục VN chỉ muốn rập khuôn mà không đổi mới để cho giới trẻ ngày nay có nhiều sáng tạo, logic phù hợp thời đại ngày nay hơn

  • @hieunghiavo7289
    @hieunghiavo72892 жыл бұрын

    Hôm trước e có cmt nhờ a react hiện trạng xã hội này. Cảm ơn a đã chia sẻ...Học được là: đúng, chúng ta cũng đang rất "bệnh thành tích".

  • @chemistryisno.1406
    @chemistryisno.14062 жыл бұрын

    Em đi theo KHTN( học ko giỏi) nhưng lại rất thích học TA( ko phải TA hiện nay đang dạy đâu nha, nhờ người mentor của em cả:))) và sau này lại muốn làm cố vấn BGD để cải cách học TA để bọn trẻ sau này có niềm vui, sự ưu thích trong việc học chứ ko áp lực, các kiểu các kiểu như hiện nay p/s: em ms học lớp 10

  • @tranna7106
    @tranna7106 Жыл бұрын

    Cảm ơn a Trí,một vi deo rất í nghĩa.

  • @joeypham4890
    @joeypham48902 жыл бұрын

    Mình từng ra 4 năm đại học để học những kiến thức mà mình cảm thấy thích. Đúng là mình thích thật nhưng tới năm cuối khi bắt đầu thực tập thì mình nhận ra chuyện học và chuyện làm nó không thật sự khớp với nhau. Lúc đó mình nhận ra 1 thứ gọi là giá trị của công sức mình bỏ ra, mình bỏ công sức ra cho những buổi thực tập và làm luận án đó nhưng kết quả mình thu lại nó không thể thỏa mãn được mình. Mình nhận thấy mình xứng đáng được hơn những gì như vậy nhưng có lẽ cái khối ngành nghiên cứu đó ở Việt Nam luôn là 1 cán cân ko cân đối giữa sức lực và thù lao. Thế là mình bỏ mọi thứ khi chỉ còn 4 tháng nữa là trình luận án tốt nghiệp. Mọi thứ sau khi buông bỏ nó thật sự tuyệt vời, mình nhận ra chúng ta không hề được hướng nghiệp hay định hướng 1 cách rõ ràng. Chúng ta luôn đi theo 1 cái khuông mẫu nhất định nào đó, vd: mình học khối A o` thì phải theo khối ngành kỹ thuật, hay thời mình mọi người vào y như 1 hình thức đú trend và chật vật với nó suốt 6 năm trời. Yup chúng ta luôn được kì vọng làm ông này bà nọ, làm những thứ lớn lao nhưng không 1 ai kể cả bản thân chúng ta quan tâm mình thật sự thích và muốn đi. Chúng ta bị cuốn vào các môn học ở cấp 3 và xem đó là kim chỉ nam cho sở thích và định hướng của mình. Dù đôi khi nó khá là vô ích. Vậy nên sau khi buông bỏ thứ trào lưu "đại học" kia mình thật sự cảm thấy thoải mái khi thoát ra khỏi cái khuông đó. Có thể 1 số người sẽ phản đối nhưng đứa nhỏ nào gặp mình, mình đều khuyên đại học không phải là con đường duy nhất. Nhưng thật sự ngoài sự định hướng, suốt 12 năm học chúng ta cũng không được rèn luyện để có đủ bản lĩnh và thoát ra khỏi những khuôn mẫu như vậy. P/S: hình như mình cũng chung lò cấp 3 với anh Quéo :)))

  • @waffle4270

    @waffle4270

    2 жыл бұрын

    Tuyệt vời quá anh/chị ơi

  • @joeypham4890

    @joeypham4890

    2 жыл бұрын

    @@waffle4270 Oh 1 trải nghiệm của bản thân mình muốn chia sẻ thôi. Bất cứ ai cũng có thể làm được nếu có 1 sự chuẩn bị rõ ràng cho điều mình định làm.

  • @trany7697
    @trany76972 жыл бұрын

    cảm ơn anh Quéo và đội editor của anh Trí luôn đưa các video đầy thông tin , sự mở rộng đường đời như vầy

  • @nguyenquangphuc8093
    @nguyenquangphuc80932 жыл бұрын

    Giờ cái bệnh thành tích trong đại học cũng khá ít đi rồi, trớ trêu là ko phải cải cách từ giáo dục mà từ chính những doanh nghiệp hay môi trường làm việc mình chọn nó hạn chế lại, các DN sẽ căn cứ vào những gì bạn làm dc trong lúc học ĐH hay các sản phẩm bạn đã tạo ra liên quan đến ngành mà bạn học có hữu ích gì cho họ hay ko, nếu bạn giỏi họ cũng sẵn sàng đạo tạo nếu bạn chứng minh với họ bạn thực sự giỏi, thầy cô thì cũng sẽ có vài người nhìn ra dc nhưng vẫn sẽ có người chỉ biết tới thành tích, 1 người vì người khác còn người kia thì vì mình, nói chung là ai chả muốn có lợi cho bản thân. Thiết nghĩ cách giải quyết tốt nhất chỉ có thể là tăng tiền lương, cốt lõi của vấn đề cũng chỉ là tiền.

