Chuyện Bác Ba Phi - Full

Фильм және анимация

#THANHCONGEntertainment
#Chuyệnbácbaphi
Bác Ba Phi là một nhân vật trong dân gian được viết thành tiểu thuyết của nhà văn Anh Động. Ông là nhân vật chính trong những câu chuyện kể về cuộc sống sinh hoạt thường ngày nhưng được cường điệu quá đáng (như rắn tát cá, chọi đá làm máy bay rơi, leo cây ớt té gãy chân...) và được trình bày một cách tự nhiên khiến người nghe hoàn toàn bất ngờ và bật cười. Ông là nhân vật cận đại nhất trong lịch sử kho tàng truyện trạng (nói dóc) của văn học Việt Nam.
Nhân vật nguyên mẫu của Bác Ba Phi là nghệ nhân Nguyễn Long Phi (1884-1964). Ông vốn là một nông dân tại huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau, vốn có khiếu kể chuyện rất phong phú và đặc sắc, được nhiều người ưa thích.
Ông sinh năm 1884 tại tỉnh Đồng Tháp, là con trai trưởng trong gia đình có năm anh em nên nếu gọi đúng phải là Hai Phi. Vì loạn lạc nên cả gia đình phải bỏ xứ đi và cuối cùng dừng chân, lập nghiệp ở tận vùng đất giáp biển Cà Mau. Năm đó Hai Phi chỉ mới được 10 tuổi. Vì gia đình quá nghèo nên từ nhỏ ông phải đi cày thuê để nuôi tám người em nhỏ. Khi 15 tuổi, mẹ ông qua đời, ông trở thành một lao động chính trong gia đình. Tuy cuộc sống cơ cực, ban ngày phải đi khẩn hoang, cày cuốc ruộng vườn, nhưng đến ban đêm, ông thường tham gia tụ họp đờn ca, và được bà con trong xóm mê tiếng ca và nể trọng tính tình vui vẻ, bộc trực, khẳng khái, đặc biệt là những câu chuyện kể và cách kể truyện lôi cuốn người nghe của ông.
Năm lên 18 tuổi, ông Hai Phi bị Pháp bắt đi làm phu, rồi sau đó bị đưa sang nước ngoài làm lính lê dương. Được mấy năm thì ông trốn về Thái Lan, rồi lần mò về rừng U Minh này sống cho đến khi qua đời
Vốn làm tá điền cho Hương quản Tế - một địa chủ giàu có vùng Bảy Ghe, ông được Hương quản Tế hứa gả cô con gái là Ba Lữ với điều kiện phải làm công trong ba năm. Nhờ sức chịu thương chịu khó, nên sau ba năm thì ông cưới được vợ. Hương quản Tế rất yêu thương người con rể này và đã cắt chia cho vợ chồng Ba Phi khá nhiều đất. Cộng với sự cần cù sẵn có, ông đã ra sức khai khẩn phần đất được chia thành đồng ruộng cò bay thẳng cánh. Kể từ lúc cưới vợ, mọi người đều gọi ông căn cứ vào thứ của vợ nên cái tên Ba Phi xuất hiện và... chết danh cho đến bây giờ.
Hai người lấy nhau một thời gian mà không có con, vì vậy bà Ba Lữ đã đứng ra cưới vợ hai cho chồng. Bà này sinh được một người con trai là Nguyễn Tứ Hải. Không rõ vì lý do gì mà khi Nguyễn Tứ Hải mới ba tuổi, bà đã gửi con cho chồng rồi về quê ở Mỹ Tho cho đến lúc qua đời. Ông Nguyễn Tứ Hải về sau lập gia đình với bà Nguyễn Thị Anh, sinh hạ một người con trai - cháu đích tôn của bác Ba Phi - tên là Nguyễn Quốc Trị. Trong những câu chuyện của bác Ba Phi thì đây chính là nhân vật thằng Đậu nổi tiếng. Và cũng có thành ngữ "Tệ như vợ (thằng) Đậu" được dùng để chỉ những người vụng về.
Về sau bác Ba Phi cưới thêm vợ ba. Bà tên Chăm, là người dân tộc Khmer. Bà sinh được hai đứa con gái.
Bác Ba Phi qua đời tại rừng U Minh Hạ, nay là ấp Lung Tràm, xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Phần mộ của ông được đặt giữa hai ngôi mộ của bà Ba Lữ và bà Chăm. Hiện nay, khu nhà và mộ phần của bác Ba Phi được đề xuất xây dựng thành tuyến du lịch văn hóa của tỉnh Cà Mau.

Пікірлер: 8

  • @ThanhNguyen-dr6tx
    @ThanhNguyen-dr6tx4 жыл бұрын

    Cung hay , canh phim con thieu canh ngon cay tram ,va song nuoc, co cay cau khi ,moi hay ,cham 70 điêm

  • @hehe-qu7zk
    @hehe-qu7zk4 жыл бұрын

    phim hay

  • @duy2nguyen642
    @duy2nguyen6423 жыл бұрын

    Bác Ba Phi thấy cưng quá

  • @vanhaguitar7787
    @vanhaguitar77873 жыл бұрын

    Nếu như ko có nguoi cứ chen vo lúc nguoi ta kể thi hay hon

  • @ngauoanvan5045
    @ngauoanvan50454 ай бұрын

    Ghi lại bằng sách, bán tiền tỷ đó bạn oke luôn nhé

  • @loc5919
    @loc59193 жыл бұрын

    Phim diễn tuy rất có nét mộc mạc nhưng nhân vật đọc thoại cứ cà dắp vói lại cắt ghép làm cho âm thanh bị thay đổi liên tục còn nhân vật thì cứ xưng mỗi câu hoài chưa có nét Nam Bộ lắm

  • @vonguyentv3561
    @vonguyentv3561 Жыл бұрын

    Chua chuyen nghiep. Dien nc đừng cho vấp

Келесі