Jenny Huỳnh khóc vì đậu Stanford -Phụ huynh VN khóc vì con rớt trường chuyên HN -Ams!|Nguyễn Hữu Trí

Jenny Huỳnh khóc vì đậu Stanford - Phụ huynh VN khóc vì con rớt trường chuyên HN -Ams! |Nguyễn Hữu Trí
__________________________
Thông tin các chương trình tại HỌC VIỆN AYP của thầy Quéo:
▶️ CÁC KHOÁ HỌC GIAO TIẾP LÃNH ĐẠO
- Khóa học AYP (7 thói quen của người hiệu quả): ayp.vn/khoa-hoc-ky-nang-mem-a...
- Khoá học High Influence Public Speaker: ayp.vn/khoa-hoc-ky-nang-high-...
- Khoá học Kỹ năng lãnh đạo: khoahoc.ayp.vn/underground-le...
▶️ CÁC KHOÁ HỌC TÀI CHÍNH CÁ NHÂN
- Khoá học Quản lý tài chính cá nhân: ayp.vn/khoa-hoc-intelligent-m...
- Khoá học Đầu tư chứng khoán thông minh: ayp.vn/khoa-hoc-the-intellige...
- Khoá học Chọn mua chứng chỉ quỹ dành cho người bận rộn: ayp.vn/khoa-hoc-chon-mua-ccq-...
▶️ CÁC KHOÁ HỌC DINH DƯỠNG THỂ CHẤT
- Khóa học rèn luyện thể chất AYP Adventure: ayp.vn/ayp-adventure?...
- Khám phá núi Dinh: ayp.vn/dinh-trail-ayp-adventu...
- Khoá học về dinh dưỡng Energy for Life: ayp.vn/khoa-hoc-dinh-duong-en...
▶️ CÁC CHƯƠNG TRÌNH TƯ VẤN
- Đăng ký buổi tư vấn 1-1: ayp.vn/tu-van-ca-nhan?...
- Chương trình Sinh trắc vân tay CAD: ayp.vn/khoa-hoc-sinh-trac-van...
▶️ CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO SỰ KIỆN
- Workshop Zoom 'Dẫn dắt sự nghiệp': ayp.vn/lead-your-career?...
- Workshop Zoom Quản lý tài chính cá nhân: ayp.vn/workshop-financial-wel...
---
Kết nối với Mr. Quéo (Nguyễn Hữu Trí) tại đây:
▶️ Tìm hiểu về các khoá học tại website học viện AYP: ayp.vn/
▶️ Website Nguyễn Hữu Trí: nguyenhuutri.vn/
▶️ Fanpage: / nghuutri
▶️ Tiktok: / thayqueo
▶️ Instagram: / huutri.nguyenn
▶️ Spotify: open.spotify.com/show/5oVb1Zq...
▶️ Kênh KZread Quéo's Health: / @queoshealth
▶️ Liên hệ quảng cáo: nguyenhuutri@ayp.vn
▶️ Hotline CSKH: 0983393342
---
❤️ Đừng quên Like, Share Video nếu thấy hữu ích nhé!
#nguyenhuutri #thayqueo #mrqueo

Пікірлер: 301

  • @WomenHitTheWall
    @WomenHitTheWall11 ай бұрын

    Mình đang ở San Jose, California và Stanford University cách nhà mình tầm 30 phút lái xe (tầm 25 miles). Thật ra việc nộp đơn vào Stanford nó ko thật sự khó khăn như mọi người vẫn nghĩ. Để có được nhận vào Stanford thì cần đáp ứng những yếu quan trọng như sau: 1. Phải đáp ứng đủ nhu cầu tài chính vì Stanford là trường tư lập (Private School) nên chi phí học tập RẤT RẤT cao. Dự kiến nếu học 4-5 năm sẽ tiêu tốn tầm khoảng $200-400k. Nói chung phải có điều kiện tài chính khá giả thì trường nó mới xét cho học sinh vào. 2. Điểm SAT phải cao nếu đang là học sinh cấp 3 (nói chung SAT thì thi rất dễ vì kiến thức thường la cơ bản và không có đánh đố nhiều như thi đại học ở VN). Còn nếu bạn không học high school ở Mỹ thì có thể transfer từ một trường cao đẳng đại học khác với thành tích trung bình ở trường mình đang học phải trên (2.5 gba). Nói chung Stanford hay những trường đại học tại Mỹ ko quá quan trọng về việc bạn có là thiên tài cực kỳ thông mình hay không. Quan trọng là bạn phải có khả năng học tập cơ bản thì mới có cơ hội nhập học. 3. Bạn phải thuộc nhóm sắc tộc thiểu số (Asian, Black, Latino, ...... ). Nói chung nếu là sắc tộc thiểu số thì cơ hội được nhận là khá cao. Trước đây mình thử apply Stanford sau khi đã học College tại Mỹ với điểm trung bình môn là 3.8/4.0 thì Stanford đã nhận mình và luôn gửi thư mời chào nhập học. Tuy nhiên mình đã không chọn học vì mình không muốn vay nợ để học 4 năm đại học. Thêm vào đó là Stanford rất mạnh về ngành y khoa và tài chính, mà mình không thật sự có sự đam mê về 2 ngành này nên mình chỉ chọn học ở một trường công lập bình thường. Sau khi mình tốt nghiệp và đi xin việc, tất cả các công ty mình đã từng phỏng vấn đều không có ai hỏi mình đã từng học ở đâu và điểm gba của mình là gì cả. Đại đa số yếu tố mà nhà tuyển dụng ở Mỹ tìm kiếm thường là Kinh Nghiệm, khả năng làm việc nhóm, và khả năng kết nối với mọi người. Sau khi trãi nghiệm đủ nhiều thì mình có thể khuyên mọi người một điều chính là dù bạn có đến từ đâu và đang học trường gì, thì sự kiên trì theo đuổi ước mơ mới chính là thứ quan trọng nhất. Bằng cấp và điểm số chỉ là những thứ phù du thôi. Điều quan trọng là bạn nên tự trao dồi bản thân mình cả về kiến thức và tâm hồn thì dù có ở trong xã hội nào đi nữa, bạn vẫn sẽ tỏa sáng.

  • @CongNgheNangLuongDung

    @CongNgheNangLuongDung

    10 ай бұрын

    Cảm ơn Hoàng đã chia sẻ

  • @vivianledonghae4eify

    @vivianledonghae4eify

    9 ай бұрын

    minh thay yeu cau so 1 la cung thay kho' khan roi.ak.

  • @kyuu_2
    @kyuu_2 Жыл бұрын

    Chia sẻ một chút về trải nghiệm cá nhân em: Cấp 1: Học 3 trường bình thường, trải qua những ngày tháng vui vẻ như một cậu bé bình thường. Cấp 2: Đậu trường chuyên. Mẹ khi biết điểm cũng bật khóc vì mừng, nhưng 4 năm cấp 2 đấy đối với em cũng khá tồi tệ. Phải công nhận một điều rằng trường chuyên thật sự là một môi trường tốt để phát triển, em có thể cảm nhận điều đó qua chất lượng giảng dạy, bạn bè,... Tuy nhiên, em chỉ là một người bình thường, trong khi xung quanh em đa số toàn những người được nuôi dạy tốt, điều kiện phát triển đầy đủ,... thì em làm sao sánh được với các bạn. 4 năm đấy hầu như em toàn đứng gần cuối lớp, vì thua con người ta nên gia đình cũng đối xử với em lạnh nhạt, nhiều lần tổn thương thể xác lẫn tinh thần em thậm tệ. Cấp 3: Sau trải nghiệm 4 năm vừa rồi, em quyết định không nghiêm túc trong kì thi tuyển sinh vào cấp 3. Như dự đoán, em đậu một trường bình thường, nhưng cũng gọi là tốt trong nơi em ở. Thật sự, học lực em nhỉnh hơn đa số các bạn xung quanh, nên gia đình cũng ít đối xử thậm tệ với em hơn so với cấp 3. Thật sự tệ ấy, tệ ở chỗ em học tốt lên chỉ vì không muốn gia đình đối xử tệ với mình, chứ không phải vì bản thân em. Dù không vui vẻ gì mấy nhưng có thể nói em hạnh phúc trong những năm cấp 3. Cuối cấp 3, em phải thi tốt nghiệp và vào một trường đại học nào đó. Khi ấy em nghĩ xem nên học trường đại học nào, em chợt nghĩ rằng: "Ơ, tại sao mình không lên Sài Gòn học nhỉ? Thế là xách đồ cút khỏi nhà được rồi?". Việc xa nhà bỗng trở thành động lực chính để em thi tốt nghiệp với số điểm cao, tổng điểm các môn năm ấy của em đứng top 6 trường, mặc dù điểm tổng học ở trường chỉ quanh đi quẩn lại con 7. Hiện tại thì em học đại học quốc gia trên SG, và cũng như trường chuyên thôi, quanh em toàn quái vật, và ngành em đang học cũng không phải điểm mạnh của em, nhưng em không ghét nó lắm. Tóm tắt là thế này, là bậc phụ huynh làm ơn hãy xác định mục đích khi cho con mình vào trường chuyên với ạ. Nếu để con mình phát triển thì khi các em gục ngã, nản chí hay điểm thấp gì đấy, làm ơn hãy đưa các em đi ăn kem, đi du lịch,... hay đơn giản chỉ cần một lời động viên thôi. Nếu không thân thiết với các em thì làm ơn để các em một mình, đừng nói gì cả. Còn nếu chỉ để khoe "con tôi học trường chuyên" thì thôi, đọc lại trải nghiệm của em ở trên này. Đây mới chỉ là trải nghiệm CỦA EM thôi ấy, chứ con của các anh chị, cô chú phát triển theo hướng tiêu cực nào thì em không biết đâu.

  • @Hellohowareu2
    @Hellohowareu2 Жыл бұрын

    28:25 thực sự trước giờ mình cũng có niềm tin ở Jenny Huỳnh. Có thể nhiều người sẽ nói rằng ok cái lý do cô bé có kênh youtube, tiktok triệu view rồi mua xe, mua đủ thứ quay vlog là vì nhà cô ấy giàu ( kiểu “ngậm thìa vàng” ) nhưng thử hỏi là một người sinh ra gia thế khủng nào đó bất kỳ chưa chắc có những cái idea, cái vận dụng và tận dụng những cái ưu thế để phát triển trên nền tảng số như Jenny. Giống như đưa cho hai đứa một khoản tiền, một đứa chẳng biết tận dụng ntn còn một đứa biết nên đầu tư vào cái gì vậy á. Vậy nên cái mindset của Jenny, cái chân thành nhất của cô bé đã giúp cô xứng đáng được nhận vào Stanford 🎉

  • @--LamMyLinh-A
    @--LamMyLinh-A9 ай бұрын

    3 BH ấn tượng nhất: 1. Đừng đánh giá 1 con người chỉ qua 1 kì thi, thành tích . 2. Căng thẳng và nỗi sợ là kẻ thù lớn nhất của sự học và trưởng thành. 3. Cốt lõi của giáo dục là nỗ lực để thấu hiểu người học để khơi gợi nên sự say mê và giúp người học có định hướng phát triển phù hợp với chính họ. Mấy hôm nay em đang thi giữa kì những môn quan trọng. Thật sự thì em chưa hài lòng lắm với 2 bài thi Toán, Văn vừa qua. Dù đã làm hết sức và rút kinh nghiệm về lỗi sai của mình nhưng trong em vẫn có sự trách cứ, dằn vặt vì mình đã chưa làm tốt như mình muốn và có lẽ vì thế vũ trụ đã để em nhìn thấy video này. Qua những điều anh chia sẻ, em nhận ra mình đã sai khi đánh giá mình tệ chỉ vì kết quả của một vài bài thi. Ngoài ra ,em cũng hiểu mình đã sai khi trong lúc làm bài thi luôn dùng nỗi sợ về điểm số để áp lực bản thân, chính việc đó góp phần dẫn đến việc em không thể hiện được hết khả năng của mình trên bài thi. Thêm 1 điều nữa là video đã nhắc nhở em: " Mỗi người đều có thế mạnh riêng. Đừng nghĩ mình có chút sáng dạ, tư duy logic và khả năng ngôn ngữ tốt 1 chút là tài giỏi hơn người ." Thật sự rất cảm ơn bài giảng của anh vì nó giúp em thay đổi rất nhiều về tư duy và mở rộng hơn góc nhìn cuộc sống. ❤️❤️❤️

  • @HamburgerMiu
    @HamburgerMiu Жыл бұрын

    Em trượt trường chuyên năm lớp 10. Nhưng em vẫn là đứa trẻ hạnh phúc khi học trường thường. Vẫn đi du học, vẫn có bằng thạch sĩ, vẫn có sự nghiệp và gia đình. Vậy nên trường chuyên hay ko, ko quan trọng khi vào đời.

