7 Công việc IT không phải CODE mà mình biết

Đây là chia sẻ từ chính trải nghiệm và kiến thức của mình về 7 công việc IT mà người non-IT vẫn có thể làm được. Những vị trí này trong lĩnh vực phát triển sản phẩm công nghệ, khi tiến hành 1 dự án luôn cần có rất nhiều thành viên từ business cho đến lập trình viên và cả người quản lý dự án. Mình hi vọng sẽ giúp các bạn hiểu hơn về các vị trí này nha.
Cụm từ "No-code" hay "không phải Code" ở đây tức là trong công việc hàng ngày họ sẽ không phải ngồi viết code như một lập trình viên. Tuy nhiên, một số vị trí như Product manager, Project manager phải có kiến thức về hệ thống, về ngành phát triển phần mềm để làm việc hiệu quả. Dù cho xuất phát điểm của mọi người từ chuyên ngành nào, có người là dân IT, có người non-tech thì mình tin khi có đủ đam mê và sự chuẩn bị cơ bản đều sẽ làm rất tốt các công việc này.
------- Về mình:
Mình là Hiếu, mình làm nghề Data, mình hay chia sẻ về công việc và các kỹ năng làm việc hiệu quả của người ứng viên xuất sắc.
Timestamp:
00:00 3 loại sản phẩm
01:18 Product Manager
05:07 Project Manager
08:17 UX Researcher
10:36 UX Designer
12:16 UI Designer
13:24 IT BA
16:16 QA Engineer
18:18 Kết
🍀️🍀️🍀 Kết nối với mình:
- LinkedIn: / ntrunghieu
- IG: / mazhocdata
- FB: / hieunguyen140196
- Blog: madzynguyen.com/
- FB group: / mazhocdata
#productmanager #projectmanager #uxresearcher #businessanalyst #uidesigner #qaengineer

Пікірлер: 49

  • @hieuluctrong
    @hieuluctrong6 ай бұрын

    Cảm ơn bạn đã chia sẻ về những jobs này nhé. Mình cũng đang trong giai đoạn chuyển việc sang mảng tech. Thật vui vì bắt được thêm nhiều insights ẩn về ngành thế này!

  • @user-qg1up9xb2x
    @user-qg1up9xb2x3 ай бұрын

    Cảm ơn bạn về video rất ý nghĩa, thiết thực, hữu ích!!! Mong bạn có nhiều video với chủ đề mới!!!

  • @quynhanhnguyen8778
    @quynhanhnguyen87786 ай бұрын

    Video này hay và hữu ích quá ạ! Em cũng có mong muốn làm việc trong mảng Tech với các vị trí non-IT. Hy vọng anh có thể chia sẻ thêm nhiều về mảng này.

  • @mazhocdata

    @mazhocdata

    6 ай бұрын

    Cũng có nhiều vị trí rất là hấp dẫn đó e.

