Hội chứng suy giảm miễn dịch ở người nhiễm HIV | Bác Sĩ Của Bạn || 2022

Hội chứng suy giảm miễn dịch ở người nhiễm HIV | Bác Sĩ Của Bạn || 2022
Hãy cùng Bác Sĩ Của Bạn tìm hiểu hội chứng suy giảm miễn dịch ở người nhiễm HIV
Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS) là một bệnh mãn tính, có khả năng đe dọa tính mạng do virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) gây ra. Bằng cách phá hủy hệ thống miễn dịch, HIV cản trở cơ thể chống lại các sinh vật gây bệnh. Không có cách chữa khỏi HIV / AIDS, nhưng có những loại thuốc có thể làm chậm đáng kể sự tiến triển của bệnh.
1. AIDS là gì?
AIDS là căn bệnh được tiến triển từ HIV. Đây là giai đoạn cuối cùng của HIV. Nhưng không phải tất cả những người nhiễm HIV đều sẽ bị bệnh AIDS. HIV tiêu diệt tế bào CD4. Người trưởng thành khỏe mạnh thường có số lượng CD4 từ 500 - 1.500 tế bào/mm3. Người nhiễm HIV có số lượng CD4 giảm xuống dưới 200 tế bào/mm3 sẽ được chẩn đoán mắc AIDS.
Ngoài ra, người bệnh cũng được chẩn đoán bị AIDS nếu họ bị nhiễm HIV và bị nhiễm trùng cơ hội hoặc ung thư mà nó hiếm gặp ở những người không có HIV. Nhiễm trùng cơ hội, chẳng hạn như viêm phổi là dấu hiệu HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS.
Nếu không được điều trị, HIV có thể tiến triển thành AIDS trong vòng 10 năm. Không có cách chữa bệnh AIDS, tuổi thọ sau khi chẩn đoán là khoảng 3 năm. Thời gian sống có thể ngắn hơn nếu người bệnh nhiễm các bệnh cơ hội nghiêm trọng. Tuy nhiên, điều trị bằng thuốc kháng vi-rút có thể ngăn ngừa AIDS tiến triển.
Nếu HIV đã tiến triển sang AIDS, điều đó có nghĩa là hệ thống miễn dịch bị tổn hại nghiêm trọng. Nó đã suy yếu đến mức không thể chống lại hầu hết các bệnh và nhiễm trùng. Điều đó làm cho người bệnh dễ bị một loạt các bệnh, bao gồm:
• Viêm phổi
• Bệnh lao
• Tưa miệng (nhiễm nấm trong miệng hoặc cổ họng)
• Cytomegalovirus (CMV), một loại virus herpes
• Viêm màng não do cryptococcus (nhiễm nấm trong não)
• Toxoplasmosis (nhiễm trùng não do ký sinh trùng)
• Cryptosporidiosis (một bệnh nhiễm trùng do ký sinh trùng đường ruột)
• Ung thư: Bao gồm ung thư Kaposi (KS) và ung thư hạch.
Tuổi thọ bị rút ngắn liên quan đến AIDS không được điều trị là kết quả của các bệnh và biến chứng phát sinh do hệ thống miễn dịch bị suy yếu.
2. HIV và AIDS có mối liên hệ gì?
HIV tiến triển qua 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Giai đoạn cấp tính, diễn ra vài tuần đầu sau khi nhiễm bệnh.
Giai đoạn 2: Độ trễ lâm sàng hoặc giai đoạn mãn tính.
Giai đoạn 3: AIDS.
Khi HIV làm giảm số lượng tế bào CD4, hệ thống miễn dịch suy yếu. Số lượng CD4 của người lớn thông thường là 500 - 1.500 tế bào/mm3. Một người có số lượng dưới 200 tế bào/mm3 được coi là bị AIDS.
Thời gian HIV tiến triển sang giai đoạn mãn tính thay đổi đáng kể trên mỗi người. Nếu không điều trị, nó có thể kéo dài đến một thập kỷ trước khi tiến tới AIDS. Với điều trị, nó có thể kéo dài vô tận.
Không có cách chữa trị HIV, nhưng có cách để kiểm soát bệnh. Những người nhiễm HIV thường có tuổi thọ gần như bình thường với điều trị sớm bằng liệu pháp kháng vi-rút. Thêm vào đó, về mặt kỹ thuật không có thuốc chữa AIDS. Tuy nhiên, việc điều trị có thể làm tăng số lượng CD4 đến mức được coi là không còn bị AIDS (lớn hơn200 tế bào/mm3). Ngoài ra, điều trị có thể giúp kiểm soát nhiễm trùng cơ hội.
3. Triệu chứng của AIDS
Người bị nhiễm HIV có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng. Những người nhiễm HIV có thể tiến triển thành AIDS nếu bệnh HIV được chẩn đoán muộn hoặc không được chẩn đoán, hoặc người bị nhiễm HIV nhưng không dùng liệu pháp kháng retrovirus. Người bệnh cũng có thể tiến triển thành AIDS nếu trong cơ thể tồn tại một hoặc nhiều loại virus HIV kháng lại (không có phản ứng) với việc điều trị bằng thuốc kháng vi-rút.
Nếu không được điều trị đúng cách, những người nhiễm HIV có thể chuyển sang giai đoạn AIDS sớm hơn. Theo đó, hệ thống miễn dịch sẽ bị tổn hại nghiêm trọng, khó chống lại nhiễm trùng và bệnh tật hơn. Với việc sử dụng liệu pháp kháng vi-rút, một người có thể duy trì nhiễm HIV mạn tính mà không bị AIDS trong nhiều thập kỷ.
Các triệu chứng của AIDS có thể bao gồm:
• Sốt tái phát.
• Các hạch bạch huyết sưng mãn tính, đặc biệt là nách, cổ và háng.
• Mệt mỏi mãn tính.
• Đổ mồ hôi về đêm.
• Vết nám sẫm màu dưới da hoặc bên trong miệng, mũi hoặc mí mắt.
• Lở loét, đốm hoặc tổn thương miệng và lưỡi, bộ phận sinh dục hoặc hậu môn.
• Vết sưng, tổn thương hoặc phát ban ở da.
• Tiêu chảy tái phát hoặc mãn tính.
• Giảm cân nhanh.
• Các vấn đề về thần kinh như khó tập trung, mất trí nhớ và nhầm lẫn.
• Lo lắng và trầm cảm.
Điều trị bằng thuốc kháng vi-rút giúp kiểm soát vi-rút và ngăn ngừa tiến triển từ HIV thành AIDS. Các nhiễm trùng và biến chứng khác của AIDS cũng có thể được điều trị. Việc điều trị phải được điều chỉnh theo nhu cầu cá nhân của người bệnh.
Những thông tin chương trình Bác Sĩ Của Bạn cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
© Bản quyền thuộc về Bác Sĩ Của Bạn
© Copyright by Bac Si Cua Ban ☞ Do not Reup
#bacsicuaban #suygiammiendichnguoinhiemhiv #nguoinhiemaids

