LỊCH SỬ QUÁ TRÌNH DU NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN "ĐẠO PHẬT" Ở VIỆT NAM

#lichsuVietNam #lichsuPhatgiaoVN #daophatVietNam
Một trong những tôn giáo du nhập vào Việt Nam sớm nhất là Phật giáo. Khác với nhiều tư tưởng cho rằng Phật giáo Việt Nam truyền trực tiếp từ Trung Quốc, nhưng nhiều nguồn sử liệu cho thấy Phật giáo Việt Nam truyền trực tiếp từ Ấn Độ vào những năm đầu Công nguyên, rồi sau đó mới truyền qua Trung Quốc chứ không phải Phật giáo từ Trung Quốc truyền qua Việt Nam. Trong số phát sóng ngày hôm nay, hãy cùng Từ điển lịch sử tìm hiểu về quá trình du nhập và phát triển đạo Phật ở VN nhé!
Hiện nay, có khá nhiều tư liệu viết về lịch sử Phật giáo Việt Nam. Mỗi tác giả với nguồn tư liệu khác nhau lại có cách tiếp cận khác nhau, phân chia giai đoạn phát triển khác nhau của đạo Phật tại Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay theo Giáo hội Phật giáo Việt Nam thì đạo Phật du nhập và phát triển ở Việt Nam được thể hiện qua các thời kỳ, các mốc thời gian như sau:
Thời kỳ thứ nhất: từ khi Phật giáo du nhập vào cho đến thế kỷ X
Phật giáo là một tôn giáo được truyền vào nước ta từ rất sớm. Theo hiểu biết hiện nay của giới nghiên cứu lịch sử thì Phật giáo vào Việt Nam từ những năm đầu công nguyên. Chính sử của Trung Quốc cũng đã ghi nhận rằng, vào những năm đầu Công nguyên, trong khi miền Nam Trung Quốc chưa có đạo Phật thì ở Kinh đô Giao Chỉ nước Việt đã có một trung tâm Phật giáo và Phật học khá phồn thịnh.
Ban đầu Phật giáo truyền vào nước ta chủ yếu trực tiếp từ Ấn Độ. Có thể kể tên một số tăng sỹ Ấn Độ và Trung á sang truyền giáo ở Việt Nam như: Ma Ha Kỳ Vực, Khưu Đa La, Khương Tăng Hội, Chu Cương Lương, Mạt Đa Đề Bà...Đến thế kỷ V, Phật giáo đã được truyền đến nhiều nơi trên đất nước và đã xuất hiện những nhà sư Việt Nam có nhiều danh tiếng như: Huệ Thắng (học trò của Đạt Ma Đề Bà) tu tại chùa Tiên Châu. Tuy nhiên trong lịch sử Phật giáo Việt Nam thì từ thế kỷ thứ VI cho đến thế kỷ X vẫn được xem là giai đoạn truyền giáo của đạo Phật, song giai đoạn này các nhà truyền giáo của Ấn Độ bắt đầu giảm dần và các nhà truyền giáo của Trung Quốc bắt đầu tăng lên, dẫn theo đó bắt đầu có các phái thiền của Trung Quốc du nhập vào Việt Nam cụ thể như:
- Phái Thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi: Cuối thời kỳ hậu Lý Nam Đế, khoảng năm 580 một nhà sư Ấn Độ tên Tỳ Ni Đa Lưu Chi - là Tổ thứ ba của phái Thiền Trung Quốc đã vào Việt Nam tu tại chùa Pháp Vân (tỉnh Bắc Ninh) và trở thành vị Tổ sư của phái Thiền này ở Việt Nam.
- Phái Thiền Vô Ngôn Thông: Năm 820, phái Thiền Vô Ngôn Thông truyền vào Việt Nam (Vô Ngôn Thông họ Trịnh - là người Quảng Châu, Trung Quốc, tu tại chùa Song Lâm, Triết Giang). Năm 820, ông sang tu tại chùa Trấn Quốc (Hà Nội) và trở thành vị tổ sư của phái thiền này ở Việt Nam.
Theo đánh giá, mười thế kỷ đầu Phật giáo truyền bá vào Việt Nam, mặc dù trong hoàn cảnh đất nước bị xâm lược và đô hộ nhưng đạo Phật đã tạo ra được những ảnh hưởng trong nhân dân và có những sự chuẩn bị cho giai đoạn phát triển mới khi đất nước độc lập, tự chủ.
-----------------------------------------------------------------------------------
Để theo dõi nhanh chúng tôi trên các nền tảng:
► Fanpage: / history.tgm
► Tiktok History: / tudienlichsu
► Tiktok Mutex: / mutex.tgm
► Apple Podcast: podcasts.apple.com/us/podcast...
► Spotify: open.spotify.com/show/44hZR7h...
► Google Podcasts: www.google.com/podcasts?feed=...
► Đăng kí kênh TGM TRAVEL phiên bản tiếng anh tại đây:
/ @tgmtravel
► Đăng kí kênh TGM NEWS tại đây:
/ người làm tin
-----------------------------------------------------------------
CONTACT US:
© Bản quyền thuộc về Từ Điển Lịch Sử
© Copyright by TGM HISTORY (Do Not Reup)
Cảm ơn các bạn đã xem video!
Nhấn LIKE và ĐĂNG KÝ KÊNH của TGM History để đón xem nhiều video hấp dẫn tiếp theo nhé!
#tgmhistory #tudienlichsu #tgmmutex #tgmnews #lichsuvietnam #lichsuthegioi #tientri2021 #tomtatnhanhlichsu #tomtatnhanh #kienthucthuvi