  • @QuanLe-xr9yo
    @QuanLe-xr9yo6 ай бұрын

    Mình xin nêu quan điểm riêng của bản thân với tư cách là một người trong ngành và đang là lập trình viên cho 1 trong 3 tập đoàn lớn nhất của Việt Nam. Thứ nhất như tiêu đề video và đại ý bạn truyền đạt trong video thì mình không phản đối. Tuy nhiên mình mong các bạn trẻ đừng hiểu nhầm giữa việc không code và không biết code. Bạn làm một PM(Project Manager), PO(Project owner),… tất nhiên bạn không cần code vì vị trí đó giống như HLV hay thuyền trưởng vậy, không cần ra trận nhưng bạn phải hiểu về hệ thống thật sâu lẫn kiến trúc code và nghiệp vụ, không hiểu thì khi phát biểu cả con chó cũng chả thèm nghe bạn nói, minh từng tiếp xúc với rất nhiều PM hay PO chuyển từ kinh tế qua, thậm chí có người cả chục năm kinh nghiệm mà làm việc quá tệ hại vì không có kiến thức nền tảng tốt, kiến trúc thì dư thừa không tối ưu, phân chia công việc không đúng với trình độ chuyên môn của từng người hay công nghệ sử dụng không hợp lý, làm mất lòng các thành viên trong team… tất nhiên vẫn có một số làm vẫn gọi là tốt, đa phần những người giỏi trong lĩnh vực này là các DEV lâu năm chuyển sang. UI/UX chỗ này thì mình đồng tình với nội dung video nhưng những vị trí này thì không phải công ty nào cũng cần, cạnh tranh cao đồng thời phải có kinh nghiệm từng trải qua nhiều dự án hoặc bạn thực sự giỏi và hiểu cả về nghiệp vụ lẫn hành vi người dùng, chứ không có ai hay một công ty nào thuê một thanh niên uất ơ mới ra trường vẽ lung tung rồi gọi là thiết kế cả, dev code còng long ra không phải để làm theo cái bánh vẽ của một thằng ngớ ngẫn nào đó. Về BA, này thì đúng, có thể bạn không cần code, bạn cần có kiến thức chuyên môn đúng với chuyên ngành mà bạn học kèm theo khả năng thấu hiểu và giao tiếp tốt thì các bạn có thể làm giỏi, nhưng cùng đừng quên là cạnh tranh tại vị trí này cũng không thấp, do sinh viên VN học kinh tế ra đầy. Còn về QA/QC thì này đúng là có thể bạn có thể không biết code, nhưng đó là QA/QC hướng nghiệp vụ hay trải nghiệm người dùng, còn có QA/QC về hệ thống thì viết test case sml ra, mình là dev nhưng khi nhìn những bạn QA/QC này thì mình thấy thực sự phục, và các bạn cũng hiểu rổi đó, cái gì càng dễ làm thì càng dễ bị thay thế. Đồng thời có một thứ mình muốn đính chính lại trong video đó là lương, bạn đã rất cẩn thận khi chèn số liệu và dẫn chứng vào các video, nhưng thực sự ra, đối với quan hệ và kiến thức với nhiều năm trong ngành, thực sự chỉ có những tập đoàn lớn hoặc những tập đoàn nước ngoài với tiêu chỉ tuyển vào gắt gao cũng như cho những người có kinh nghiệm lẫn kiến thức thực sự tốt thì mới đạt được mức lương như vậy, nến nếu các bạn là sinh viên mới ra trường làm trái ngành, không biết dòng code nào(thậm chí dù biết mà không làm được sản phẩm) thì ra mà có chỗ trả lương tháng 5tr,7tr thì coi như bạn may mắn rồi. Nói tóm lại thì ngành IT không HOT như cái bề ngoài mà báo chí hay thổi phòng, làm thì cày sấp mặt, yêu cầu khả năng chịu áp lực và khả năng học tập cao và liên tục, đồng thời tỷ lệ đào thải cao, nên nếu bạn là sinh viên vừa ra trường hay có ý định chuyển ngành thì cần phải cân nhắc kỹ giữa kiến thức, kỹ năng, cũng như sở thích của mình, thực tình mình nói ra những lời này mong các thế hệ bạn trẻ đừng vì tiền hay dễ bị ảo tưởng mà đánh mất đi đam mê của bản thân.

  • @hohuu3824

    @hohuu3824

    6 ай бұрын

    Hiện nay những vị trí không code bị đào thải rất nhiều từ UI/Ux tới BA , srum master hay DA. Theo ngành phần mềm mà no code thì như học tài chính kế toán không biết bút toán kép vậy. OK bạn xinh xắn, bạn nữ dễ thương thay vì xin làm lễ tân khách sạn thì xin làm BA, tester nó code. Mà một người thầu xây dựng mà không biết xây nhà thì cái nhà họ thầu ra chỉ là bản copy từ công ty thôi. Hiện tại Layofff rất nhiều và những người nó code là những người bị đầu tiên được đưa vào danh sách. Qua rồi cái thời start up tuyển ồ ạt chỉ cần trai xinh gái đẹp vào các vị trí BA, tester manual, ui/ux . Cơ hội rất nhiều cho những ai nghiêm túc, chứ khuyên làm thầu xây dựng, kỹ sư xây dựng, giám sát không cần biết đổ bê tông, cầm bay xây nhà .Thực sự ngán ngẫm với koc định hướng các em genz khi review software engineering nó code.

