Khởi Nghiệp Với SÂM CAU - "Thần Dược" Bổ Dương Cực Mạnh | Mô Hình Trồng Sâm Cau Giống Tại Vĩnh Phúc

Cây sâm cau là loài cây thảo, phân bố ở nhiều nước Đông Nam Á, châu Á. Theo y học cổ truyền, Sâm cau có tác dụng lợi tiểu, sử dụng chữa trĩ, vàng da, hen suyễn, tiêu chảy, lậu. Trong y học cổ truyền Ấn Độ, Trung Quốc, Sâm cau được sử dụng như thuốc tăng cường chức năng sinh lý cho nam giới; điều trị suy giảm thể lực, chữa bệnh hen suyễn, còi, kháng viêm, chống ung thư. Nhiều nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, tác dụng chính của Sâm cau là tăng cường sức khỏe và tinh thần, giảm mệt mỏi, tăng sức lực và độ dẻo dai, củng cố hệ thống miễn dịch...
Trong chương trình ngày hôm nay, kênh Làm Nông Cùng Chuyên Gia kính mời quý bà con cô bác cùng tới thăm mô hình trồng và cung cấp sâm cau giống của cô Vũ Thị Phương, trú tại huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Hiện cô Phương đang có 7 sào sâm cau, trừ chi phí, mỗi năm cô thu lãi 20-30 triệu/sào.
Theo cô Phương chia sẻ, cây sâm cau vốn là cây thảo dược mọc trên rừng, cây không kén đất trồng nhưng phù hợp trồng đất đồi và ưa bóng mát. Chăm sóc cây cũng khá đơn giản, bà con không cần tưới nước nhiều. Phân bón nên sử dụng mùn bã hữu cơ ủ hoai mục, không được sử dụng phân hóa học. Thời gian bón phân lần đầu vào lúc cây được 6 tháng, lần 2 Khi cây được 2 năm, tới năm thứ 3 bà con không cần bón phân, chỉ cần nhổ cỏ. Đặc biệt bà con không cần xới đất vì dễ làm xước củ sâu cau.
Cây sâm cau cho thu hoạch củ sau khi trồng từ 3-3,5 năm. Thời điểm thu hoạch từ tháng 8 trở đi. Bà con lưu ý khi thu hoạch cần tránh làm dập củ. Cô Phương cho biết, hiện củ sâm cau rất có giá trị trên thị trường với mức giá 80-100 nghìn đồng/kg củ tươi, 300-370 nghìn đồng/kg củ khô.
Có thể mô hình trồng sâm cau là hướng phát triển kinh tế đầy tiềm năng cho bà con. Hiện tại mô hình trồng sâm cau của cô Phương có cung cấp sâm cau giống với giá bán từ 7 tới 15 nghìn/cây giống. Quý bà con cô bác có nhu cầu mua cây sâm cau rừng giống và tư vấn về kỹ thuật trồng sâm cau có thể liên hệ với kênh Làm Nông Cùng Chuyên Gia theo địa chỉ dưới đây. Chúc bà con thành công!
* Quý bà con tham khảo các kỹ thuật trồng dược liệu khác tại Website: bit.ly/3u22raO
===========================
Cảm ơn các bạn đã ủng hộ và đón xem video của LamNongTV
Nhấn like và Subcribe để theo dõi Clip mới nhất của LamNongTV nhé:
♫ Subscribe : / @lamnongtv
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN XIN LIÊN HỆ: 039.878.89.89.
Fanpage: / lamnongtv .
Zalo: 039.878.89.89
BẢN QUYỀN VIDEO THUỘC VIÊN NGHIÊN CỨU SINH HỌC ỨNG DỤNG.
Số điện thoại liên hệ: 0886 550 986
Zalo: 0886 550 986
Fanpage: / vbiovn .
Địa chỉ: Số 39, Ngõ 189/61, Hoàng Hoa Thám, Ngọc Hà, Quận Ba Đình, TP Hà Nội
---------------------
#lamnongtv #làmnôngcùngchuyêngia #làmnôngtv