  • @NguyenNguyen-xu8dg
    @NguyenNguyen-xu8dg Жыл бұрын

    chắc là vì đây là chủ đề mà anh tâm đắc nhất cho nên là hơi dài một xí và có những con người cũng ngồi say mê lắng nghe đến cuối để thấy dòng chữ đấy. cảm ơn anh Quéo

  • @meowlady6525
    @meowlady6525 Жыл бұрын

    Nghĩ về quãng thời gian học trường chuyên (lớp thường) của mình, thấy kỉ niệm vui thì ít mà tổn thương thì nhiều. Giờ mười mấy năm trôi qua từ khi rời mái trường một thời là niềm tự hào/ cay đắng của bản thân, mình không biết nếu được quay ngược thời gian, mình có lại chọn học ngôi trường đó không? Nhờ học tại ngôi trường được cho là "số 1 miền Nam" ấy, tầm nhìn của mình ở góc độ nào đó mở rộng hơn vì được gặp những cá nhân vô cùng xuất sắc và nhiều tham vọng, khiến mình phải khiêm tốn hơn để học hỏi từ những người bạn tài giỏi ấy. Nhưng mặt khác, ngôi trường ấy cũng gieo vào tâm trí mình những hình mẫu thành công với tiêu chuẩn quá cao, lại chỉ hạn chế vào một vài lĩnh vực khoa học tự nhiên, khiến mình tự gò bó tiềm năng bản thân và mù quáng cày cuốc những môn mà đối với mình là rất khô khan, cốt chỉ để uốn mình vào cái khuôn mẫu luôn được nhà trường tôn vinh, khuếch trương trong những tấm poster treo khắp trường về tỉ lệ học sinh tốt nghiệp, vào đại học, các thành tích, huy chương "lẫy lừng" trên các mặt trận thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế...Lúc đó mình trẻ dại và nông cạn quá, lại hiếu thắng và ham cái hư danh trường chuyên, chỉ cùm chân minh trong những khuôn mẫu chật hẹp và tự rước cái áp lực phải hành xử sao cho xứng đáng với cái tên in trên phù hiệu, mình bỏ mặc việc tìm hiểu và bồi dưỡng cho tiềm năng riêng, nhìn xa về tương lai sau khi ra trường. Giờ thì cái giá mình phải trả là quá đắt. Từ một đứa trẻ đam mê học hỏi, khao khát hiểu biết về thế giới, mình đã biến thành một cái máy học, học vì thành tích, học vì sợ kém hạng so với bạn bè, học đến ngu người, lú lẫn, tổn hao sức khỏe, không vì một cái gì cả. Từ một học sinh tự giác, yêu thích việc học, mình trở thành một đứa trẻ tự ti, sợ phải đến trường, sợ những bài kiểm tra, sợ những lời nhận xét của thầy cô, sợ những buổi họp phụ huynh khi các cha các mẹ cùng ngồi so điểm số và thứ hạng của con em mình. Mình cứ học cho qua ngày đoạn tháng, học mà không thực sự biết để làm gì, ngoài mục đích vào trường danh giá để cha mẹ không mất mặt. Nói chung, sau một thời gian thì tâm lý mình khá dặt dẹo như một cái cây khô khốc chết dần chết mòn, nhiều năm sau đó cứ hay ra đứng hành lang nghĩ xem là có nên nhảy xuống hay không, vì thấy sống không còn ý nghĩa gì nữa. Giờ đây, không dám nói là mình đã mạnh mẽ hơn xưa, nhưng sau nhiều trải nghiệm và những cố gắng của bản thân trong việc thay đổi nhận thức, mình đã dần tìm lại những thú vui lành mạnh, những đam mê mới, dù thật ra nếu xét theo tiêu chuẩn của ngôi trường ngày xưa (và của cả xã hội), mình không phải là một cá nhân thành công. Dẫu sao, hài lòng với chính mình và thấy được ý nghĩa của sự sống cũng là những viên gạch đầu tiên của sự thành công rồi, dù phải lận đận hơn 10 năm sau khi rời ngôi trường cấp 3 mình mới nhận ra. Trên đây là những trải nghiệm tiêu cực của mình tại một trường chuyên ở SG. Chỉ là câu chuyện của cá nhân mình thôi nhé. Từ trải nghiệm của bản thân, mình thấy không nhất thiết phải học trường chuyên thì mới đảm bảo một tương lai thành công vạn người mê đâu, có khi lại còn ngáng đường bạn trên hành trình hiểu về bản thân nữa đấy.

  • @anhtaivuong4620

    @anhtaivuong4620

    Жыл бұрын

    Đồng cảm lắm. Dù hơn 20 năm đã trôi qua rồi nhưng tôi vẫn còn ám ảnh mỗi khi nhớ về khoảng thời gian cấp 3, học ở 1 trường chuyên ở 1 tỉnh lẻ...🙂

  • @bellang717

    @bellang717

    Жыл бұрын

    Vì bạn ko phù hợp với môi trường đó thôi mà ban đầu bạn lại vẽ ra viễn cảnh cho mình. Thực tế ko như bạn nghĩ nên sinh ra tâm lý kể trên! Đơn giản chỉ là lựa chọn ko phù hợp với con người bạn lúc đó. Rút kn và sống tiếp, đừng mắc lại sai lầm. Môi trường nó ko sai, sai là do mình lựa chọn môi trường ko phù hợp!

  • @kimdungnguyen7168

    @kimdungnguyen7168

    Жыл бұрын

    Rất đồng cảm và cùng chung quan điểm. E đã ra trường 10 năm rồi tại 1 ngôi trường chuyên của tỉnh ở miền Bắc. Những hậu quả tiêu cực bệnh thành tính và sự ganh đua, đố kị về điểm số và thành tích đã để lại di chứng về mặt tinh thần rất lâu.

  • @salemsaberhagent9359

    @salemsaberhagent9359

    Жыл бұрын

    Đồng cảm, môi trường cho mình rất nhiều nhận thức hay, giúp mình hiểu chuyên gia thật sự là gì, cái giá là bệnh thành tích, và luôn cảm thấy bản thân không đủ giỏi.

  • @Milo_Dammm

    @Milo_Dammm

    Жыл бұрын

    @@bellang717 hmm môi trường cũng hình thành lên chính bản chất thật sự của con người đó bạn, xấu tệ hay là tốt đi chăng nữa cũng là do ta cảm nhận nó thế nào, tuy bạn nói tự ta chọn môi trường thì cũng ko sai nhưng đúng hơn là mình phù hợp với môi trường nào thì mình mới phát triển tốt ở đấy đc, tại tùy có môi trường này môi trường kia á

  • @Hnineee
    @Hnineee Жыл бұрын

    Mình là một đứa không thông minh cũng chẳng quá chăm chỉ nhưng có lẽ vì "ăn may" nên trong mắt người lớn và bạn bè luôn là một tấm gương học tập khiến mình luôn ảo tưởng về vị trí và năng lực của bạn thân. Cú tát đầu tiên trong đời mình là vào năm lớp 8 mình được giải nhất huyện và được vào đội tuyển chọn hsg tỉnh. Tại đây khi được tiếp xúc với các bạn trường chuyên trong cụm huyện (tạm gọi là trường C) mình mới nhận ra mình chả là cái gì cả bằng chứng là kì thi chọn hsg tỉnh mình xếp chót và không được tham gia. Lên lớp 9 mình đăng kí thi vào trường C và cũng là hs duy nhất trúng tuyển của trường cũ. Khoảng thời gian đầu mình hơi "ngộp" với sự đa tài, năng động và cực kì giỏi của các bạn ở đây và chỉ sau khi thích nghi được thì mới ổn hơn chút. Kì thi hsg l9 mik vẫn trong đội tuyển và đoạt giải 3 (xét bảng điểm riêng trong trường) đồng thời tham gia kì thi hsg tỉnh nhưng kết qua không mấy khả thi (vì năm đó đội tuyển mình chỉ có 3 người có giải). Cuối năm l9 mình đăng kí thi chuyên kết quả làm mình và mọi người khá ngạc nhiên khi môn chuyên điểm thấp nhất trong tất cả 3 môn với tổng điểm trên 40 . Mình lại thất bại ở cuộc thi này(thiếu 0.45 điểm). Vào thời điểm đó mình stress kinh khủng một phần do áp lực bên ngoài mà suýt nghĩ quẩn. Nhưng bây giờ điêuf đáng tiếc duy nhất đối với mình chính là không thực sự nỗ lực. Hiện tại mình cảm thấy thật sự may mắn vì nhờ có hành trình đó mình biết nhìn nhận bản thân hơn rất nhiều, biết vị trí của mình ở đâu để học hỏi và cố gắng.

  • @elskervo530
    @elskervo530 Жыл бұрын

    Hồi đó năm lớp 11, em học lớp thường. Lên năm 12 thì lại được chọn vào lớp chuyên, chỉ sau 1 tuần học đầu tiên là em cực kỳ stress. Giáo viên không hề giảng bài gì, kêu lên bảng làm bài thì ai cũng biết chỉ riêng mình không biết làm. Trong lớp thấy ai cũng nói chuyện, không hề nghe giáo viên giảng mà sao làm bài được hay thế? Hỏi ra thì ai cũng toàn là đi học luyện thi ở ngoài hết rồi! Tôi thì nghèo có tiền đâu đi học thêm có mấy có lò luyện thi đó. Sau 1 tuần học đó tôi bắt đầu stress, sốt liên tục,khóc không lý do, không kiềm chế được bản thân. Tôi nài nỉ van xin giáo viên, hiệu trưởng để chuyển xuống lớp thường, nhưng liên tục không được. Sống 1 tháng trong cái lớp đó, tôi phải đi gặp bác sĩ tâm lý, sốt không ngừng, khóc xưng cả mặt mày. Mỗi sáng nghỉ tới việc phải bước vào cái lớp đó tôi chỉ muốn đi chết còn hơn. Có thể mọi người nghĩ: " ồ vậy sao không cố gắng tự học đi?", haha, dù tôi có biết bay thì cũng chạy không kịp, người ta học hè vượt cả chương trình. Cuối cùng thì tôi cũng chuyển được xuống lớp thường nhưng sau đó tôi bị ghét học, tôi chỉ muốn xé, đốt những thứ chết tiệt này thôi. Từ 1 đứa thích học trở nên ghét và hận thù nó. Tôi không có động lực để học, chỉ học cho qua môn và cuối cùng là rớt đại học. Nhưng tôi hoàn toàn không có 1 cảm xúc buồn, mọi thứ dường như chả có gì quan trọng đó với tôi. Tôi biết học là cho bản thân, nhưng giữa việc vùi đầu vô đống chết tiệc đó mà hận tất cả thì sẽ chọn tự do và tìm con đường mới dù cảm thấy có lỗi với ba mẹ và tự ti khi không đậu đại học. Mn nói GV lớp chuyên TOÀN là GV giỏi thì tôi nghe thấy ứa gan ghê, bản thân tôi chỉ thấy toàn là GV vô cười đùa nói xàm xàm, giảng được có vài ba chữ, mặc định HS lớp chuyên thì đã đi học hè, biết hết rồi không cần giảng. Rồi bắt học sinh phải đi HỌC THÊM! BUỒN CƯỜI THẬT! Giỏi thì phải biết cách truyền đạt hay, biết cách giảng dạy thì mới gọi là GIÁO VIÊN, còn chỉ giỏi giải bài thì cái đó người ta gọi THỢ thôi, chỉ biết làm không biết lãnh đạo! Sau 1 tháng học trong lớp chuyên chết tiệc đó tôi mới hiểu, trong 1 đám đông giỏi sẽ không có chữ "giúp đỡ" mà chỉ có sự "ganh đua", "bằng mặt không bằng lòng", chỉ có loại trừ và tách biệt những đứa yếu ra khỏi nhóm. Đúng là mây tầng nào nên gặp mây tầng đó mới có thể sống vui vẻ, tích cực. Chỉ nên học hỏi từ 1 vài người giỏi chứ không nên ép bản thân phải nằm trong đám đông giỏi đó.