  • @nhungnguyenthi3190
    @nhungnguyenthi31902 жыл бұрын

    Em chào thầy. Em đã thi vào cấp 3 cách đây 6 năm rồi. Trường cấp 2 của em chỉ là một trường làng nhỏ. Nhưng thầy phó hiệu trưởng năm đó cũng luôn "nhắc nhở" giáo viên chủ nhiệm khuyến khích các em học nghề . Nhưng em thật may mắn gặp một cô gvcn tốt. Cô động viên cả lớp cứ thi. K đc thì ms sang học cái khác .

  • @caohuynhminhnhat1521
    @caohuynhminhnhat15212 жыл бұрын

    Việc học của em thì em thấy nó khá bình thường bởi em tin vào sức học của bản thân nhưng mà em luôn cảm thấy việc kiểm tra học kì hàng năm nó ko thực sự là bài test đánh giá năng lực hay độ hiểu bài của hs mà chỉ là kiểm tra học thuộc của hs thôi, e thấy việc đó nó hoàn toàn là vô nghĩa (e mới lớp 8 ).

  • @silvermiyazato7767

    @silvermiyazato7767

    2 жыл бұрын

    Khá khen cho em,chị lớp 9 nhưng vẫn chỉ biết nghe theo gv thoi,vẫn đang cố thay đổi tư duy của mình

  • @23.truongucmanh12

    @23.truongucmanh12

    2 жыл бұрын

    Lớp 8 thì đúng là thế thật nhưng lên cấp 3 thì sẽ có nhiều mức độ vận dụng khác nhau, từ đó sẽ kiểm tra được mức độ hiểu bài và cả mức độ vận dụng nữa đó bạn, mình nhớ là ở cấp 2 thì 9,5 là điểm của những câu dễ, chỉ có 0,5 là câu khó thôi, nhưng lên cấp 3 thì lên đc trên 8 cũng cần tư duy ở mức độ nhất định rồi

  • @tranvankhanh128

    @tranvankhanh128

    2 жыл бұрын

    Anh học thuộc cực tệ luôn, hồi đó toàn hstb. Cơ mà em yên tâm sau này lên Cấp 3 sẽ hạn chế đi nhiều và tăng tính vận dụng hơn nha. Vì lượng kiến thức nhiều lên và thay vào đó là hình thức trắc nghiệm nên suy luận được đẩy cao hơn học thuộc. Cơ mà nó cứ vẫn là thuộc mới tính sau =)))

  • @Shinkunuwu
    @Shinkunuwu Жыл бұрын

    em cũng là một học sinh lớp 9, chuẩn bị còn vài ngày nữa là thi cấp 3. Nhưng em vẫn còn nhớ rõ khoảng thời gian đầu, sau khi nghỉ dịch cùng phải nằm viện 1 tháng ko học j và mất gốc tất cả các môn. Điểm lần thi thử đầu tiên của em nhờ có 1 cô dạy thêm tiếng Anh cùng 1 cô gia sư dạy thêm Văn mà điểm 2 môn ấy của em ko quá tệ nhưng điểm môn toán của em thì là 1 sự thất bại. Điểm toán của em kéo điểm trung bình của em đi xuống rất thấp, đến mức mà mẹ em còn ko tin em sẽ đỗ đc vào trường công mà nghe lời gvcn của em rồi cho em đi tham khảo các trường nghề. Lúc đấy, em cũng có nhiều điều băn khoăn, trăn trở là mình có đỗ đc ko hay là có nên từ bỏ r vào 1 cái trường nghề nào đó. Nhưng nhờ có những chia sẻ của anh cùng với các anh chị đi trước trên mạng mà em quyết tâm ôn tập rất nhiều. Cũng nhờ đó mà điểm lần thi thử của em đã đc cải thiện rất nhiều, nếu như hồi trc điểm trung bình toán của em chỉ có tầm 5-6 đ là cùng thì giờ em đã chắc điểm 7 và cố gắng có thể lên 7,5-8đ. Vậy nên khi nhìn thấy nhiều bạn bị giáo viên bộ môn hay gvcn liên tục chê bai trong lớp trông rất buồn và bức xúc nhưng em cx chả bt phải làm sao cả. Vì là cuối năm r nên em ko muốn bị các thầy cô trù hay làm khó dễ ấy ạ:'

