Dán màng chống thấm nhà vệ sinh rất tốt thay thế màng khò bitum truyền thống | Màng POLYESTE

Kênh người xây dựng chia sẻ đến các bạn giải pháp chống thấm cho nhà vệ sinh bằng màng polyester cải tiến chất lượng cao.
Hiện nay rất nhiều nhà vệ sinh đã đi vào sử dụng do quá trình thi công chống thấm không được chú trọng ngay từ ban đầu dẫn đến một thời gian sau WC bị ngấm ẩm rất là nhiều gây mất thẩm mỹ cũng như độ bền của ngôi nhà.
Dẫn đến khi chúng ta muốn sửa chữa lại tốn kém nhiều chi phí cũng như thời gian...
Trong video là công trình chống thấm cho một phòng vệ sinh chúng tôi thi công và chúng tôi sẽ chia sẻ đến các bạn cách thi công chống thấm nhà vệ sinh sẽ được thực hiện như thế nào mang lại độ bền cho công trình và đây cũng là một vấn đề được rất nhiều người quan tâm và đặt câu hỏi đến chúng tôi.
Vật tư chúng tôi sử dụng để thi công chống thấm đó là Sika grout và thanh trương nở; màng Polyeste và, xi măng+ phụ gia siêu hóa dẻo...và các dụng cụ hỗ trợ như bay, chổi sơn, thùng sơn...
Và tôi sẽ hướng dẫn chi tiết các bạn các bước để có thể thi công chống thấm được tốt nhất
Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng
Chúng ta sẽ cần sử lý chống thấm trước cho các vị trí đầu cổ ống thoát bằng Sika grout
Sau khi chống thấm cho cổ ống xong chúng sẽ tiến hành vào quá trình vệ sinh mặt bằng
- Đục tẩy và loại bỏ vữa yếu, mụn vữa, râu sắt thừa, tạp chất... trên bề mặt sàn, chân tường và vệ sinh sạch
- Sử lý chống thấm cho các cổ ống thoát, trám vá những điểm lỗ rỗ, gồ ghề... tạo bề mặt phẳng
- Bão hòa làm ẩm bề mặt bê tông bằng nước (không để đọng nước )
Bước 2: Thi công
-Đo đạc các điện tích chúng ta cần dán màng chống thấm tiến hành cắt ghép các tấm màng cho phù hợp
-Trộn hồ dầu xi măng với phụ gia siêu dẻo
-Đưa các tấm đã cắt vào vị trí cần dán để định vị, định vị xong lột các tấm màng lên rồi trải đều lớp hồ dầu xi măng xuống dưới và tiến hành dán màng, chúng ta sẽ dùng tay vuốt đều bề mặt màng để cho lớp màng ghim chặt vào sàn bê tông tránh phồng rộp...
-Chúng ta cần ghép nối các tấm với chiều rộng khoảng 7-10cm để đảm bảo độ kín cho mối nối
- Các vị trí góc nên hạn chế cắt màng nhất có thể
- Dán gia cố các mép nối, cổ ống và vị trí cắt ghép bằng vải polyeste bằng VLCT Maxbond 1211.
Bước 3:
Phủ thêm lớp VLCT Maxbond 1211 lên toàn bộ bề mặt đã dán màng chống thấm để bảo vệ màng và tăng cường khả năng chống thấm
Sau khi lớp chống thấm đã khô chúng ta có thể tiến hành test nước và thực hiện các công tác tiếp theo
Đó là nội dung muốn chia sẻ đến các bạn, để các có thể nắm bắt được về quy trình thi công chống thấm cho khu vực WC bằng màng Polyester mang lại độ bền cao tối ưu.
Chúc các bạn có thể thi công một cách dễ dàng và đạt được hiệu quả tốt nhất cho công trình của mình.

Пікірлер: 6

  • @nsndhuybongg0730
    @nsndhuybongg073027 күн бұрын

    Công ty cho hỏi mình dùng màng poly hồ dầu mình dùng bằng sika 107 có được không ạ

  • @nguoixaydung

    @nguoixaydung

    27 күн бұрын

    @@nsndhuybongg0730 được bác nhé

  • @nsndhuybongg0730

    @nsndhuybongg0730

    26 күн бұрын

    @@nguoixaydungem hỏi thêm là màng poly công ty có bán lẻ theo mét không hay bán cả cuộn ạ

  • @nguoixaydung

    @nguoixaydung

    26 күн бұрын

    @@nsndhuybongg0730 có bán lẻ aj

  • @nsndhuybongg0730

    @nsndhuybongg0730

    26 күн бұрын

    @@nguoixaydung vâng e xin số đt bên mình ạ

  • @nguoixaydung

    @nguoixaydung

    26 күн бұрын

    @@nsndhuybongg0730 0971395989

Келесі