  • @ssminhnguyensscaovan5527

    @ssminhnguyensscaovan5527

    Жыл бұрын

    🗿

  • @ssminhnguyensscaovan5527

    @ssminhnguyensscaovan5527

    Жыл бұрын

    Mình cho bạn một like

  • @nhacuachou377

    @nhacuachou377

    Жыл бұрын

    Thật sự nhiều khi mình cảm thấy mình chỉ học để bằng bạn bằng bè chứ cái hứng thú nó k còn nữa . Đôi khi mk muốn tìm hiểu về một thứ gì đó n mà nếu làm v thì sẽ bỏ bẵng n môn khác mình k cân bằng đc nhiều moin như thế

  • @bellang717

    @bellang717

    Жыл бұрын

    Là do gv trường bạn học có vấn đề á. Trường bạn gv ko thực sự giỏi nhưng ban giám hiẹu thích chạy đua lấy thành tích để củng cói cái ghê của họ và nâng tầm danh tiếng trường để họ được hưởng lợi. Chứ hồi xưa tôi học lớp chuyên ở trường tôi giáo viên dạy rất giỏi rất tốt rất dễ hiểu. Nhiều bạn theo ko kịp cũng xin chuyển lớp dc chấp nhận và vui vẻ hoà đồng lại chứ ko bị ép buộc. Ko chỉ lớp tôi học mà với các lớp chuyên khác cũng như nhau. Chỉ là bạn bị xui thôi 😅😅

  • @meowlady6525

    @meowlady6525

    Жыл бұрын

    Chính xác là một trong những điều mình từng gặp phải! Trong trường của mình, họ đều là những giảng viên của đại học lớn, nên phần lớn thời gian là họ dành để dạy trên trường đại học, hoặc luyện đội tuyển. Họ thường xuyên bỏ lớp để học sinh tự học, hoặc nếu có lên lớp thì cũng là để giao tầm trăm bài tập, gọi học sinh lên bảng giải bài, thỉnh thoảng cho vài đề kiểm tra vượt tiềm năng học sinh để dằn mặt. Năm đầu tiên mình đã cố gắng tự học, đọc sách mày mò, thế nhưng vẫn không thể đủ để đáp ứng các yêu cầu của họ. Có lần mình bị gọi lên bảng mà không biết giải một bài toán, một người thầy đã mỉa mai mình trước lớp, nói những thứ kiểu như "ngay cả kiến thức căn bản này mà còn không biết, không hiểu sao em đậu nổi vào cái trường này". Cộng với bảng điểm của mình những tháng đầu tiên đứng áp chót lớp, ngấp nghé học sinh trung bình, khỏi phải nói cũng biết tinh thần mình đã suy sụp như thế nào, niềm vui trong việc học cũng không còn nữa, trong khi nhìn quanh quất bọn bạn lúc nào cũng bắt kịp với tiến độ trên lớp. Chịu không nổi áp lực đó, mình đành xin gia đình bắt chước mấy đứa trong lớp đi học thêm, từ đó mới theo kịp bài trên lớp. Kể từ lúc đó, những cái "kiến thức căn bản" vốn không được đề cập trong sgk, cũng như chưa từng được người thầy trên lớp một lần nhắc tới, mình mới có thể được tiếp cận. Mà dù đã có đi học thêm rồi thì áp lực cũng không hết, bởi bản thân lớp học thêm lại là một chiến trường ganh đua khác của các học sinh trong TP. Bởi mới nói, mình thấy vai trò của những người thầy cô trong trường chuyên, đối với mình là chỉ để ra oai, và gieo vào đầu học sinh sự ganh ghét, chia rẽ chứ không thật sự là giảng dạy, nâng đỡ học sinh của mình. Học sinh trong lớp ganh đua thứ hạng của nhau, học sinh lớp thường ganh ghét những ưu đãi của học sinh lớp chuyên, bởi những người thầy cô đó thường xuyên nhắc nhở rằng bạn này kém bạn kia giỏi, lớp này thua kém học sinh lớp kia nhiều như thế nào (đến lớp nào họ cũng nói như thế, chỉ có lớp chuyên môn của họ mới 10 phân vẹn 10). Có lần mình vô tình được điểm 10 trong một bài kiểm tra vặt vãnh, thế mà lại đủ để khiến một thằng bạn giỏi toán nhất lớp phải đập bàn, lườm nguýt. Vậy đó, cái không khí trong lớp học nó độc hại vô cùng, điểm cao thì vênh vang khinh ra mặt những bạn điểm kém hơn, còn lỡ điểm thấp hơn thì hằn học, thù ghét.

  • @Hsgeyvj
    @Hsgeyvj Жыл бұрын

    có ai giống mình ko, hồi lớp 9 thi trượt trường chuyên( vẫn đỗ trường thường top 1 của thành phố), bố mẹ chẳng an ủi gì, cứ thấy mặt mình là chửi rủa suốt mấy tháng liền.Sang nhà cô dì chú bác chơi cũng ko tha :((Bao nhiêu lời hứa tặng đủ thứ nếu đỗ trường top, mặc dù mình vẫn đỗ trường trọng điểm của thành phố, đều biến mất hết sau khi bố mẹ biết điểm thi :(( giờ đại học năm 2 rồi nghĩ lại vẫn thấy sợ khoảng thời gian đó

  • @lygiaha

    @lygiaha

    Жыл бұрын

    Bạn sợ là ít ra bạn biết những thứ họ hàng bạn lm là sai. Bạn mà k sợ xong công nhận thế là đúng ms là tai hại :) Sự ngu dốt rất dễ lan truyền, bạn hãy thấy may mắn nếu bạn k bị lây như vậy. Ở trong 1 môi trường tiêu cực rất dễ bị tiêu cực theo, mà k mấy ai tự biết mình tiêu cực như nào đâu :) K phải kiểu "ừ tôi cũng hay suy nghĩ quá".... Hãy chú ý

  • @Hsgeyvj

    @Hsgeyvj

    Жыл бұрын

    @@lygiaha năm lớp 10 11 mình đã bị như bạn nói vậy, tiêu cực kinh khủng. May mà lên lớp 12 kiếm được nhóm bạn chơi thân với cả người yêu nên dần dần cũng thoát ra được. Mặc dù hiện tại mọi chuyện đã ổn thoả nhưng mà nhiều lúc mình vẫn có ác cảm với bố mẹ, 1 số người thân. Học xa quê, mình rất thích về quê chơi nhưng lại ko muốn về nhà. Bạn có lời khuyên nào giúp mình vượt qua đc vấn đề trên ko, mình đã thử khá nhiều cách nhưng vẫn ko thể hàn gắn khăng khít đc

  • @vanxuanhien

    @vanxuanhien

    Жыл бұрын

    @@Hsgeyvj giờ nhìn lại thì bạn thấy mấy điều đó nó ảnh hưởng quá nhiều tới cuộc đời của mình ko, mình cũng đã trải qua khoảng thời gian như vậy do bản thân ở độ tuổi đó nghĩ nó quan trọng và tiêu cực về cuộc sống, giờ nhìn lại thấy thật lãng phí thời gian và mấy cái đó nó ko quan trọng

  • @phuchaohuynh230

    @phuchaohuynh230

    Жыл бұрын

    ​@@Hsgeyvjbạn cứ cố gắng học tập đi, khi bạn có tiền thì tiếng nói của bạn tự lớn và nặng kí à

  • @lygiaha

    @lygiaha

    Жыл бұрын

    @Nam Giây Vừa rồi bạn hỏi mình cách để hàn gắn, nghĩa là bạn có ý muốn hàn gắn đúng không? Thế thì cho mình hỏi bạn câu này đã. Đấy là ý muốn hàn gắn của bạn xuất phát từ đâu?

  • @tidonio2000
    @tidonio2000 Жыл бұрын

    E có 1 kỉ niệm đó là cấp 2 e đc tham gia vào đội tuyển hs giỏi lí của trường và tăng cường học miệt mài môn vật lí thay vì vui chơi,học các môn khác.Ngay cả những tiết học bình thường mà gần sát ngày thi thì bị lấy mất và phải đi ôn luyện.Cuối cùng e đã trượt giải ở cuộc thi thành phố và học lực còn bị kéo xuống là tb.Khi lên cấp 3 e chọn thi vào một trường công lập nhưng khá tốt ở thành phố, là 1 hs bình thường,học bình thường và tham gia các hoạt động bình thường và thành tích e quay về mức khá tốt và đậu vào trường đại học em mơ ước.Vậy nên nếu các ba mẹ và nhiều người lớn xem được cmt này thì nên nhớ rằng:Học ở một trường điểm,trường chuyên,lớp chọn không phải là tấm bảng vàng danh giá để phụ huynh đem khoe với nhiều người.Đừng để đứa con của mình là công cụ để làm rạng rỡ cho ba mẹ nó mà hãy để nó thoải mái học tập ở những nơi nó muốn và khả năng nó có để nó có thể vui vẻ mà phát triển bản thân

  • @chinchin7313
    @chinchin7313 Жыл бұрын

    Lúc ôn thi 12, em đã đi học thêm ở 1 trung tâm, cô giáo dạy hóa có tiếng dạy giỏi, lớp thì toàn hs trường chuyên, chỉ có em là trường khác. Cô vừa viết đề thì các bạn đã tính sẵn các số cơ bản, trong khi em vẫn đang chép đề. Cô viết xong tóm tắt thì đi ngay đến kết quả luôn rồi xong. Các bạn khác đều hiểu chỉ có em là chả hiểu gì, học uổng phí biết bao nhiêu tiền nhưng chỉ biết vô lớp chép mấy bài tóm tắt về xem k hiểu gì. Cũng k dám nói với cha mẹ, cứ thế đi học. Cảm giác lạc lõng lắm. Lúc đấy mà ở nhà tự học có khi điểm còn cao hơn 😶. Phải chi lúc đó có được 1 chút bản lĩnh như bây giờ, biết mở miệng ra hỏi, dám mở miệng ra nói chuyện với cha mẹ thì đã khác.