  • @hoangthai810
    @hoangthai8102 жыл бұрын

    Mình thấy câu chuyện này khá thú vị nếu là thật. Hành động của cô giáo đã tạo ra tình huống ngặt nghèo nhưng lại vô tình khiến gia đình bạn trẻ kia quan tâm đến chuyện học của bạn hơn, bản thân bạn ấy thì trở nên nỗ lực hơn trc còn chị của bạn thì đã nghiêm túc bỏ công sức ra hỗ trợ bạn lấy lại gốc chỉ trong 2 tháng và thi đậu lớp 10( điều mà gia đình bạn đáng ra đã có thể làm từ sớm). Tất nhiên mình k đồng tình vs hành động của cô giáo nhưng nếu k có sự tác động đó đến từ cô giáo thì có thể cả bạn lẫn gia đình bạn vẫn giữ thái độ nhởn nhơ vs việc học của bạn đến lúc đi thi.

  • @VietNguyen-yu1mf
    @VietNguyen-yu1mf2 жыл бұрын

    Cháu là học sinh lớp 9. Và là 1 người có năng lực, cháu tự tin nói như thế. Và với tư cách là 1 người đang đối mặt với “cuộc chiến”. Cháu cảm thấy có phần mừng vì nếu như hành động này tiếp tục diễn ra thì cháu sẽ loại được rất nhiều đối thủ. Vì số học sinh rất nhiều mà slot vào c3 cx chỉ có từng đó. Nó như thể 1 cuộc chiến 1 mất 1 còn, nơi mà phải dẫm lên nhau để đạt được chiến thắng.

  • @phucnguyent1992
    @phucnguyent19922 жыл бұрын

    Em may mắn được gia đình định hướng và tự tò mò về ngành CNTT từ nhỏ (tiểu học), nên tới bây giờ em cũng đi làm đúng ngành, đạt được nhiều thành tựu và vẫn vui vẻ đi làm mỗi ngày 🥳.

  • @ucbui1655

    @ucbui1655

    2 жыл бұрын

    ai cũng đc như bạn thì tốt ha :>

  • @anon8888.

    @anon8888.

    2 жыл бұрын

    Chúc mừng

  • @nghiaphan2971
    @nghiaphan29712 жыл бұрын

    Em đã học công nghệ thông tin - kỹ thuật phần mềm khi còn đi học đại học. Nhưng sau 2 năm thì em nhận ra, cứ mỗi lần em nghĩ tới việc phải program - lập trình bất cứ thứ gì, em thấy mình trở nên khó chịu , đầu óc trở nên đặc sệt và chả muốn sáng tạo gì cả. Đây là lúc em nhận ra mình đã chọn sai ngành. Bây giờ nghĩ lại thì thấy đúng là khỏi đi học đại học, còn hơn là học đại cho bằng bạn bằng bè. Phí thời gian, Phí tiền, phí cả thanh xuân...

  • @Duongyennhi1412
    @Duongyennhi1412Ай бұрын

    lớp em trai mình có một bé học trung bình thôi nhưng mà muốn đặt một trường có nguyện vọng hơi cao xíu. Thế là cô chủ nhiệm của em dành hết một tiết để mắng ẻm. Mắng cái gì mà học dốt còn không biết tự lượng sức. Nói chung là mắng rất nặng. Bé đó con trai lớp 9 rồi mà nghe xong con bật khóc là mấy bạn biết cỡ nào rồi đó. Xong bé đó tự ái quá xách cặp đi về luôn. Nghe mà thấy thương thực sự. Dù có học không giỏi đi chăng nữa thì ít ra bạn ấy cũng xứng đáng có được một cơ hội để thử sức mà.

  • @TungNguyen-rc5yd
    @TungNguyen-rc5yd2 жыл бұрын

    Sự thật là như vậy a Trí ạ, nhiều khi còn có gia đình, người lớn tự cho mình quyền đánh giá tương lai 1 đứa trẻ để định hướng có nên hay không nên thi đại học và tương lai nghề nghiệp sau này của con trẻ. Người lớn cho mình là hiểu đời hơn, trải nghiệm nhiều hơn, đánh giá con người tốt hơn rồi nói những đứa trẻ: "Nó kém hơn thằng xxx, học kém thế thì thi cái gì, học nhiều để làm gì rồi sau này cũng làm lính thôi, học nhiều làm gì, học trung cấp rồi về đây làm cho tao, tao đưa vào chỗ abc, xyz"... Họ cho mình quyền quyết định tương lai của đứa trẻ, để đứa trẻ mất tự tin. Họ không hề cổ vũ để trẻ cố gắng.