  • @dangphucdinh

    @dangphucdinh

    4 ай бұрын

    hay quá ạ cảm ơn anh @@hohuu3824

  • @tibi2192
    @tibi21926 ай бұрын

    Các vị trí IT mà bạn nói ở đây đều là định hướng bước đi kế tiếp của 1 ông đã có kinh nghiệm về lập trình sản phẩm, đã có kinh nghiệm trong khâu làm việc với người ở ví trị mà họ định hướng nhưng cũng chỉ ở khía cạnh lập trình là chính. Cấu trúc IT hiện tại vẫn đang chạy theo OSI model 7 layers nhưng việc trãi nghiệm sản phẩm của người dùng đã được nâng cao hơn nên giới IT có thiệu layer thứ 8 là User, đấy chính cái layer dành cho tất cả các vị trí IT mà bạn đề cập trong video hoặc giữa 7 và 8. Còn 7 layers bên dưới đều có IT các mãng khác phụ trách hết đó bạn, lập trình coder chỉ nằm ở layer 7 thôi.

  • @NOMADRECON101

    @NOMADRECON101

    4 ай бұрын

    Ủa bạn, OSI model chỉ được áp dụng trong Network mà ta. Lớp số 8 gì ở đây ta, bạn có nhầm lẫn gì không? Cấu trúc IT hiện tại chạy theo 7 lớp là sao ta, kiếm thức tin vịt này ở đâu ra vậy ta. Chả lẽ IT ai cũng đi làm network hết hả ta ? Embedded, AI,Data, Dev Ops, Sysadmin đâu ta ?Không biết thì đưng có phân tích và phán bậy như chuyên gia thế chứ.

  • @nguyenthanhh2004
    @nguyenthanhh20044 ай бұрын

    Dân công nghệ có thể code không giỏi , nhưng mình nghĩ cần có khả năng phân tích vấn đề tốt và kĩ năng mềm. Mình có một đứa bạn code cực giỏi về code , mà nó lại không thể hiện về mặt ý tưởng là mấy thế nên ít người biết đến giá trị nội tại bạn ấy mà không mời gọi . Tóm lại dân công nghệ có code là tốt nhưng chưa đủ , cần có cả kĩ năng mềm và khả năng phân tích diễn giải vấn đề.

  • @xuongkhai5729
    @xuongkhai57296 ай бұрын

    những vị trí anh kể ở trong 1 cty IT đều là "code quá lâu để làm 1 công việc ko cần code"

  • @thienkhanh347

    @thienkhanh347

    6 ай бұрын

    Thật à bn

  • @phamlamtruc5520

    @phamlamtruc5520

    6 ай бұрын

    @@thienkhanh347 Thật đó, các vị trí này cũng tương tự như các HLV thể thao, họ phải chơi môn đó đủ lâu để hiểu và lên chiến lược tốt.

  • @user-jb1wd9fb9o

    @user-jb1wd9fb9o

    6 ай бұрын

    Mình hiện tại đang là dev, mình công nhận ý kiến này của bạn đúng. Ngay cả dev còn chưa hiểu hết được 1 quy trình ra sản phẩm, huống hồ gì 1 người non-IT, thật sự cực kỳ khó. Phải làm việc đủ lâu, thường ở VN PM, PO luôn có 8-10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực code rồi mới nhảy sang công việc này.