  • @thuthaomidori
    @thuthaomidori Жыл бұрын

    Cháu có một người bạn quen biết từ nhỏ. Cậu ấy hồi năm cấp 2 năng động lắm nhưng về sau mẹ cậu ấy chuyển cậu ấy vào trường chuyên, một thời gian thì bị bệnh trầm cảm. Vì chuyển trường xa nhau nên cháu cũng không biết rõ rằng cậu ấy đã trải qua những gì. Nhưng có lẽ là sự kì vọng quá lớn của bố mẹ cũng như áp lực ở môi trường chuyên khiến cậu ấy không thích ứng kịp nên sinh ra bệnh. Nên cấp 3 gia đình cậu ấy cho học lại trường thường nhưng cậu ấy không thể trở lại là một cậu bé năng động như trước rồi.😢

  • @minhngoc4228
    @minhngoc4228 Жыл бұрын

    Mình từng là một học sinh trường chuyên, lớp chuyên (lớp chọn của trường học về tự nhiên/ xã hội), mình thấy đúng là không thể phủ nhận những bất cập, khó khăn và áp lực mà các học sinh phải chịu đựng. Về các mối quan hệ bạn bè, học sinh lớp mình nói riêng và trường mình nói chung quả thực không thể gắn kết được như các bạn ở các trường khác trong thành phố. Đến tận năm cuối cấp, khi mối quan hệ bạn bè trong lớp trở nên thoải mái hơn, mình mới biết hầu như các bạn trong lớp đều từng cảm thấy thua kém, muốn bỏ trường chuyên và cảm thấy đuối sức vì sự ganh đua của nó. Tuy nhiên, đúng như anh Trí nói, đây là môi trường của những người thông minh và sáng tạo. Khi được học với những người bạn của mình, mình được tiếp xúc với những phương pháp có hiệu quả và những cách tư duy thực sự mới lạ và có ích với mình sau này. Chỉ việc nói chuyện hay làm việc nhóm cùng với họ thôi cũng khiến cho mình có thể phát triển trong lĩnh vực học tập, nghiên cứu... Mình được tiếp xúc với những quan điểm mới về những vấn đề trong cuộc sống, nghĩa là, khi nói chuyện với họ, mình thấy cuộc nói chuyện đều có ích. Về ý kiến: vào trường chuyên sẽ bị học lệch và thiếu kiến thức, điều này mình không đồng ý. Dù mình có dành nhiều nhiều thời gian để học một môn chuyên, hay đến lớp 12 không còn chuyên mà tập trung ôn 3 môn thi đại học, thì bọn mình vẫn được đảm bảo lượng kiến thức phổ thông của các môn học khác. Chưa kể, bọn mình ngoài học văn hoá, những kiến thức trong sách vở cũng được thầy cô chú trọng phát triển những kỹ năng khác, như thuyết trình, làm việc nhóm, cách trình bày ý kiến, làm việc nhóm, lãnh đạo, hoạt động clb ... - những kỹ năng mà các trường khác trong thành phố không rèn luyện cho học sinh (thực ra mình đã khá bất ngờ khi lên đại học, có nhiều bạn không hề có kỹ năng về thuyết trình hay tin học...) Còn một điều nữa về trường chuyên của thành phố mình, mình thấy đây là một môi trường thực sự văn minh. Các học sinh đối xử với nhau có chừng mực, không có hiện tượng giải quyết vấn đề bằng bạo lực, và kể cả có phản đối ý kiến của nhau thì họ cũng giải quyết bằng cách đưa ý kiến phản biện, có lý lẽ chứ không phải những câu chửi xuông hay là nắm đấm (tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng điều này giảm đi đáng kể khi mình được học trường chuyên). Với mình, nếu bạn có mong muốn, có năng lực và có khả năng đối diện với áp lực thì học trường chuyên là một môi trường tốt để bạn phát triển.

  • @ChauNguyenThiThanh-pj1iu

    @ChauNguyenThiThanh-pj1iu

    Жыл бұрын

    mình đồng tình với bạn vào trường chuyên nhưng nếu không vào đội tuyển thi quốc gia thì những môn khác phải học đều và thường thì đề kiểm tra rất khó

  • @ThuyNguyen-vm6ln
    @ThuyNguyen-vm6ln Жыл бұрын

    1 điều phải nhận ra trong quá trình chọn trường của Jenny đều là do bạn ấy quyết định và chọn lựa chứ không thấy sự can thiệp của phụ huynh. Bạn tự lượng sức mình nên mới có thể chia ra các nhóm trường "chắc chắn đậu" "dễ đậu" , "dream school",v.v nên mọi cung bậc cảm xúc của bạn đều là thật 😊

  • @notpongi

    @notpongi

    Жыл бұрын

    và gia đình bạn ấy cũng rất support và thoải mái với quyết định của bạn ấy nữa, lúc bạn ấy báo rớt thì phản ứng của mẹ hay bà cũng rất là bình thường ấy không có to tiếng hay tỏ vẻ thất vọng gì cả mà động viên hoặc xem đó là chuyện nhỏ thui 😂

  • @bellang717

    @bellang717

    Жыл бұрын

    Đúng vậy! Ý thức tự lập và chủ động rất cao. Thì dẫn tới kết quả xứng đáng với những công sức Jenny bỏ ra.

  • @phandinhthanh2295

    @phandinhthanh2295

    Жыл бұрын

    Đúng v. Ba má cứ đưa con qua Mỹ sống, những chuyện còn lại để con tự quyết định

  • @phucan131
    @phucan131 Жыл бұрын

    Thực sự câu chuyện của a khá là giống của em. :) Em cấp 3 cũng học trường chuyên nhưng là học lớp 2, hồi đó lớp 1 là sẽ đi thi quốc gia, còn lớp 2 thì chỉ bình thường. Và em biết ơn vì mẹ chưa bao giờ mong muốn em vào trường chuyên bằng mọi giá, mẹ em chỉ muốn em thi được thì sẽ học được. Em không thi nổi thì em sẽ học trường bình thường. Và em nghĩ em đã ở đúng chỗ thuộc về mình. Và cho đến bây giờ sau 15 năm, em vẫn có những người bạn tuyệt vời, có một công việc tốt, thu nhập tốt và gia đình hạnh phúc. Sau này em cũng sẽ hướng con em vào trường chuyên, nhưng sẽ bằng thực lực, con tự thi được thì sẽ học được, không thi được thì cũng chả sao, con có thể học bình thường và tìm niềm vui ở những bộ môn khoa học / thể dục thể thao / âm nhạc / tin học hoặc bất cứ thứ gì.

  • @NgocNguyen-ej1tg
    @NgocNguyen-ej1tg Жыл бұрын

    Hồi đó e cũng hạng 1 ở cấp 2, lên cấp 3 học trường chuyên dù lớp thường, nhưng lực học k bằng những bạn cùng lớp nên đã áp lực lắm ạ. Ước gì xem đc clip này của a sớm hơn, lúc đó có khi e đã điềm tĩnh hơn

  • @uyenphuong6803
    @uyenphuong6803 Жыл бұрын

    Thật may mắn vì mình có phụ huynh luôn thấu hiểu, nhìn nhận vấn đề một cách cởi mở. Mình từng rớt chuyên vì lựa chọn sai lầm, ba mẹ không trách, nhìn nhận việc học ở trường thường có những ưu điểm gì, luôn tin tưởng vào sự lựa chọn và quyết định của con, "con chọn cho con, lựa chọn của con sướng vui khổ chịu". Mới đây mình không đậu vô uah vì điểm thi năng khiếu quá sốc và không thể tin nổi, ba mẹ không thất vọng như mình tưởng tượng, thậm chí người rót tiền cho mình là ba mẹ, ấy vậy cuối cùng người an ủi mình vẫn là ba mẹ mình, ba mẹ nói có lẽ mỗi người có cái duyên riêng, điều quan trọng qua những trải nghiệm thì con có bài học gì, được lại những gì, điều ấy mới quan trọng. Mình nhìn nhận mình đã rất may vì có cha mẹ thấu hiểu, nhìn nhận vấn đề sâu sắc qua nhiều góc độ, mỗi đứa trẻ là một loài hoa mà bản thân chúng chỉ phát triển toàn diện và đẹp đẽ nhất khi chọn được đúng môi trường và mảnh đất phù hợp.

  • @--LamMyLinh-A

    @--LamMyLinh-A

    9 ай бұрын

    Mình đồng ý với ý cuối của bạn.

  • @inhhoangson5347
    @inhhoangson5347 Жыл бұрын

    Tôi khi đỗ chuyên KHXH&NV với điểm chuyên là 9/10 vào 3 năm (khóa đầu tiên) nhưng lúc đó bố mẹ tôi mới hỏi tôi là tôi có muốn học trường đó không. Tôi lúc đó đi thi điểm cao nhưng mà tôi lựa chọn không học trường chuyên. Vì tôi biết rõ bản thân ko có sức để theo được khối lượng học tập đó. May thay bố mẹ toi ủng hộ điều đó :)))) và giờ cuộc sống của tôi đang rất ổn vì đã có học bổng du học ba lan. Trường chuyên: tốt nhưng với ai. Tốt nhưng có hợp hay không.

  • @VyNguyen-gd2ht
    @VyNguyen-gd2ht Жыл бұрын

    Em theo dõi kênh của anh Trí chắc cũng 3 năm hơn rồi mà gặp chủ đề "chọn truờng - truờng chọn" này mới ngoi lên để comment chia sẻ quan điểm, cảm ơn anh chị. May mắn của em là ba mẹ thấu hiểu và hỗ trợ cho con cái, đặc biệt là luôn đề cao chất luợng giáo dục nhưng lại không hề ép buộc hay áp đặt. Ba mẹ tuyệt vời là vậy nhưng bổn phận là một nguời con "không quá guơng mẫu", em đã "thành công tẩu thoát" truờng điểm số 1 của Sài Gòn và theo học một truờng tốt gần nhà ( hình như cũng là truờng điểm :))). Lúc đầu thật sự em cũng buồn nhưng bù lại sau đó là những chuỗi ngày vui không kể hết vì có những thầy cô và bạn bè "hợp gu". Quan trọng hơn là việc học gần nhà giúp ba mẹ đỡ vất vả hơn rất nhiều: con có thể tự đến trường, đưa đón con cũng đỡ vất vả trong các giờ cao điểm. Điều duy nhất mà em thắc mắc là tại sao lại chỉ nhìn vào tên ngôi truờng, tên lớp chọn hay điểm số để so sánh các bạn học sinh với nhau? Em không phủ nhận một môi truờng tốt và sự cố gắng nỗ lực trong học tập là rất quan trọng, thế nhưng cuộc sống của các bạn nhỏ đâu chỉ còn quanh quẩn ở điểm số học tập. Suốt 12 năm đi học, không ít lần bạn bè chia sẻ quá áp lực trong việc không đạt được sự kì vọng của ba mẹ trong học tập. Nhưng khi em hỏi kì vọng ấy xuất phát từ đâu thì các bạn thường không rõ. "Bạn học vì gì và vì ai?" là câu hỏi em gửi các bạn học sinh và "Kì vọng vì đâu và để làm gì?" thì em mong các phụ huynh có thể tâm sự với con của mình và để có thể lắng nghe các bạn ấy tâm sự nữa. Cảm ơn mọi người đã đọc hết comment dài thườn thượt này của em🥰

  • @dat.nguyen1
    @dat.nguyen1 Жыл бұрын

    Coi lại cái khoảnh khắc Jenny hét lên vì sung sướng và bất ngờ cũng làm mình nổi da gà. Cảm xúc đó thật sự rất tuyệt vời