  • @namthuannguyen8332
    @namthuannguyen83322 жыл бұрын

    Rất là khó để có thể thay đổi suy nghĩ của tất cả mọi người, với để mà 1 đứa trẻ có suy nghĩ bỏ học thì đứa trẻ đó cũng hết xài đc, còn mà nó có đam mê, nó say mê với cái nó làm thì cứ ủng hộ n, nó phải biết là nó sẽ làm gì tốt cho nó cũng như gia đình nó sau khi nó bỏ học thì ok, còn không còn suy nghĩ đc gì nữa thì thua

  • @ducTam-rd6gw
    @ducTam-rd6gw2 жыл бұрын

    Em cũng từng là nạn nhân 3 năm trước sau khi nghe em không được thi thì em khá buồn và tức giận trong bất lực sau đó em không muốn học nữa em đã bỏ 3 năm học để trải nghiệm cuộc sống trải nghiệm một vài công việc phát triển cảm xúc bản thân tìm thêm những nhận thức mới kĩ năng mới đối với mọi người có lẽ 3 năm đó là uổng phí nhưng đối với em 3 năm đó là xứng đáng với em em đã trưởng thanh hơn rất nhiều mạnh mẽ hơn rất nhiều trong 3 năm đó Biết ơn !

  • @ataki.gaming9339
    @ataki.gaming93392 жыл бұрын

    Thông qua chiếc video này em thấy bản thân em cũng từng là nạn nhân của cách giáo dục mà thầy cô hay cha mẹ đã định hướng cho em và điều đấy cũng khiến cho em một phần thấy hoang mang, lo lắng cho việc "có nên tiếp tục học hỏi trên con đường học vấn này nữa không". Tuy nhiên em vẫn kiên quyết với quyết định của mình, em đã dành một khoảng thời gian để ngồi lại và tâm sự với Cha mẹ, thầy cô của em điều bất ngờ là học đã hiểu được những ấp ủ, ước mơ của em. Vậy cho nên em có ngày hôm nay một phần cũng là nhờ sự đồng hành của cha me thầy cô giáo đối với em. Cảm ơn Thầy Mr.Quéo đã đồng hành và hỗ trợ bọn em trong thời gian vừa qua, chúc thầy có một ngày tốt lành.

  • @atnguyenthanh5484
    @atnguyenthanh54842 жыл бұрын

    em cảm ơn những chia sẻ của anh nhiều ạ . em đang học lớp 11 và em sẽ tiếp tục cố gắng phấn đấu ,nỗ lực hết mình ạ

  • @baotranquoc4045
    @baotranquoc40452 жыл бұрын

    Video rất hay a ơi

  • @McDonalds_KSante
    @McDonalds_KSante2 жыл бұрын

    Mình cảm thấy nếu chúng ta chưa thay đổi, chưa chữa đc cái tật soi xét, đánh giá ng khác qua thành tích của họ, thì mọi thứ sẽ k thể thay đổi. Những biện pháp cải cách thì chỉ dừng lại ở trên giấy, "bệnh thành tích" vẫn sẽ tồn tại. Mấu chốt: cái cần cải cách trước tiên là "chúng ta". Đây là quan điểm của mình, mình mong mọi ng xem có thể tương tác vs mình, chửi hay khen mình đều đón nhận hết. Thoải mái hén!!! 😘😘

  • @hoangminhang6482
    @hoangminhang64822 жыл бұрын

    Cho dù có rớt có phải lựa chọn cách khác thì đứa trẻ củng sẻ k hói tiết gì vì đả cố gắn hết mình vì điều đó rồi

  • @vangcanh4148
    @vangcanh41482 жыл бұрын

    Đợi a bàn về vấn đề này luôn á!!

  • @Long_Nguyen5
    @Long_Nguyen52 жыл бұрын

    Chào mọi người. E năm nay 27 tuổi. Và chủ đề này giống với e khi còn học lớp 9. Khi nó e được xếp vào loại yếu kém của khối. Nhưng thay vì thi trực tiếp vào trường điểm thì e loại chọn thi vào 1 trường tư. Và e đã nhận ra 1 điều ở trường công lập thì học muốn học giỏi để có cơ hội làm cho các cty lớn và cuộc sống ổn định. Còn các bạn trường tư lại muốn làm chủ bản thân và phấn đấu để những người giỏi ở trường điểm về làm kiếm tiền cho họ.

  • @downsyndrome07
    @downsyndrome072 жыл бұрын

    Đã rất gần đến ngày thi của khóa của em , càng sát ngày thi càng cảm nhận rõ áp lực đến từ chính bản thân và mọi người . Bàn về măt khác của vấn đề , đã đến thời điểm này , trong một năm học hầu như là online , những bạn yếu và kém thật sự là ko thể cứu đc nữa vì thế việc bạn đi thi để "thử sức" chẳng còn lại gì ngoài tự chuốc lấy cho mình sự thất vọng về bản thân , xấu hổ với các bạn , với gia đình . Rất mong các vị phụ huynh thật sự hiểu năng lực của con em mà chọn một hướng đi phù hợp , ít đau đớn nhất . Bản thân mình ko phải là 1 học sinh quá kém , và giờ đang đặt mục tiêu vào chuyên , nhưng thật sự đã được chúng kiến và kể lại về những trường hợp về những anh chị khóa trên cố thi dù chỉ đc chưa quá 10 , 20 điểm , thật sự rất xấu hổ và đau đớn khi đặt mình vào vị trí như vậy .