  • @omgaming1453

    @omgaming1453

    6 ай бұрын

    đúng luôn nè, thật sự thì mình thấy PM PO ở cty cùng đều là background IT cả, mình làm cùng cty với anh Maz nên cũng hiểu về tổ chức của cty, mặc dù công việc hiện tại có vẻ như không phải là code trực tiếp như dev, nhưng PM PO vẫn phải có rất nhiều kinh nghiệm để có cái nhìn tổng thể nhất về tầm nhìn sứ mệnh của sản phẩm @@user-jb1wd9fb9o

  • @tronghieunguyenngoc3266

    @tronghieunguyenngoc3266

    6 ай бұрын

    Mình hiện là PM, với background non-tech (ngành IB). Đúng thật là PM cần phải học rất nhiều về tech, cũng cần học code để phân tích và ti tỉ thứ khác. Những công việc non-tech bạn chủ kênh liệt kê đúng thật là không cần code quá lâu mới có thể làm được . Đương nhiên nếu có background tech chuyển qua sẽ dễ thở hơn, nhưng không phải là bắt buộc đâu.

  • @phamlevan7531
    @phamlevan75316 ай бұрын

    Hay❤

  • @uctran2551
    @uctran25516 ай бұрын

    Cảm ơn anh nhiều nhé hiện em cũng đang sinh viên năm cuối vẫn còn mập mờ tương lai chả biết về đâu, sau cũng tìm hiểu thêm về UI design nên quyết định học và làm thử, ở giai đoạn đầu tiên hiện vẫn còn khó khăn với em, khi coi về clip em có thêm động lực để tiếp tục làm việc và hạn chế xao nhãng hết mức để một ngày nào đó không xa có thể thành một Junior UI design ạ, em cảm ơn

  • @mazhocdata

    @mazhocdata

    6 ай бұрын

    chiến hết mình là dc ah em, còn trẻ cứ trải nghiệm hết luôn, đôi khi phải qua vài vị trí mới tìm thấy công việc hợp mình nhất í.

  • @michaelangelos7328
    @michaelangelos73286 ай бұрын

    anh làm về content: hr data analyst được k ạ, việc này em thấy hay mà vn ít content về nó quá

  • @bazone.businessanalyst
    @bazone.businessanalyst6 ай бұрын

    Video hay, chỗ Business Analyst em dịch là phân tích nghiệp vụ thì chuẩn hơn.

  • @mazhocdata

    @mazhocdata

    6 ай бұрын

    tự nhiên lúc đó e k nghĩ ra tên tiếng việt đó, chứ đúng thật là phân tích nghiệp vụ chuẩn với tính chất công việc hơn.

  • @teksdesign
    @teksdesign6 ай бұрын

    Thời buổi này, 1 người phải kiêm nghiệm làm nhiều vị trí

  • @trungtofu4317
    @trungtofu43176 ай бұрын

    ❤️

  • @GiangTran-gw2ov
    @GiangTran-gw2ov5 ай бұрын

    cho em hỏi là anh có biết khoá học onl về data science cho người mới bắt đầu ko ạ. Em trái ngành hiện đang làm tester ạ. Em cảm ơn anh

  • @minhquyen5903
    @minhquyen59036 ай бұрын

    Em đang học chuyên ngành kinh tế nhưng em lại muốn lấn sang mảng code, anh có thể recommend một số vị trí mix giữa 2 cái này không ạ

  • @hontran2547
    @hontran25476 ай бұрын

    Ad cho mình hỏi, mình nên hỏi này nha? R và python thì cái nào sẽ tốt hơn cho DA ạ. Mình cảm ơn ad nhé.