  • @bellang717
    @bellang717 Жыл бұрын

    Mỗi người có một lựa chọn riêng thì có một đường đua riêng và cái giá phải trả khác nhau tuỳ theo công sức mà mình bỏ ra. Ở mấy nước tiên tiến thì cũng có những kiểu hs luyện thi khủng như vn, cũng có trường chuyên, trường tư rèn luyện rất nghiêm khắc. Nhưng với mô hình giáo dục khác vn. Từ cấp 2, 3 tôi cũng học trường chuyên của quận của tp như kiểu anh Trí nhưng ko giỏi như anh là anh còn học cả đội tuyển luyện thi hs giỏi cấp quốc gia. Rất nể sự cố gắng của những bạn như vậy. Tôi nghĩ đứa trẻ nào đi học cũng áp lực chuyện thi cử trả bài chứ ko chỉ là trường chuyên mới vậy. Tuổi thơ đi học có lẽ là quãng thời gian mà tôi thấy hạnh phúc vui vẻ nhất vì tôi tìm dc niềm vui trong học hành dù có căng thẳng áp lực. Ngôi trường LHP đã mang lại cho tôi nhiều kiến thức, tri thức, bài học bổ ích, bạn bè, thầy cô tận tâm, giờ ngoại khoá, giao lưu vh với bạn bè quốc tế, các chương trình văn nghệ, sinh hoạt, lao động chung… những kỷ niệm thật đẹp và đáng trân quý! Để rồi khi lớn lên thật biết ơn vì nó trở thành hành trang vững chắc giúp tôi vững tin khi bước vào môi trường quốc tế lớn hơn, khác biệt hơn, sống tự lập, học hỏi nhiều điều từ cs! Học trường chuyên thì có lẽ đa số các bạn sẽ tự hào về nơi mình từng học. Cái nhìn ko thiện cảm là vì chúng ta bị định kiến nào đó làm sai lệch đi những giá trị tốt đẹp của một ngôi trường. Môi trường chỉ là tập hợp những con người cùng làm chung mục đích nào đó, nếu thấy ko hợp thì nên tìm nơi khác sau khi đã cố gắng thích nghi thử nhiều lần. Chỉ có lựa chọn của mình sai khi để bản thân rơi vào môi trường ko phù hợp! Chọn sai thì chọn lại và rút kn, ai cũng cần có thất bại cả!

  • @adminadana2889
    @adminadana2889 Жыл бұрын

    hãy ra thêm nhiều video về chủ đề giáo dục anh trí nhé. Là bố là mẹ ai cũng quan tâm tới sự phát triển của con mình.

  • @nguyenhongphuc292
    @nguyenhongphuc292 Жыл бұрын

    Cám ơn kiến thức mở rộng của Trí giúp cho các bậc làm Cha Mẹ chọn con đường cho con mình 🎉❤

  • @longly9507
    @longly9507 Жыл бұрын

    Nếu được vào trường chuyên thì rất tốt nếu không được vào thì cũng không sao. Quan trọng là bạn được thể hiện hết khả năng của bạn. Giảng viên lớp mình cũng tốt nghiệp TT GDTX ra mà và giờ thầy là một hình tượng cho tụi mình học hỏi. Cố lên nhé

  • @hahaha2366
    @hahaha2366 Жыл бұрын

    ngày vừa lớp 10 hi vọng mình sẽ vào 1 môi trường năng động thì mình được vào lớp a13 là lớp sau lớp chọn ban xã hội ( cũng là lớp có chất lượng tốt phù hợp với học lực của mình) . Tuy nhiên trải qua 1 thời gian ngỡ ngàng khi biết lớp mình được gọi là lớp quan hệ , khi lớp có hơn 40 người nhưng đến 22 người là xin vào nhờ quan hệ . Biết được đương nhiên bố mẹ mình hoàn toàn không có năng lực để xin mình vào bất cứ lớp nào, điều này làm mình có chút tự hào vì đã vượt qua sự loại bỏ không mong muốn nhưng sau 1 khoảng thời gian thì mình nhận ra đây là sự tồi tệ khi mình thường xuyên chán học, khung khí lớp trì trệ, bạn bè trong lớp hoàn toàn không tránh nhiệm trong các hoạt động của lớp . Học trong lớp như vậy mình cũng chẳng biết mình ở đâu , tuy thành tích cũng thuộc top lớp tuy nhiên mình cũng không biết mình giỏi thật hay chỉ là ảo tưởng vì hơn những người bạn kia hay không. Thật buồn khi những người bạn đáng lẽ phải cùng lớp với mình lại phải ngậm ngùi học ở những lớp mà học không mong muốn.Mong rằng công tác tuyển sinh cũng như sắp xếp lớp của trường sẽ minh bạch hơn. Tuy vậy mình đã gắn bó với nhau khoảng thời gian dài mình vẫn yêu quý tất cả các bạn trong lớp, chỉ là cảm thấy đây chưa thực sự trọn vẹn .Thật tiếc cho điều này

  • @giatuevo4193
    @giatuevo4193 Жыл бұрын

    Bản thân em đang học ở một trường cấp 3 thuộc top 150 trường thpt của VN, được so sánh ngang hàng với trường chuyên của tỉnh, có lịch sử thành lập lâu đời, có đội tuyển mạnh, chinh chiến khắp các cuộc thi olympic, học sinh giỏi và năm lớp 10 em cũng học lớp chọn, thật lòng mà nói thì em vẫn theo kịp tiến độ nhưng chỉ ở tầm trung và khá là chật vật để có thể đuổi theo các bạn nhưng điều khiến em thất vọng nhất chính là gv dạy không hay như em nghĩ, không phải trường không có gv giỏi nhưng mặt bằng chung thì các giáo viên dạy rất chán, không tiếp thu ý kiến của học sinh, có nhiều tư tưởng cổ hủ, lạc hậu và rất thiên vị. Điều đó khiến em vỡ mộng, tất cả những gì tốt đẹp mà em tưởng tượng về trường đã không hề xảy ra cho đến ngày hôm nay, lúc em đã sắp ra trường, em dần chán việc đến trường, việc phải gặp mặt giáo viên và các bạn. Em thừa nhận năm lớp 10 khi học lớp chọn thành tích của em dù cho không quá suất sắc so với các bạn cùng lớp nhưng vẫn rất tốt vì em muốn chạy theo các bạn, nhưng năm lớp 10 cũng là năm duy nhất mà em học đến mức hóp cả mặt vào. Tất cả đều là sự đánh đổi, nỗ lực và trả giá của bản thân, không phải cứ là trường chuyên, lớp chọn mới là tốt nhất, chỉ cần phù hợp với bản thân là được bởi vì hiện tại em thật sự đã rất hối hận khi vào ngôi trường này, một môi trường quá toxic và chỉ chạy theo thành tích

  • @PhanVanTienPhat
    @PhanVanTienPhat Жыл бұрын

    em hồi đó là đã đc trường chuyên mời và để học .NHƯNG lúc đó em khá sợ vì cảm giác mình thua kém các bn khác, và cảm giác như là các bn trong lớp chuyên ANH luôn luôn sẵn sàng để đấu đá nhau để giành đc ai là đúa giỏi nhất .Vì thế lúc đó em đã chọn 1 hướng đi VÔ CÙNG ĐÚNG ĐẮN khiến em ko thấy hối hận đến bây giờ dó chính là . Chọn học trường thường ,sau 3 năm học thì em cảm giác ra là (học ở trường thường thì em cảm giác đc an toàn hơn ko có cái cảm giác sợ hãi khi ở lớp chuyên anh cũ . ĐÂY CHỈ LÀ CẢM NHẬN RIÊNG CỦA EM

  • @tuitenlinh
    @tuitenlinh Жыл бұрын

    Mình xem mà nổi da gà mấy lầ lun. Clip rất bén không biết nói gì hơn ngoài việc cảm ơn anh và đội ngũ rất nhìuuuuuu. Mong kênh cán mốc 1M 🎉

  • @tinbui7317
    @tinbui7317 Жыл бұрын

    trường chuyên của anh trí nói đến là tất cả các bộ môn chứ không phải riêng Chuyên Toán , Lý , Hóa ... mà là tất cả kể cả thể thao và nghệ thuật . Nên phụ huynh nên chọn trường chuyên phù hợp với Cháu ,chứ đừng thấy ai ai cũng vào Chuyên Ngoại Ngữ trong khi con mình thích thể thao , đam mê và có năng lực chơi thể thao giỏi .

  • @huuphuocbui3319
    @huuphuocbui3319 Жыл бұрын

    Mong sao những chia sẻ chân thực, thẳng thắn, thú vị của Thầy Trí, Người Thầy tôi luôn ngưỡng mộ và kính trọng sẽ giúp được rat nhiều người.

  • @bellang717
    @bellang717 Жыл бұрын

    Nhiều người có ác cảm với 2 chữ “trường chuyên” nhỉ. Trường chuyên hay thường thì trường nào cũng có cái hay-dở riêng. Chả trường nào hơn trường nào. Thích trường nào thì chọn thi vào trường đó. Học trường nào cũng sẽ mang lại những giá trị riêng cho mình. Mình ra sao là do mình, đừng đổ lỗi tại hoàn cảnh!

  • @oct.15
    @oct.15 Жыл бұрын

    Nhớ hồi lớp 9 mình ôn thi sớm khuya, học thêm về cũng là lúc gia đình ngủ rồi lại ngồi ăn cơm 1m, tắm rồi lại ngồi bàn ôn tiếp, lắm lúc khóc nấc cả lên vì nghi ngờ bản thân. Và r mình vào đc ngôi trường bao năm trời mơ ước nhưng đó là lúc nhận ra mình k biết bơi trong khi xung quanh toàn cá lớn.

  • @linhnguyenthuy5373

    @linhnguyenthuy5373

    Жыл бұрын

    rất đúng luôn mình cx đang trong tình trạng như vậy

  • @losceam

    @losceam

    Жыл бұрын

    suốt thời cấp 3 mình cũng thấy vậy, mà giờ lớn rồi ngẫm lại mình lại thấy đó là sự va vấp sớm chuẩn bị cho cuộc sống sau này :)

  • @thewindyhossom

    @thewindyhossom

    Жыл бұрын

    Tớ cũng vậy nè.

  • @gapurd
    @gapurd Жыл бұрын

    Mình cũng đang cho con đi chuyên nhưng với kinh nghiệm là gà nên mình chỉ muốn cháu đc vào môi trường nghiêm túc, học ra học, chơi ra chơi. Còn việc lên tuyển thì... thôi, bố can, trừ khi con thực sự muốn.

  • @thudoan2091
    @thudoan2091 Жыл бұрын

    Hay quá anh Trí ạ. Em hiện đang có em bé, gần đây bên lề các thông tin về tuyển sinh thì em có khá nhiều suy nghĩ về con của mình sau này, những cái anh chia sẻ rất hữu ích để tụi em rõ hơn định hướng sau này. Cảm ơn anh nhiều nhé, rất mong chờ những chủ đề tiếp theo của a Trí về nội dung này.

  • @GlueXpert369
    @GlueXpert3696 ай бұрын

    Cảm ơn anh Trí

  • @HieuNguyen-zk4ts
    @HieuNguyen-zk4ts Жыл бұрын

    Cảm ơn a Trí đã chia sẻ!

  • @Cryptodrophunting
    @Cryptodrophunting Жыл бұрын

    Em cứ xem các video của anh, e lại bị các ký ức, ước mơ trước đây ùa về. Nó làm e day dứt nhiều điều. Do e ham chơi, ham nhiều thứ nhỏ nhỏ mà e vô tình đi qua những ước mơ đấy, ( những cái e biết e có thể đạt được nếu e cố gắng thêm một chút ). Cũng bị xúc động anh ạ. Nhưng lại thành động lực để lo cho con mình. Chúc a và gia đình sức khỏe, vui vẻ.