  • @kienvu6821
    @kienvu68212 жыл бұрын

    Mấy hôm trước thực sự em cũng có đọc báo và cũng mong anh Trí có những bình luận , góc nhìn của anh về vấn đề này. Cám ơn a Trí nhiều

  • @thaonguyen7596
    @thaonguyen75962 жыл бұрын

    Rất thích cái tiêu đề của Anh và những luận điểm của Anh đưa ra. Van đề đáng để tran trở và nhìn nhận thang thắng.

  • @TokiwaraTanaki
    @TokiwaraTanaki2 жыл бұрын

    Cảm ơn đã chia sẻ. Mình mong bạn follow up với thread này xem kết cục ntn với cô giáo đó.

  • @TienNguyen-ij1lc
    @TienNguyen-ij1lc8 ай бұрын

    Mình đã nghỉ học gần 5 năm, vì một lý do rất ngây ngô. Năm đó mình học lớp 8 và cuối năm thì thầy chủ nhiệm đã nêu tên trước lớp những bạn học yếu trong đó có mình. Thầy chia sẻ gần như là chỉ trích thậm tệ. Thầy nói mình không thi vào lớp 10 được. "Yên tâm năm sau học giỏi học ngu gì tôi cũng tống đi hết" và thầy liệt kê các tên trường thpt rồi bảo mình sẽ rớt từ trường này và cũng sẽ bị loại khỏi trường thấp nhất... Chỉ có nước đi học nghề. Mình cảm thấy bản thân chẳng còn chút giá trị gì để học nữa. Trong suốt hè mình rất sốc. Thú thật lúc đó mình thậm chí không hề biết những trường mà thầy nhắc là cái gì, có vụ thi lên lớp 10 nữa hả? Mình cho rằng mình dốt đến mức không thể cứu vãn, cảm giác sau này mình chỉ như ăn mày, không còn tương lai nữa. Mình lại không dám kể với gia đình, vì sợ thầy sẽ ghét, sợ gia đình thất vọng, mình tự thân sống với tâm lý cực kỳ hỗn loạn không biết phải làm sao... Rồi mình nghỉ học. Sau này hiểu ra vấn đề, mình mới kể lại với một ng thầy khác, thái độ đầu tiên là ngạc nhiên "gì mà đang học lớp 8 mà không thi được vô lớp 10?" thầy nói cũng có rất nhiều đứa nghỉ học giống như mình, đứa nào yếu hay ko vừa mắt là nói đến độ cho nó bỏ học...

  • @dinoitdino9033
    @dinoitdino90332 жыл бұрын

    hay :D nam sau em thi len cap 3 ne

  • @thuykhanh6382
    @thuykhanh63822 жыл бұрын

    Trước đây em cũng từng nhận được lời khuyên tương tự cái hồi thi tốt nghiệp ở cấp 3, cô khẳng định em thi chắc chắn sẽ trượt, cuối cùng em thi đậu 🙂🙂🙂

  • @anon8888.

    @anon8888.

    2 жыл бұрын

    👏👏👏👏👏👏 vậy mới đúng chứ ^^

  • @minhtranquang1269
    @minhtranquang12692 жыл бұрын

    theo ký ức của bản thân thì hồi lớp 12 thì cái gọi là "hướng nghiệp" là vài buổi các trường ĐH CĐ đến trường tôi hay ngược lại, các Trường mời gọi học sinh thi vào trường mình, hô nào về các ngành nghề "hot" mà trường họ có,... chứ chẳng ai quan tâm gì đến bản thân các Hs, điểm mạnh yếu các e là gì, e yêu thích c việc gì, rồi định hướng để các e đạt được nó ntn ?!!?... rồi thì mạnh đứa Hs nào học giỏi môn gì thì kiếm những khối thi các môn đó mà ôn thi, kiếm ngành nào khối đó mà học. Đứa nào Hên thì đậu vô ngành mà mình hợp, Xui thì thi rớt, Xui Hơn Nữa là thi đậu rồi học được năm nhất năm hai thì nhận ra "hình như có cái gì đó sai sai, sai lắm luôn" rồi loay hoay mãi......... như tôi @@.