Пікірлер: 9

  • @thichnuvientuan
    @thichnuvientuan6 күн бұрын

    ❤️❤️❤️

  • @thichnuvientuan
    @thichnuvientuan6 күн бұрын

    🙏🙏🙏

  • @kycao9758
    @kycao9758 Жыл бұрын

    Đạo phật là 1 đạo lớn, có thể xem là đạo lớn nhất ở Việt Nam. Du nhập vào Việt Nam đã từ khá lâu . Có giai đoạn trong lịch sử dân tộc, đạo phật là quốc đạo ( thời Lý). Chính vì vậy hầu như mọi người dân Việt đều thể hiện lòng tôn kính với các vị sư, các vị cao tăng chủ trì trong các chùa , trong Giáo Hội phật giáo Việt Nam. - Cần phải khẳng định: phật giáo là 1 tôn giáo, về mặt triết học là một hệ tư tưởng , giáo lý, giải thích các hiện tượng xung quanh về tự nhiên, tâm linh, xã hội. Đạo phật dạy chúng ta sống thiện ! Sống đạo đức , yêu thương giữa con người với con người. Sống tốt đời, đẹp đạo. Phật giáo là 1 tôn giáo có nhiều tông phái. Sự phân chia thành các tông phái trong phật giáo không phải do mâu thuẫn về tổ chức hay tranh giành về quyền lợi hay địa vị trong tăng chúng mà do sự khác nhau ít nhiều về kinh điển, giáo thuyết, sự giải thoát, về văn hóa, về thờ phụng, về cách thức tu hành, về đạo phục, về khất thực.... Ngay cách xây dựng chùa của các tông phái trong đạo phật cũng khác nhau. ( trong ảnh). - Biết được căn cơ của chúng sinh, đầu tiên Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết giảng những điều đơn giản để thuận lợi cho việc tiếp cận, giáo hóa về sau các bài thuyết giảng được nâng cao hơn. Đức phật không lập hệ phái mà do Tăng đoàn chia ra phật pháp Nam tông và phật pháp Bắc tông. Phật giáo Việt Nam có 2 phái lớn: - Phái Đại chúng bộ phát triển: Tiểu thừa - Phái Thượng tọa trưởng lão bộ: Đại thừa. Phật giáo Tiểu thừa được truyền vào phía Nam : gọi là phật giáo Nam tông Phật giáo Đại thừa truyền ở phía Bắc : gọi là phật giáo Bắc tông. Thời đại công nghệ 4.0 phát triển, các sư thầy, thượng tọa cũng " bắt nhịp" theo thời đại : truyền thông qua MXH. Chính vì vậy sẽ không tránh khỏi chuyện này, chuyện kia. Tuy nhiên ai đó cố ý phạm đạo ! Luật trời! Luật đạo! Luật xã hội ....luật Nhân Quả sẽ khó tránh ! Adidaphat. * Mong rằng mọi người không nên thêm bớt, làm phức tạp . Bởi giáo lý nhà phật hãy để những người trong cuộc tranh luận và khuyên bảo nhau. Mô phật !!!

  • @thanhle7812
    @thanhle7812 Жыл бұрын

    Đạo giáo là nhóm đạo có cá nhân sáng lập và du nhập vào chữ Việt Nam. Còn con người Việt Nam thì có chữ cữu huyền đại diện cho giồng họ. Nên tự biết công nuôi dưỡng mà nhớ.

  • @phuongmai9438
    @phuongmai9438 Жыл бұрын

    Truyền trực tiếp từ 3 nhà sư tu an đo sang khi 3 ông này đi qua Việt Nam để sang Trung Quốc

  • @thituyenle2160
    @thituyenle2160 Жыл бұрын

    Có công giáo ko ạ

  • @vanhientran7991
    @vanhientran7991 Жыл бұрын

    Như vậy tết nguyên đán và đạo Phật thì trung quốc đại lục bắt chước dân giao chỉ Vietnam 😃