  • @thuongthuong28
    @thuongthuong28 Жыл бұрын

    Cảm ơn chia sẻ của chú ạ

  • @theutayhuong8933
    @theutayhuong8933 Жыл бұрын

    nghe anh Trí phân tích rất sâu, rất hữu ích, có góc nhìn đa chiều, vì chính bản thân mình cũng không biết nên tìm những thông tin này ở đâu, rất mong chờ video về trường quốc tế của anh Trí và ekip! Cảm ơn và trân trọng rất nhiều ạ!

  • @nvtn8287
    @nvtn8287 Жыл бұрын

    Em chưa có con nhưng gần đây đọc những bài báo về ngành gd, và cả chia sẻ của anh Trí nữa. Em chỉ mong sau này con nỗ lực nhất có thể để hoàn thành việc học, và phát huy cái con giỏi nhất hoặc có năng khiếu nhất. Chỉ khi đó con mới hạnh phúc và phát triển với việc con đang làm bằng cả tư duy lẫn cảm xúc.

  • @nampham1447
    @nampham1447 Жыл бұрын

    góc nhìn rất hay, ý nghĩa, cảm ơn chú Trí

  • @ThanhLe-mm4ct
    @ThanhLe-mm4ct Жыл бұрын

    cảm ơn a Trí về 1 chiếc Vlog thật sự ý nghĩa trong quá trình học tập và rèn luyện của 1 đứa trẻ như e và bao người khác đã và từng trải qua trong quãng đời của mình.

  • @thanhnhannguyen6040
    @thanhnhannguyen6040 Жыл бұрын

    Chia sẻ của anh Trí rất hữu ích cho em, nuôi dạy con cần những kiến thức như này.

  • @nhannt8332
    @nhannt8332 Жыл бұрын

    1 video rất hay và bổ ích ạ

  • @thienhoangucgia5016
    @thienhoangucgia5016 Жыл бұрын

    em thì thật ra chỉ học ở trường thường hồi trung học cơ sở, nhưng mà trong 3 năm đầu, em đứng đầu lớp thường và nghĩ rằng mình giỏi giang lắm. Nhưng trong năm cuối, em được vào lớp chọn của trường, em hoàn toàn bị sốc với năng lực của những người trong lớp và đến lúc đó em mới hiểu được mình đã ếch ngồi đáy giếng như thế nào. Khoảng thời gian đó, em cũng bấp bênh, sợ hãi và cũng có những cảm xúc như thầy Trí nói, may mắn là cô giáo chủ nhiệm lúc đó của em rất hiểu tâm lý học sinh nên đã giúp đỡ em rất nhiều trong việc học, trong tâm lý của bản thân em và cũng như trong góc nhìn của em lúc đó

  • @gimgim7591

    @gimgim7591

    Жыл бұрын

    Đúng r, hồi xưa mình cũng như vậy, vô lớp chọn, là thấy mình giống ếch ngồi đáy giếng thật. Vậy mới biết xã hội núi cao sẽ có núi cao hơn, không ai được gọi là giỏi nhất, mà chỉ có giỏi hơn. Mình vô lớp chọn năm lên lớp 6, lúc đó mình còn ko biết lớp chọn là cái gì, nhưng thà sớm có trải nghiệm sốc đầu đời như vậy, mình mới có thể bớt đi cái tự cao, mình học lớp đó gần như chỉ một lần duy nhất ngoi lên trong top 10, còn lại toàn hạng giữa, hoặc gần bét. Tính ra thì chỉ là một trường bình thường và có một lớp chọn cho mỗi khối thôi, nhưng họ học giỏi hơn mình rất nhiều, họ tích cực, họ tham gia đủ các hoạt động, nhưng mình ko hẳn gọi là hối hận gì, dù sao cũng là những năm học đáng nhớ. Ba mẹ mình cực kỳ thoải mái, mình mở miệng nói ko muốn đi học nữa là hốt mình đi ruộng cho giậm lúa này kia một ngày mệt mỏi, là mình dù ko thích học nhưng vẫn đi học. Về điểm số gần như ba mẹ ko quá đè nặng tâm lý, còn động viên rất nhiều, nên việc học ko quá kinh khủng.

  • @thuyluu1519
    @thuyluu1519 Жыл бұрын

    Video thật sự rất ý nghĩa cảm ơn anh,mong anh ra nhiều video ý nghĩa hơn nựa

  • @thinguyetvu611
    @thinguyetvu611 Жыл бұрын

    Mình ko học chuyên nhưng mới đây có 1 câu chuyện của nhà họ hàng có con gái học trường chuyên làm mình thấy bắt con học chuyên chưa chắc đã tốt: bé nhà họ hàng kia học nhiều quá bây giờ bị trầm cảm và ảnh hưởng đến thần kinh, bé đã mấy lần định tự sát. Bây giờ giữa mẹ và bé ko hoà thuận vì bé rất sợ mẹ ép học.

  • @tranvu-qy3tf
    @tranvu-qy3tf Жыл бұрын

    xem lại những khoảnh khắc của jenny vẫn thấy xúc động như ban đầu xem clip, mừng cho bé

  • @TrinhNguyen-mq4jb
    @TrinhNguyen-mq4jb Жыл бұрын

    Cám ơn anh. Hy vọng a thêm một clip về để con học trường quốc tế ạ❤❤❤

  • @giangcao689
    @giangcao689 Жыл бұрын

    Cảm ơn Trí,bạn đã phân tích từng khía cạnh rất chuẩn.

  • @CaMuoiluoi
    @CaMuoiluoi Жыл бұрын

    Mik muốn thi chuyên nhưng trường lại ở khá xa, thế là mẹ ns vs mik là thoi thi vào trường gần nhà ở vs bố mẹ, đi lại cx đỡ vất vả , chỉ cần ở trg đấy con vào lớp chọn tốt nhất, học tốt là đc. Cx may mik cố gắng đạt điểm khá cao, ko phụ sự kỳ vọng của thầy cô, bố mẹ, đc khao 1 bữa mlem mlem😍😍. Mik cx rất vui vì gặp đc thầy cô - quý nhân của mik, cùng vs bama lúc nào cx động viên, ủng hộ nhg mục tiêu t đặt ra ( ko cs bama thì ko cs mik của ngày hnay, ko cs thầy cô thì mik cx ko cs đủ kiến thức để tiến xa như ngày hnay)

  • @kienvotrung8027
    @kienvotrung8027 Жыл бұрын

    Mang dánh lớp chọn nhưng em lại đứng bét lớp vì suốt ngày trốn học đi chơi. 6-7-8 học lớp chọn đến lớp 9 thì bị kick ra vì điểm thấp, sau khi ra lớp thường thì em lại trở thành học sinh đứng đầu lớp vì kiến thức cơ bản quá vững, vì thế khi lên lớp 10 em lại bị đưa vào lớp chọn vì điểm quá cao và đến lớp 12 lại bị kick. Nhờ chính 2 năm lớp 9 và 12 ( cuối cấp ) học ngoài lớp thường mà nó đã giúp em có cái nhìn tổng quan hơn, có tuổi thơ hòa đồng, năng động hơn hẵn so với những bạn còn trụ lại ở lớp chọn hehe. em rút ra kết luận như sau "Đừng để mình là đứa ngu trong lớp giỏi, mà hãy là đứa giỏi trong lớp ngu" điều đó sẽ giải tỏa tất cả các áp lực trong việc học và kết quả học tập sẽ rất khả quan

  • @kanaiofficial3276
    @kanaiofficial3276 Жыл бұрын

    hay quá anh Trí

  • @phuongvu6341
    @phuongvu6341 Жыл бұрын

    Thực sự xem video cắt đoạn jenny đậu cộng vs chia sẻ song song của a Trí mà e vô cùng xúc động và mừng cho cô bé 🎉

  • @nini_sea1257
    @nini_sea1257 Жыл бұрын

    Vid 32p nhưng say sưa nghe a nói quên để ý thời gian luôn. Thực sự mà nói học trường chuyên được cái môi trường học rất tốt, cơ sở vật chất xịn sò, bạn bè về tư duy, suy nghĩ khi nói chuyện có thể thấy sự khác biệt. Nhưng đổi lại thì sẽ phải học rất nhiều môn chuyên trong 1 tuần và gần như ko được nghỉ hè để dành thời gian học chuyên đề tại trường. Nhiều lúc nghĩ chắc nếu ko phải thực sự đam mê thì ko theo học đến tận bây h (mà dù thực sự yêu thích thì đôi lúc còn cảm thấy ngán) Vậy nên nếu xác định vô trường chuyên thì phải có đam mê, quyết tâm và tâm lý vững vì cạnh tranh giữa bb trong và ngoài lớp đều rất khắc nghiệt, đó là chưa kể ngoài trường; áp lực từ thầy cô, áp lực thành tích vd như phải luôn có giải cao trong các kì thi (giải nhất hoặc nhì còn giải ba và kk thì kiểu ai cũng phải đạt được rồi ấy) đúng kiểu gà chọi luôn. Nên vô trường chuyên chưa chắc đã là lựa chọn tốt nhất cho nhiều bạn đâu

  • @minhchaupham1353
    @minhchaupham1353 Жыл бұрын

    có ai ngược lại như tui hông, vô trường xu cà na vậy là gặp giáo viên 1 2 người ko ra gì xong từ đó sa sút luôn. mặc dù đang học đh nhưng rất sợ mấy cái điểm rồi so sánh trường chuyên, các bé thi vô trường chuyên vì bố mẹ ép ấy.

  • @huongphung4382
    @huongphung4382 Жыл бұрын

    Bản thân em cảm thấy rất may mắn vì ba mẹ mình không hề áp lực em phải tham gia bất cứ lớp bồi dưỡng học sinh giỏi nào, mặc dù ba mẹ em là giáo viên dạy hsg cho trường. Tất cả các lớp học đều là em tự muốn tham gia, đi thi không có giải hay thậm chí có giải ba mẹ đều bình thường cả 😅. Điều đó làm cho em luôn cảm thấy mình may mắn và không bị áp lực. Kể cả lúc thi đại học ba mẹ chỉ có một điều kiện là nếu con muốn thi đại học trong nước thì ba mẹ mong con chọn trường ở hồ chí minh vì môi trường tốt. Và bây giờ em đã tốt nghiệp ngoại thương rồi 🥰

  • @diemngo7498

    @diemngo7498

    Жыл бұрын

    Em cho số dt

  • @huyendau291
    @huyendau291 Жыл бұрын

    Bản thân em vừa tham gia kỳ thi chuyên, tỉ lệ chọi rất khốc liệt nhưng em lại cảm thấy mãn nguyện vì dc làm điều mình thích, nếu được em hy vọng mình sẽ đậu. Bố mẹ em muốn em học trường thường để đỡ áp lực học hành, nhưng em lại rất muốn vào trg chuyên, dù là áp lực đi chăng nữa, vì vào đó cũng sẽ có nhiều hdnk,...và đó cũng là 1 cahs để khẳng định bản thân mình....

