Hướng dẫn chi tiết cách quăng chài - Cast Net Fishing

Ойын-сауық

Chài thực ra được ráp từ những manh lưới ni long hoặc lưới gân có mặt nhỏ khoảng 1 đến 2 phân. Chài có 3 phần: túi chài, thân chài và chóp chài. Việc ráp chài đòi hỏi “người thợ” phải khéo tay, có kinh nghiệm và phải rành nghề. Khi ráp, thân chài phải được căng tròn đều trên mặt sân và không dư, không thiếu lưới chỗ nào. Diện tích của chài tùy theo điều kiện và lưới để ráp chài. Nếu chài ở những khu vực chật hẹp, mặt lưới dày, chỉ lưới to và để bắt những loại tôm cá loại nhỏ thì diện tích chài nhỏ. Ngược lại, điều kiện chài ở những khu vực rộng, mặt lưới thưa, chỉ lưới nhỏ và để bắt những loại tôm cá tương đối lớn thì diện tích chài sẽ lớn hơn. Thông thường, đường kính của chài từ 3 đến 4 mét. Tuy nhiên, những người chài giỏi, có kinh nghiệm, kỹ thuật và sức mạnh để quăng chài thì đường kính của chài sẽ lớn hơn. Ở phần cuối thân chài được ráp một giềng chì đủ độ nặng để tung chài và làm cho chài chìm xuống nước được nhanh hơn. Theo giềng chì được cột từng đoạn (dài khoảng 3 tấc), ngược lên phía trên và nằm phía trong thân chài (gọi là " túi") để khi kéo chài lên cá tôm nằm gọn trong “túi” mà không thoát ra ngoài được.
Thân chài là toàn bộ diện tích mặt lưới được ráp vào nhau. Thân chài cao thì đường kính chài lớn, diện tích rộng và ngược lại.
Chóp chài là “cái rốn” của chài. Nơi đây được cột vào một sợi dây (thường dài hơn bán kính của chài từ 3 đến 4 mét) để giữ được chài khi quăng, để kéo lên sau khi chài.
Cách thức tung chài tương đối khó. Người chài phải được luyện tập, có kinh nghiệm, kỹ thuật và có sức khỏe để tung chài. Trước khi tung chài, chài được cuốn gọn về, chiều cao còn gần ngang thắt lưng người chài. Sau đó, vắt một mép chài lên vai, 2 mép chài kia được cầm ở 2 tay và xoay người lấy trớn rồi tung chài. Cũng có khi, người chài không vắt mép chài lên vai mà chỉ nắm một mép chài lên tay rồi xoay người hết cỡ lấy trớn để tung chài. Tuy nhiên, dù kiểu nào thì các động tác tung chài phải rất nhịp nhàng, uyển chuyển. Nếu không thì “chài không ra”, không bắt được tôm cá nhiều. Người chài giỏi thường tung chài tròn đều, rộng, biết nơi nào có tôm cá nhiều và ít mắc vào chà chôm, gai góc. Thông thường chài cá thì ít ai đặt mồi, còn khi chài tôm dân chài thường rang cám với dừa khô rồi vo tròn vào hòn đất quăng xuống sông làm mồi để dẫn dụ tôm đến ăn và phải cắm cây làm dấu. Khoảng nữa giờ sau thì cứ đến quăng chài ngay vị trí đặt mồi ấy để bắt tôm.

Пікірлер: 1

    Келесі