  • @intelligentpotato377
    @intelligentpotato3772 жыл бұрын

    Một nền giáo dục hiệu quả theo e biết là một nền giáo dục tập chung vào trẻ em chứ không phải chạy theo những con số, xếp hạng, danh hiệu. Nhưng e không biết tới lúc nào đó bọn em có thể thực sự cảm thấy vui vẻ khi đi học, không bị áp lực trong những kì kiển tra nữa 😓

  • @hoangbaminh8866
    @hoangbaminh88662 жыл бұрын

    Qua câu chuyện này em thấy mình thật may mắn vì mang 1 cái bảng điểm mém trượt cấp 3 về nhà mà bố mẹ vẫn có thể đưa em đi chơi vào ngày hôm đó như bình thuờng , thêm vào đó em thấy quý trọng nhất 1 câu nỏi của bố "1, 2 kì thi đâu quyết định cuộc đời mình đâu con", có lẽ vì bố em là 1 người tuy có bằng cấp nhưng làm việc trái ngành và chuyển hết từ kinh doanh sang vận tải đến bây giờ là bảo hiểm mới có được sự ổn định và thăng tiến, tuy ban đầu bố em học ngành sư phạm toán thể dục

  • @nguyenhonghai7274
    @nguyenhonghai72742 жыл бұрын

    Điều may mắn nhất của em là em vẫn còn trong lứa tuổi hs còn 1 năm là mới xong chương trình cấp 3 mặc dù không ít lần em tự hướng nghiệp cho bản thân nhưng kết quả vẫn là sự băn khoăn sự, phân vân giữa nghành này với ngành kia , em cũng biết có nhiều chương trình hay thẩm chí là nhiều dịch vụ giúp mình hướng nghiệp, định hướng trong tương lai nhưng em chưa có đủ điều kiện để tham gia được.Và em nhiều người nghĩ: Chuyện này là chuyện quan trọng, quyết định tương lai mình mà mày làm hời hợt quá vậy? đúng! em chưa biết cách hướng nghiệp sao cho khôn ngoan hơn nhưng thẳng thắng là em gặp rất là nhiều chăn chở trong cuộc sống thẩm chỉ cảm thấy chật vật, vì em còn đang lứa tuổi hs chưa có nhiều kinh phí (vì hoàn cảnh gia đình) và em cũng thử sang cách khác là thuyết phục ba, mẹ nhưng điều đáng buồn mình nhận lại được đó là sự ngờ vực của ba mẹ về cái mà mình tham gia vì em chưa biết cách giao tiếp để có đủ năng lực để thuyết phục họ, có người nói: Ba mẹ là người yêu thướng mày nhất mà mày không thuyết phục được thì làm sao mày ra đời thuyết phục với đối tác, với khác hàng'' đúng là ba mẹ thương mình thật nhưng Again, thẳng thắn đi là mình không biết cách xây dựng lời nói thì làm sao mình cuốn ba mẹ nghe lời mình nói được? rồi nếu họ không muốn nghe mình nói thì cơ hội đâu mà thuyết phục họ? đó luôn là động lực để em nuôi ấp ủ tham gia 1 khóa học để nâng cấp kỹ năng giao tiếp...Và em hướng về một nghành mà em tâm đắc ,cụ thể đó là bác sĩ tai,mũi họng, em cảm thấy mình mạnh về xã hôi(vì khi em thi ngữ văn em cảm thấy rất tự tin nhưng khi học về môn lý,môn hóa thì em lại chậm hiểu) nhưng nhóm ngành để thi vào b/s tai mũi họng là:Toán, sinh, hóa nên em tới giờ cũng chăn chỏ về ngành học đó ,cái ngành thứ 2 mà em chắn chở đó là tư vấn 1-1 vì em có năng lực về ngành này đó là năng lực lắng nghe , em cũng có tiếp xúc với anh chị tư vấn và em cảm thấy rất thích công việc này nhưng em chăn chở là ngành này học trường gì và ngành gì và ra trường có được việc làm không? thì đó là một số chăn chở của em hiện tại.

  • @mannhitruong6906
    @mannhitruong69062 жыл бұрын

    Đây là những bài báo hữu ích lên án mặt trái của một số giáo viên 😁 Mình rất mừng vì cũng có người nói lên tiếng lòng của mình cũng như nhiều người 👏 Mỗi khi ngủ mình hay mơ thấy đi học ám ảnh tâm lý mình đến giờ. Còn cả yếu tố hay “đì” học sinhyếu nữa, đã yếu mà còn bị chửi khéo bị thiên vị kinh khủng chừng nào?