  • @bellang717

    @bellang717

    Жыл бұрын

    Đúng vậy. Cố gắng lên em! Gluck nhé

  • @ngocmykalpha8401
    @ngocmykalpha8401 Жыл бұрын

    Thật trân quý những chia sẻ chân thành và nhiều giá trị của anh

  • @anhthunguyen2806
    @anhthunguyen2806 Жыл бұрын

    phair thừa nhận 1 điều , là 1 ng ngồi nch và chia sẻ ptich vấn đề rất hay và sâu sắc của a Trí , cũng là xuất thân từ trg chuyên , vợ cũng cùng tần số lun, ko thể phủ nhận môi trg tốt đào tạo nên 1 cng tốt ntn

  • @Fujiwara_No_Sai
    @Fujiwara_No_Sai Жыл бұрын

    Nếu việc học ở trường không phù hợp, xảy ra bắt nạt, chèn ép, vấn đề hệ thống, cơ chế. Các mối quan hệ không tốt, gia đình, bạn bè. Hoặc đơn giản là bạn muốn học theo cách riêng của mình, có thể học nhảy lớp... Nhưng vấn đề bạn gặp ở trường học là những hệ quả tất yếu để tồn tại một tập thể chung vận hành tương đối ổn định. Nếu bạn không muốn bị cuốn theo đám đông, có thể chọn con đường riêng: TỰ HỌC, HỌC TẠI GIA, HOMESCHOOL. Nghe mông lung? Học tại gia là mô hình có tồn tại, có phổ cập trên thế giới, được công nhận. Ở VN chưa có cơ chế thi chuyển cấp cho thí sinh tự do. Nhưng đại học VN có nhật chứng chỉ SAT để xét tuyển đầu vào. Mà SAT cho phép thí sinh tự do tham gia, không giới hạn độ tuổi. Nghĩa là bạn k cần có bằng tốt nghiệp cấp 3 để thi SAT. Nhưng để thi được SAT thì bạn phải học hết kiến thức của chương trình phổ thông. Có nhiều người vào đại học trước tuổi là vì vậy, họ thi tự do.

  • @nse08
    @nse08 Жыл бұрын

    Cái khó nhất theo quan sát của tôi đối với học sinh chuyên là vì mang cái danh chuyên rồi nên sau này nếu không thành công các bạn ấy rất khổ sở....học chuyên sẽ mang áp lực từ lúc luyện thi đầu vào, trong quá trình học, và cả lâu dài sau này trong cuộc sống. Do vậy, trường chuyên chỉ nên dành cho số ít bạn thực sự xuất sắc và khả năng chịu áp lực rất tốt.

  • @thanhhien6352
    @thanhhien6352 Жыл бұрын

    Em thì không được định hướng trước hay trong nhà cũng không có ai có kinh nghiệm về trường chuyên lớp chọn cả. Nên sau khi cắm đầu cắm cổ thi được vào trường chuyên, em hụt hẫng 😂 vì tất cả mọi thứ thật sự sụp đổ. Em còn mất kết nối với mẹ - người đồng hành với em trong quá trình thi vào trường chuyên. Chắc phải sau 2 năm sau khi tốt nghiệp cấp 3 em mới có thể tìm lại bản thân và tìm lại sự vui vẻ khi học tập, làm việc. Hơn 1 năm trở lại đây thật sự cảm ơn video của thầy Quéo, thật sự cảm ơn thầy rất nhiều vì làm rất nhiều video giúp những người trẻ như tụi em tìm lại chính mình.

  • @hacthaybachthay

    @hacthaybachthay

    Жыл бұрын

    Rất dui vì được đồng hành cùng nhau nghen ^^

  • @lop10b3phanvanphuongquyen4
    @lop10b3phanvanphuongquyen4 Жыл бұрын

    Em từng rớt trường chuyên cấp 2 lẫn cấp 3 và e học lớp chuyên ở trường thường. Nhưng e đã đậu đại học của trường bách khoa. Nhiều lúc e lại suy nghĩ mình có bắt kịp được sức học trường không. E khá tự ty. Nhưng mà điểm của e 3.5/4.0 thì e ngẫm lại em có thể mà. Có thể cao hơn mà. Dần dần e tự tin lên nhưng e vẫn giữ sự khiêm tốn. Nhưng qua video này. E cảm thấy e tự tin nhiều hơn lúc trước ạ. E cảm ơn anh

  • @dobaongan3741
    @dobaongan3741 Жыл бұрын

    Em rất mong muốn anh chị chia sẻ về việc học trường quốc tế hoặc trường chất lượng cao so với trường công lập ạ. Em cảm ơn ạ.

  • @phanngocan_an
    @phanngocan_an Жыл бұрын

    hóng a Trí react ^^

  • @hamstertinker
    @hamstertinker Жыл бұрын

    When anyone is super, no one will be. Thú thật em nhìn bảng điểm các cháu bây giờ, em cảm thấy đứa nào cũng như đứa nào, trong khi đó ngày xưa em học, một đứa cầm bảng điểm đầy 9 là rất giỏi rồi, thậm chí là nhất trường, nhất tỉnh, giờ điểm 10 sao nó nhiều thế không biết

  • @bellang717

    @bellang717

    Жыл бұрын

    Bệnh thành tích ở vn 😂😂

  • @Shun_Pon09
    @Shun_Pon09 Жыл бұрын

    Hay quá ạ

  • @PhuocNguyen-zk7mg
    @PhuocNguyen-zk7mg Жыл бұрын

    Em muốn bổ sung thêm rằng, việc tham gia thi, học đội tuyển, bên cạnh kiến thức môn chuyên, còn đem lại nhiều kĩ năng, kiến thức khác bên cạnh việc học. Gọi nó là đánh đổi cũng đúng, nhưng không đến mức bỏ đi tất cả chỉ vì những giải thưởng danh giá ít người đạt được, điều này chắc ai trải qua thì mới hiểu được sâu sắc những giá trị khác mà việc theo đuổi con đường này mang lại. Em cho rằng 1 lựa chọn hợp lí không phải là lựa chọn ít rủi ro hơn mà là những lựa chọn mà mình sẵn sàng chấp nhận cho cái giá của nó để có được thứ mình muốn. Cám ơn thầy Trí vì một video hay. Góc nhìn của em về vấn đề này đã mở và thoáng hơn nhiều sau khi xem được video của thầy ạ. Chúc thầy nhiều sức khỏe

  • @LyNguyen-wg9qc
    @LyNguyen-wg9qc Жыл бұрын

    Mình trường chuyên tùm lum mà ko thấy gì nhỉ. Các bạn lớp mình rất vui vẻ, xinh đẹp, giỏi giang. Học cũng vừa vừa, mà chơi nhìu hơn. Nói chung thấy rất là nhẹ nhàng

  • @lalilali5643
    @lalilali5643 Жыл бұрын

    Anh ơi vụ bạo động ở Đăk Lăk a có thể chia sẻ quan điểm của mk k, e thấy nhiều ng đang có nhận thức xấu, rất mong anh sẽ ra 1 clip bàn về vấn đề này ạ.

  • @TrangNguyen-iz3tb
    @TrangNguyen-iz3tb Жыл бұрын

    e cũng từng là 1 học sinh của lớp chọn ở tỉnh và đang ao ước được đậu trường chuyên Lê Hồng Phong và thật sự là e đã dành cấp 2 để ôn thi tuyển sinh. E thấy mình đã bỏ tất cả những trải nghiệm thoải mái và vui vẻ với bạn bè; e cũng đã buồn, khóc, sống tiêu cực rất nhiều ngày liên tục. E vẫn thấy là mình sẽ khó đậu nhưng e nhận ra rằng học chỉ cần vừa sức không cần quá ráng rồi lại khó khăn trong những năm còn lại.

  • @cuocsongmy3659
    @cuocsongmy3659 Жыл бұрын

    hay qua a !😀😀😀

  • @namanhnguyen3519
    @namanhnguyen3519 Жыл бұрын

    Anh Trí ơi, mong anh cho ý kiến về drama của sinh viên trường Bách Khoa và nhà báo Trương Anh Ngọc ạ

  • @WilliamNguyen-mb2hv
    @WilliamNguyen-mb2hv Жыл бұрын

    Application fee for ivy’s colleges is about 70 to 100 dollars for per school . You have to compete with many other high schools, ( top score records) , different races, and even with older ages students ( transfer from community colleges ).

  • @hmsvlogs4518
    @hmsvlogs4518 Жыл бұрын

    Thực ra em nghĩ các trường cũng hiểu rằng cách đánh giá nhận học sinh của họ có thể không còn phù hợp nữa nhưng ở cấp họ 1,2,3 quả thực chưa thể thay đổi được điều đó. Ngay cả với cấp ĐH cũng ít trường công đủ năng lực để làm như các trường ở bên Mỹ, có thể kể đến như BK HN có bài đánh giá IQ hay gì đó của họ mới được 1-2 năm gần đây. Như anh Trí nói ở đây thì không phải so sánh giữa VN và Mỹ nhưng nhìn chung thì các phụ huynh nên xem và thấu hiểu hơn về việc giáo dục con cái

  • @bellang717
    @bellang717 Жыл бұрын

    Wow giờ mới biết anh Trí học chung trường cấp 3 với mình! LHPers so proud!!

  • @Hungcomvlogs
    @Hungcomvlogs Жыл бұрын

    Làm sao đặt áo và mua áo của anh ạ

  • @elisephan2120
    @elisephan2120 Жыл бұрын

    Your kids & your wife so lucky to have you as caring parent.

  • @WilliamNguyen-mb2hv
    @WilliamNguyen-mb2hv Жыл бұрын

    During Covid-19 time ( 2019,20,21) the ivy colleges didn’t need SAT. Or. ACT scores but 2023 everyone must have their test scores, it’s requirements. If you’re international students, you must checkout their requirements , especially your financial Jenny is one of the lucky student going to ivy colleges because her essays was convinced this ivy administration officials but good luck to her on her major in this school . She has to work harder to finish her goal ( not everyone graduates this ivy school, be carefully with your grades if she wants to going higher level masters or doctors or professors)

  • @nguyentoet4688
    @nguyentoet4688 Жыл бұрын

    Mình rất vui khi ngày xưa mình rớt trường chuyên, thật sự ko học trường chuyên mình được trải nghiệm và vui chơi nhiều hơn

  • @thuyvivu1432

    @thuyvivu1432

    Жыл бұрын

    Rớt thì có khó gì😂

  • @nguyentoet4688

    @nguyentoet4688

    Жыл бұрын

    @@thuyvivu1432 đó là chuyện của lựa chọn, ko phải trình độ hay kỹ năng

  • @chau51242
    @chau51242 Жыл бұрын

    Thật sự muốn nói rằng " Bố mẹ sinh con ra để làm làm theo ý bố mẹ hay sinh con ra để muốn thấy con cái mình hạnh phúc". Đừng lấy việc " làm như vậy để muốn sau này con hạnh phúc, con chưa đủ chín chắn nhìn nhận mọi việc" đó là sự sai lầm lớn nhất. Vì khi biết đi thì đứa trẻ nó PHẢI NGÃ biết bn lần ms đi đk. Và tự hỏi điểm số đó có là thật không, vì mk ngạc nhiên khi thấy điểm thi HK kỳ bạn nào cũng đk 10 điểm

  • @igotosleepat9pm86
    @igotosleepat9pm86 Жыл бұрын

    Chú Trí làm video chia sẻ về trải nghiệm học tập của bé ở trường quốc tế đi ạ😆

  • @tongavothi5521
    @tongavothi5521 Жыл бұрын

    quan tâm về trường quốc tế ạ

  • @mrhaivlog1987
    @mrhaivlog1987 Жыл бұрын

    Kỳ vọng quá lớn của ba mẹ sẽ như hòn đá tảng đè nặng lên tâm hồn non nớt của đứa trẻ. Cha mẹ hãy cổ vũ, động viên, đồng hành với con trong quá trình học tập, thi cử thôi, chứ đừng đặt nặng kỳ vọng và đặt mục tiêu quá cao cho con.

  • @xtlearning
    @xtlearning Жыл бұрын

    Anh có thể chia sẻ góc nhìn của mình về việc rất nhiều người trẻ hiện nay bỏ học để chọn đi xuất khẩu lao động được không ạ?