Пікірлер: 79

  • @LamNongTV
    @LamNongTV2 жыл бұрын

    Trong chương trình ngày hôm nay, kênh Làm Nông Cùng Chuyên Gia kính mời quý bà con cô bác cùng tới thăm mô hình trồng và cung cấp cây

  • @dinhvantuyen5633
    @dinhvantuyen5633 Жыл бұрын

    Cây này ko phải sâm cau các ban nhe

  • @LongHoang-mn3hs
    @LongHoang-mn3hs Жыл бұрын

    Cây này là cây bồng bồng nhé mọi người. Không có tác dụng chữa yếu sinh lý

  • @todoan2854
    @todoan2854 Жыл бұрын

    Cây này không phải sâm cau, đây là cây bồng bồng. Đề nghị người làm chương trình này đừng đưa tin gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Tác dụng dược lý của sâm cau và bồng bồng là khác nhau.

  • @thanhvntn.
    @thanhvntn. Жыл бұрын

    Đây là cây bồng bồng chương trình làm nông tv đã tư vấn và quảng cáo sai rồi ạ , chứ đây không phải sâm cau ạ . Chỉ khổ ng dân sau này bán ra thị trường ồ ạt rồi chặt bỏ đi thì phí ạ

  • @NgaNguyen-kt7xo
    @NgaNguyen-kt7xo Жыл бұрын

    cây này là cây bồng bồng nhé. cây sâm cau (tiên mao) mà giáo sư tiến sĩ Ngô Tất Lợi , ghi chép trong sách khác cây này nhé

  • @khanhvantran8308
    @khanhvantran8308 Жыл бұрын

    Cây nầy lá da trơn là cây bồng bồng 100%, không phải cây sâm cau : Cây Sâm Cau ( Mao Tiên ) lá có nhiều gân nỗi sọc dọc lá in lá sâm đại Hành.

  • @thachhoang1614
    @thachhoang16142 жыл бұрын

    cây này là cây bồng bồng không phải cây sâm cau

  • @SanNguyen0470
    @SanNguyen0470 Жыл бұрын

    Cây này là cây bồng bồng không phải sâm cau nghe ba con.

  • @viettruonganh6662
    @viettruonganh66622 жыл бұрын

    Cây này làm gì phải sâm cau

  • @songmaynui8466
    @songmaynui8466 Жыл бұрын

    Ở quê tôi trên rừng có nhiều ngâm rượu uống thơm ngon

  • @samnamnuidanh.hoduong.6212
    @samnamnuidanh.hoduong.62122 жыл бұрын

    Chào mọi người vào xem gé qua kênh SÂM NAM NÚI DÀNH HỌ DƯƠNG xem để tìm hiểu thêm thông tin về cây SÂM NAM đang được phát triển.

  • @TuanNguyen-wb8tg
    @TuanNguyen-wb8tg2 жыл бұрын

    Nhà vườn nói qoá rồi chưa bao giờ ở ngoài thị trường có giá cao như vậy bây giờ chỉ 3_40k 1kg tươi

  • @cuocsong24h23
    @cuocsong24h232 жыл бұрын

    Cây này chỗ mình cũng trồng tốt lắm

  • @tranquoctruong8947
    @tranquoctruong89472 жыл бұрын

    Cây nay la bồng bồng..sâm cau đỏ lá như la cau..co bông màu vàng...

  • @samiabuhamad1407
    @samiabuhamad14072 жыл бұрын

    greatful

  • @tkhoitt9578
    @tkhoitt95782 жыл бұрын

    great model

  • @blaoserivuonlan8909
    @blaoserivuonlan8909 Жыл бұрын

    Cây này bồng bồng. Uống có ngày chết. Sâm cau hay tiên mao hoàn toàn khác. Mọi người lưu ý kẻo tiền mất tật mang

  • @vohoanca1984
    @vohoanca1984 Жыл бұрын

    Cây này là cây bồng bồng

Келесі