  • @HoangNguyen-dk8ls
    @HoangNguyen-dk8ls2 жыл бұрын

    Đại học 4 năm nhưng đến năm 3 mình mới nhận ra là đang học trái ngành, mình hợp với Tâm Lý hơn rất nhiều so với Luật :(( may là trường tạo điều kiện nên vẫn kịp thay đổi chứ không là hối hận cả đời mất

  • @NaughtyLuvco1ko2
    @NaughtyLuvco1ko22 жыл бұрын

    Em cho rằng bệnh thành tích ăn sâu ko chỉ trong tiềm thức người Việt, mà còn cả trong tiềm thức của tất cả mọi người trong các đất nước khác. Thay vì than phiền và chờ đợi khi nào chúng ta quên đi cụm từ bệnh thành tích, thì hãy cũng nhau step by step tháo gỡ đc khúc mắc này. Cùng nhau chúng ta có thể tạo một tương lai tươi mới hơn. Đi chậm thì đạt được kết quả nhanh hơn. Đi nhanh thì đạt kết quả lâu hơn. Fighting!!!! 😃😃😃😃😃😃😎😎😎😎😎😎😎😎😎

  • @lanhtutoicao1945
    @lanhtutoicao19452 жыл бұрын

    Cấp 2 em cũng như vậy nhưng may mà bố e vẫn quyết định cho e thi c3 thậm chí còn cãi nhau vs cô giáo chủ nhiệm và hiêu phó cuối cùng ngày thi cấp 3 đỗ thậm chí còn dư điểm vào trường cũng tiếc cho các bạn e ký vào giấy rồi đi học nghề nhưng mà các bạn học nghề xong ra trường rồi đi làm kiếm tiền còn e thì giờ vẫn đang đi học

  • @minhquyen9048
    @minhquyen90482 жыл бұрын

    E có 1 người chị, chị học rất giỏi, nhưng cô giáo chủ nhiệm lớp 9 ( dạy Văn) rất ghét chị ấy vì không viết theo ý của cô ( tư duy của chị ấy rất thoáng và rộng khi mới lớp 9), điểm văn trong lớp lúc nào cũng thấp nên trong cuộc họp phụ huynh đã bảo với mẹ chị ấy rằng chỉ ko thi nổi vào trường công nên vào trường nghề. Nhưng chị ấy khá may mắn là những thầy cô dạy giỏi khác lại chấp nhận dạy thêm miễn phí và gặp trực tiếp mẹ chị ấy để trấn an. Cuối cùng chị ấy thi được vào trước giỏi nhất của tỉnh với điểm văn 9,5, còn đt khịa cô chủ nhiệm nữa :))

  • @atduong7770
    @atduong77702 жыл бұрын

    Một vd quá hay em rất cảm ơn anh vì đã tạo ra một vd có tất cả những điều mà trước giờ em vẫn đang trăn trở.

  • @hanguyenvungoc1887
    @hanguyenvungoc18872 жыл бұрын

    Chờ mãi a cũng đã ra video về chủ đề này. Dạo này giáo dục lên ngôi

  • @tuanhoang-ym3fu
    @tuanhoang-ym3fu2 жыл бұрын

    Em có đọc được một bài báo về chương trình học đại học của mỹ rất hay và thú vị. Đó là người ta dạy về giáo dục khai phóng (liberal education) dạy tất tật tật đa ngành nghề cho sinh viên để giúp họ định hướng sự nghiệp tương lai của mình, sinh viên có thể chọn bất cứ môn nào và được quyền chọn học những môn thậm chí chả liên quan lắm đến nhau -> họ biết mình thích gì để theo đuổi sâu hơn. Em thấy điều đó rất hay nhưng ở VN lại không có mô hình này. Hiện tại bây giờ em cũng đang phân vân không biết mình có phù hợp ngành (nguyện vọng) mình đậu năm 18 tuổi không nữa :((

  • @phanngocan_an
    @phanngocan_an2 жыл бұрын

    Respect thầy Trí, anh thật sự là người thầy giỏi!

  • 2 жыл бұрын

    Thật sự thì em rất mong đến một ngày nào đó thực lực của chúng ta không phải đánh giá bằng những con số

  • @tanluanhuynh7071
    @tanluanhuynh70713 ай бұрын

    E chào anh Trí. E cảm thấy anh nói rất đúng ạ E rất thích xem video clip của anh. 😊😊😊

  • @maydapqthanh1748
    @maydapqthanh17482 жыл бұрын

    lớp em có một bạn học khá tệ nhưng bạn ý rất cố gắng , cô chủ nhiệm vẫn ko cho bạn ý thi , và cuối cùng bạn ý vẫn thi và đăng ký tây hồ và bạn ấy đỗ , phải nói là 10 điểm luôn

  • @marcus6296
    @marcus62962 жыл бұрын

    Giáo viên là người giáo dục các em học sinh, nhưng bản thân họ lại không có giáo dục. Thử hỏi, cả một thể hệ được giáo dục bởi những người thiếu giáo dục thì đất nước sẽ đi về đâu. Tất nhiên vẫn có nhiều giáo viên rất có tâm huyết với nghề, nhưng bản thân họ cũng gặp khó khăn với tác động của lãnh đạo nhà trường vì các lãnh đạo này là những "vận động viên" chạy đua THÀNH TÍCH. Giáo viên thì bị tác động bởi nhà trường, nhà trường chạy đua theo những chính sách thiếu đúng đắn của những người đứng đầu ngành giáo dục. Hy vọng, sau những vấn nạn tiêu cực xảy ra liên tục, Bộ Giáo Dục sẽ thay đổi chính sách phù hợp vì tương lai của con em chúng ta và đất nước.