  • @trichau1539
    @trichau1539 Жыл бұрын

    Ở bên Mỹ không có trường chuyên nào hết a Trí ạ. À có nhưng dành cho người khuyết tật. Không có xếp hạng. Không đánh giá hạnh kiểm học sinh. Nhưng giáo dục Mỹ thì chắc ai cũng biết thế nào.

  • @dangdohai207

    @dangdohai207

    Жыл бұрын

    Nhưng cũng nhiều quốc gia phát triển khác có trường chuyên mà, nền giáo dục của Mỹ cũng không được đánh giá là tốt nhất thế giới.

  • @trichau1539

    @trichau1539

    Жыл бұрын

    @@dangdohai207 nước nào vậy bạn. Mình đang ở Mỹ đã từng học ở Việt Nam nên chỉ nói trải nghiệm thực tế. Bạn có đang ở nước đó hoặc biết rõ về nó. Và nếu có thì nước có trường chuyên đó có xếp hạng hơn Mỹ không? Và nước đó là nước nào ạ muốn học hỏi thêm.

  • @ThienNguyen-bi8vg

    @ThienNguyen-bi8vg

    Жыл бұрын

    mình cũng đang ở mỹ và cũng đang học cấp 3 ở mỹ thì mình không biết khu học chánh của bạn như thế nào nhưng mà khu học chánh của mình có trường chuyên.Nhưng mục đích của trường chuyên ở mỹ không phải là để luyện ra gà để chọi mà để bồi dưỡng năng khiếu của học sinh.

  • @bellang717

    @bellang717

    Жыл бұрын

    Ở mỹ gọi là gifted school nha Nó khác kiểu trường chuyên ở vn Nhưng trường chuyên Lê Hồng Phong tôi từng học cũng khác lắm so với mấy trường chuyên khác trên cả nước nha! Học và chơi đều đồng đều cả

  • @Hannah-qy7bt

    @Hannah-qy7bt

    Жыл бұрын

    @@dangdohai207không được đánh giá tốt nhất nhưng top 10 ĐH tốt nhất và danh giá trên TG thì hết phân nửa là của Mỹ rồi thì b đang đánh giá thấp về điều gì ạ?

  • @tonvo7965
    @tonvo7965 Жыл бұрын

    20:00 "thi đi con, rớt được thì ba mẹ khỏe, rồi thi điiii" :)))) đoạn này cừi ẻ luôn :))))

  • @hacthaybachthay

    @hacthaybachthay

    Жыл бұрын

    anh Quéo ảnh dằm trong tim lắm đọ :))))

  • @hunglemanh6535
    @hunglemanh6535 Жыл бұрын

    Không biết các trường khác thế nào nhưng mình học Chuyên Thái Bình khoá 2011-2014 cực kỳ nhàn luôn. 1 tuần chỉ phải học 3 buổi chiều, không như những trường khác còn phải học cả buổi tối.

  • @ngandang96
    @ngandang96 Жыл бұрын

    Đừng ai ảo mộng chất lượng giáo dục ở ams HN ạ. M ko rõ lớp 1 như the nào vì m ko học nhưng các lớp 2 dạy và học y như bé nhà anh Trí than phiền ở lớp em nó, thầy cô dạy uể oải, học sinh uể oải, chán kinh khủng khiếp ấy:)) t vẫn nhớ học chuyên anh mà giáo viên buổi nào cũng bắt đứng lên 2 bạn đọc hội thoại sgk cả buổi, nhưng thi vẫn khó nhăn răng nhé:)) các môn khác cũng kiểu kiểu nv, chắc đc 1,2 môn là gv nhiệt huyết 1 chút. Học phí gần như ko phải đóng, gv lương có mấy triệu/tháng thì ngta dạy vì cái danh thôi. Chưa bao giờ cảm nhận ko khí muốn học tập vì thích trong lớp mà chỉ để có điểm để apply du học. Bản chất trg này là tạo đk cho các b ở HN apply du học,nên tỉ lệ du học cao nhất HN là thế. Có mỗi cái là môi trg nhiều đứa giỏi lắm tài lẻ và năng động. Còn giáo dục, tệ nhất HN:)) Xin lỗi vì đã shade ams nhưng tiện muốn nói thôi. Còn chưa muốn nói vụ nâng điểm mỗi kì và ko biết sao đến bh vẫn chưa bị bóc:)) T vẫn mong ams cải tạo và trở thành đc cái trg cool như đúng cái hình ảnh mn nghĩ về nó. Vẫn phải công nhận hs Ams ngầu nhé, nhưng chtr học vs gv dạy như cái gì. Cho đến lúc đó m vẫn khuyên các em nếu ko có nhu cầu có danh trg chuyên và chtr học ko quá dày như các trg chuyên khác để apply học bổng du học thì đừng học ams. Nhưng thi học kì vẫn khó như thường nhé. Đặc biệt ai thi đại học học ams là khổ đó vì phong trào du học mạnh mẽ, sẽ cảm thấy nhỏ bé và thiếu tinh thần thi đại học, thầy cô nhà trường ko hề hỗ trợ một cái gì cả. M là đứa đã đi du học, nhưng nhìn các bạn lẻ loi thi đại học xong điểm thấp hơn khả năng các b ấy rất nhiều vì học ams m thấy thương. M chắc chắn rằng có những b thời gian học ở ams cực kì tệ hại với các b ấy, nhưng vì các bạn này thường hướng nội nên ko có lên tiếng nhiều, nhưng m nhìn đc sự cô đơn của các bạn ấy

  • @phuocnguyen9845
    @phuocnguyen9845 Жыл бұрын

    Em quan tâm về việc học trường quốc tế a Trí ạ!

  • @goilagickygoilatnhut
    @goilagickygoilatnhut Жыл бұрын

    Damn, con thầy giống em quá thầy Trí. Thật sự, khi học trong một môi trường không có sự cạnh tranh về học, về thể thao, về hoạt động,... thì trường lớp dường như trở nên thật sự nhàm chán. Tưởng tượng như mỗi ngày phải làm một việc mà chỉ có một cá nhân mình mới thực sự có quyết tâm hay nghiêm túc nhưng có cả một tập thể lại xem nó như là việc bình thường, họ chả quan tâm gì đến những thứ họ đang làm, nên đôi lúc làm em cảm thấy mình bị lạc lõng, thấy sự nghiêm túc của mình là vô dụng, không cần thiết. Khi đó em luôn nghĩ về một môi trường tốt hơn, và muốn được vào môi trường đó thực sự là một thách thức với em, với cả tài chính của gia đình. Em cũng muốn học chuyên, nhưng nhiều lúc thấy ba mẹ cũng khuyên là sẽ rất áp lực, nhưng em vẫn luôn mơ tưởng về viễn cảnh khi em được vào một môi trường có sự cạnh tranh, mọi người đều nhiệt huyết với học tập. Học lực em ở trong môi trường học hiện tại là khá tốt, em cũng có đi thi vài cuộc thi lớn ở trường nhưng dường như sự cạnh tranh ở khối học em là khá ít, nhiều khi có những cuộc thi mà cả khối chỉ có mình em đăng kí. Trên chỉ là vài dòng tâm sự của em, một học sinh cấp 2 muốn theo đuổi trường chuyên và đam mê nhiệt huyếtx10 với bóng rổ. Văn của em hơi lủng củng và góc nhìn của em chắc cũng sẽ có phần lệch lạc mong ai có thể xem được tới đây thì có thể cho em lời khuyên hoặc bỏ qua những dòng tâm sự trên cũng được dù sao, sau một ngày học tập mệt mỏi thì cmt lên những dòng tâm sự như này cũng là một cách để em giải tỏa tâm trạng😅.

  • @hailinh7889

    @hailinh7889

    Жыл бұрын

    Bạn cx giống mk nè,hôm qua có kết quả mk bị trượt... trường chuyên,nhưng về trường thường mk lại đc thủ khoa. Và h mk cx đang suy nghĩ nhiều về vc học của mk quãng đg c3 sắp tới,còn b thì ntn?

  • @bellang717

    @bellang717

    Жыл бұрын

    Có chí lớn đó em

  • @user-lp1ny5nk9x
    @user-lp1ny5nk9x Жыл бұрын

    em cũng thi lên cấp 3 là trường NTMK, em nghĩ em nguyện vọng 2 là cùng vì em ko có thông minh lắm, nhưng mà em thi dc NTMK luôn, thầy cô của em cũng ko ngờ, mà lên cấp 3 em hơi đuối sức vì xung quanh em toàn siêu siêu giỏi, em ép em học và điều gì đến cũng đến là em bị vỡ mạch máu não :(( nên đừng ép con em

  • @nhatkicuatrang
    @nhatkicuatrang Жыл бұрын

    Thầy ơi 16 tuối em muốn đăng ký tư vấn được không ạ?, vì không có mục dành cho tuổi của em.

  • @lehuuanhtuan5556
    @lehuuanhtuan5556 Жыл бұрын

    mình hồi năm lớp 9 thì cx đi chuyên mà rớt và mình cx có 1 người bạn cx thi chuyên nhưng sau khi rớt thì bạn ấy cx về trường khác cũng học chung với mình nhưng có thể bạn ấy bị ám ảnh cái trường chuyên ấy nên mỗi khi bạn ấy đi học thêm sau khi mà học trên trường về thì bạn ấy lại không dám mặc áo trường mình ra đường đi học thêm thì mình mới hỏ bạn đó thì bạn đó trả lời là bạn ấy sợ khi mà gặp mấy bạn học chuyên thì bạn ấy thấy quê thấy ngại sợ bị khinh thường , bạn ấy còn bị ám ảnh tới mới mức bạn ấy chỉ quan tâm trường chuyên và chỉ nói đến trường chuyên trường đó có gì bạn cx biết còn trường bạn học thì bạn chả biết gì cả , mình thấy trường nào cx là trường này không học đc thì mình học trường kia mình giỏi là do sự cố gắng của mình chứ không phải do trường chuyên hay thường nó chỉ là 1 phần thôi chứ còn lại lầ do sự nổ lực cx như là sự quyết tâm chăm chỉ của bạn mà thôi không có gì là quá muộn cả

  • @ThanhNguyen-fq4zz
    @ThanhNguyen-fq4zz Жыл бұрын

    Xưa nay thấy anh Trí bảo điều kiện dư dả mà vẫn thấy sợ đóng học phí trường quốc tế. Khiếp thật. Meritocracy flaw

  • @ThanhTran27507
    @ThanhTran27507 Жыл бұрын

    em có ý định chuyển từ trường làng ra một trường công khác ở thành phố có môi trường tốt hơn nhưng bố mẹ nói rằng liệu con ở đây đứng đầu lớp nhưng ra đó, con có thể quen với các bạn, con không học lại thì liệu con có thể hòa nhập được không ? Xem video này của anh em mới nhận ra có rất nhiều vấn đề và không dễ dàng như em nghĩ. Cảm ơn anh

  • @thienanb7-02nguyeninh6
    @thienanb7-02nguyeninh6 Жыл бұрын

    đến lúc thi đạo học mà em vẫn chưa hiểu tại sao bản thân phải sống

  • @jjjj-ux4od

    @jjjj-ux4od

    Жыл бұрын

    Mình trả lời đơn giản để bạn iu khỏi bâng khuâng nè, bạn hãy làm cái bạn thích rồi bạn sẽ đếch quan tâm đến việc sao phải sống đâu, đạn đang làm cái bạn bị ngta bắt làm nên bạn lênh đênh thui

  • @quocanhnguyen9756
    @quocanhnguyen9756 Жыл бұрын

    ❤️

Келесі