Căn nhà cổ kỳ lạ nhất Bình Dương: Xây bằng gỗ cực quý, không dùng 1 cây đinh nào (Phần 1)

Ở chợ Thủ Dầu Một, có một căn nhà cổ cực hiếm đã 130 năm tuổi của dòng họ Trần - gia tộc được cho là giàu bậc nhất Bình Dương xưa. Nhà cổ Trần Công Vàng Đã được công nhận Di tích Lịch sử kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 1993. Căn nhà được xây dựng trong 3 năm mới hoàn thành, theo lối kiến trúc kiểu chữ Đinh nghịch (tức phần nhà ngang nằm bên trái nhà trên, thay vì nằm bên phải). Toàn bộ kết cấu ngôi nhà đều làm bằng gỗ, với nhiều loại gỗ quý, như: Sao, cẩm lai, quỳnh đường, mun… Một điều kỳ lạ, toàn bộ ngôi nhà được lắp ráp, kết dính với nhau bằng hệ thống mộng gỗ, hoàn toàn không sử dụng một chiếc đinh sắt nào cả (vì chất liệu gỗ quá cứng gần như đinh đóng không thủng), nhưng vẫn rất vững chắc! Điều này chứng minh rằng, tay nghề của các nghệ nhân Bình Dương lúc bấy giờ đã đạt đến một trình độ kỹ thuật đỉnh cao.
Toàn bộ nội thất ngôi nhà được trang trí, bày biện theo phong cách cổ truyền của gia đình người Việt. Những đường nét, hình ảnh chạm khắc ở đây đều rất công phu, từ chân cột đến mái nhà, bàn ghế, tủ thờ, các khung cửa hay những bức hoành phi, liễn đối, những bức tranh tứ bình, những tấm thủ quyền… đều được chạm trổ, sơn thếp, cẩn xà cừ công phu, khéo léo. Trong đó có những lối kiến trúc, chữ chạm trổ cách điệu kỳ lạ mà người đời sau vẫn chưa giải thích được.
Trông coi, quản lý căn nhà cực quý hiện tại là Tuyết “tiểu thư”, chị là con gái của bác sĩ Trần Công Vàng.
___________________________________________________
🌐Mình là Nhân - người chứng kiến và kể chuyện đời.
🌐Đăng ký kênh để nghe khám phá chuyện độc lạ, kỳ bí, sự kiện,... dọc đường.
🌐Cảm ơn mọi người đã theo dõi video. Mọi liên hệ, góp ý vui lòng gửi về e-mail: buingocthao97@gmail.com
#nhanchung #nhaco #trancongvang

© Bản quyền video thuộc về kênh Nhân Chứng. Vui lòng không reup dưới mọi hình thức.
© Copyright by Nhan Chung - Do not Reup.

Пікірлер: 4

  • 4 жыл бұрын

    Toàn gỗ quý! Cá nhân mình thấy toàn căn nhà là một thể thống nhất, từ màu sắc, đồ đạc c ho đến họa tiết chạm trổ! Hy vọng căn nhà sẽ được bảo tồn tốt để ghi lại dấu vết lịch sử. Chúc chị Tuyết nhiều sức khỏe. Nhìn chị rất phúc hậu.

  • @quangdaohuy1547
    @quangdaohuy15473 жыл бұрын

    Ngày trước chủ của ngôi nhà này cũng phải có quyền tước và chức sắc. Giàu có bậc nhất ở thời điểm đó thì mới có thể làm đc và lưu giữ cho đến ngày nay

  • @minhquannguyen2500
    @minhquannguyen25004 жыл бұрын

    :3 tưởng tượng tết đến phải lấy bông lau gỗ chắc nổi khùng

  • @coyentv8895
    @coyentv88954 жыл бұрын

    .

Келесі