  • @22_nguyenbinhthaonguyen94
    @22_nguyenbinhthaonguyen942 жыл бұрын

    Anh Trí ơi, anh chia sẽ về chương trình giáo dục phổ thông 10 mới 2022-2023 đi ạ.

  • @anhlinh6409
    @anhlinh64092 жыл бұрын

    Em đang học cái ngành hiện tại nhưng sau gần 1 năm học thì sự hứng thú dần biến mất!

  • @lamnguyencong384
    @lamnguyencong3842 жыл бұрын

    Học đại học mà không còn hứng thú với thứ mình đang học nên đã bảo lưu lại thầy ạ !

  • @thinhhung5992
    @thinhhung59922 жыл бұрын

    Bệnh thành tích là cái gì đó kinh khủng khiếp lắm anh ạ...thậm chí như em từng học trường chuyên nghe hơi kêu nhưng thật chất em học rất DỞ...Và nếu so nhiều bạn trường ngoài sự thật em thua rất nhiều em vào được chỉ là nhờ may mắn thôi....Cảm giác bất lực lắm anh ạ kiểu như đâm đầu vào tường ấy không thể nào tiến bộ được thậm chí nếu tiến bộ cũng không có động lực vì thành công của mình đôi khi mọi người xem đó chỉ là thất bại của người khác....gia đình, bạn bè, người thân ai cũng chỉ trích...Đến tận bây giờ em mới nhận ra thứ mình thích thì cũng là năm cuối đại học rồi... Giá như lúc đó mình không quan tâm đến mấy cái thành tích vô nghĩa đó hoặc có ai đó thức tỉnh mình...Thì có lẽ cuộc sống của em nó sẽ bớt mệt mỏi đi phần nào !!!

  • @hieunguyen-vb9rh
    @hieunguyen-vb9rh2 жыл бұрын

    Em là sinh viên năm theo ngành cũ của anh hồi đó. Sau 2 năm học, em thấy mình cũng thích hợp với ngành và thiệt là em cũng muốn theo tới cùng. Nhưng có một điều mà em không thích về ngành là cách nó phát triển quá nhanh cho nên rất khó để có thể tập trung xác định được điểm mạnh của mình trong ngành. Tuy em ghét điều đó nhưng đồng thời cũng nhờ nó mà em nhận thấy công nghệ ngày dễ tiếp cận hơn.

  • @BichNguyen-tz3sg
    @BichNguyen-tz3sg2 жыл бұрын

    Anh nói rất hay

  • @buiphamquyenanht21dcn28
    @buiphamquyenanht21dcn287 ай бұрын

    3:04 dạ có anh em thấy việc học này nó buồn quá, à việc ép nghỉ không thi lớp 10 là có thiệt mình là nhân chứng sống cho điều đó, bây giờ sao thấy hối hận là mình đã không chịu cố gắn hơn :(

  • @kumemasao2311
    @kumemasao23112 жыл бұрын

    Chú ơi, đoạn đầu chú nói hơi nhanh. Cháu hiện tại lớp 10, và cháu chẳng có hướng đi gì cho tương lai, cháu bỡ ngỡ, và giờ thì mặc theo chiều gió, cháu không có định hướng gì, mọi người trong gia đình hướng cháu đi theo các trường về kinh tế hay quản trị kinh doanh... nhưng cháu thực sự chẳng thích chút nào, cháu thấy nó không phù hợp và hiện tại thì cháu chẳng phù hợp với thứ gì. Phải nói là cháu học quá kém nhưng lớp cháu đang học hiện tại là lớp chọn, nghĩa là mọi người chung quanh đều giỏi, và vì thế, cháu phải chạy đua, nhưng thực sự thì cháu không theo được, học chậm, thậm chí là tuột dốc, cháu không thích việc thi cử, phải ôn quá nhiều bài vở, cháu phải thi 10 môn, mà mỗi một ít nhất là 3 bài, nhiều nhất là 14 bài/ môn. Cháu thấy mọi thứ dồn dập và cháu chán học, học vì điểm số, cháu phải học để có điểm cao, `học bạ đẹp` một từ ngữ rất là châm biếm, bởi vì có đẹp nhưng cháu chẳng có tí kiến thức trong đầu, đẹp nhưng vô dụng.

Келесі