Пікірлер: 9

  • Жыл бұрын

    Những thông tin chương trình Bác Sĩ Của Bạn cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

  • @ThuyTran-ls4wm

    @ThuyTran-ls4wm

    Жыл бұрын

    Bs ơi,đang uống arv mà vẫn sử dụng ma túy thì uống thuốc có tác dụng không

  • @UCPHAM-pz3ct
    @UCPHAM-pz3ct Жыл бұрын

    Cho e hỏi e bị đạp cây tăm xỉa răng và ra máu chỗ bị đạp 1 chút,vậy e có nguy cơ gì ko ạ,nếu cây tăm đó của người bị H xài thì sao ạ.

  • @truongngo5652
    @truongngo5652 Жыл бұрын

    BS cho e hỏi que tets hiv mua ở đâu thì có ạ?

  • @user-rm5mk4qu5h
    @user-rm5mk4qu5h Жыл бұрын

    Bs cho con hỏi ạ. Nếu 1 vết đứt tay cầm tiền của người nhiễm HiV có nguy cơ lây nhiễm không ạ

  • @user-no3rh8fn2j
    @user-no3rh8fn2j Жыл бұрын

    Bác sĩ e muốn xét nghiệm bệnh viện mình ở đầu ạh

  • @thanhha7052
    @thanhha7052 Жыл бұрын

    Bác sỹ ơi cho em hỏi nếu mình bị nổi thủy đậu và hạch bạch huyết và cảm lạnh có phải em bị nhiễm HIV phải không bác sĩ

  • @binhquang8700

    @binhquang8700

    Жыл бұрын

    Bạn nên đi xn để biết nhé.