  • @AnhPhuong-jk8td
    @AnhPhuong-jk8td2 ай бұрын

    Theo mình do VN việc làm outsource phổ biến quá lâu nên tư duy các devs nói chung là chỉ cần xong dự án, sản phẩm chạy được khách hàng đồng ý là oke nên vô hình nói đến IT là chỉ hiểu là làm dev. Tuy nhiên thì hiện tại các cty product đã nhiều hơn, và làm product thì mục tiêu bao giờ cũng là bán được hàng, khách hàng yêu thích sử dụng và trả tiền. Từ đây các vị trí non-code trở nên phổ biến như PO/PM, UX... Các b phải hiểu việc làm việc với dev team chỉ là một phần việc, trong khi đó còn hàng tá việc về business, user. Mình thấy rất là buồn cười khi nhiều devs hay coi thường, hậm hực với các b vị trí non-code, căn bản họ không được tuyển để làm devs hay chỉ làm việc với team dev. Thay vì giao tiếp support vì mục đích tìm ra giải pháp chung thì lại có phần hơi tôn thờ 'kĩ thuật' và đôi khi thượng đẳng như vậy mình nghĩ là không nên :)

  • @hstmrv
    @hstmrv6 ай бұрын

    Đây mới chỉ đề cập đến 7 vị trí trong ngành công nghệ phần mềm. IT nó rộng hơn như vậy và nhiều vị trí khác cũng ko cần hoặc code là optional. PO/PM ko nhất thiết phải giỏi code, mà phải hiểu đủ, quan trọng là tư duy logic, chiến lược, kế hoạch, etc. đủ để validate và challenge khi cần thiết.

  • @thanhhau7065

    @thanhhau7065

    6 ай бұрын

    Đa phần các bạn chưa có cái nhìn tổng thể về toàn ngành, chủ yếu đánh trọng tâm vào phần kĩ thuật phần mềm. Nhưng lại làm video định hướng. Khiến nhiều người không biết lại hiểu lầm hoặc đi sai hướng.

  • @mazhocdata

    @mazhocdata

    6 ай бұрын

    vâng anh ạ, em cũng làm ở cty mảng phần mềm nên các role như PO, PM đúng là để làm giỏi phải có tư duy business, hệ thống và kỹ năng làm việc với con người tốt nữa. Nên cũng nhiều PM, PO nhưng gốc business qua và làm chiến lược rất hay ạ.

  • @hohuu3824

    @hohuu3824

    6 ай бұрын

    Đến cả network, devops còn phải code Linux shell, ui/ux còn phải code html css trong chương trình học, DA còn phải code SQL. Tester còn phải code automation code. Trong ngành chỉ có 3 vị trí nocode hoàn toàn là call center hổ trợ sự cố, triễn khai phần mềm, business analysic nhưng tuyển dụng rất ít. Còn PM nocode hầu như không có , thiếu gì project manage từ tead lead ứng tuyển mà phải tuyển một người project management chỉ có chứng chỉ srum master. Dùng tool kéo thả thì đến 1-2 năm là bị layofff

  • @hstmrv

    @hstmrv

    6 ай бұрын

    @@hohuu3824 bạn chưa đọc kỹ hoặc thực sự đang ko muốn hiểu thì phải?

  • @truongbuithanh691
    @truongbuithanh6916 ай бұрын

    Mình cũng đang học 1 khóa về DA bước khởi điểm đang là học về SQL, PBI, Python mà thấy ngáo ngơ làm sao ko biết theo nổi ko đây

  • @KhanhNguyen-lm7lp

    @KhanhNguyen-lm7lp

    5 ай бұрын

    khoá học của bạn đang theo bạn học trung tâm hay tài liệu trên mạng v bn ?

  • @05-manhdung11
    @05-manhdung116 ай бұрын

    E đang sinh viên năm cuối đại học kinh tế tp hcm. E có học về Css,html và javascript và có định hướng về IT BA. Cho e hỏi ngành này có tuyển thực tập sinh hay chưa ạ? Hay nếu chưa thì mình nên thực tập vị trí nào để có thể học hỏi tốt nhất về IT BA ạ! E cảm ơn a rất nhiều

  • @mazhocdata

    @mazhocdata

    6 ай бұрын

    IT BA anh thấy cũng có tuyển intern, em để ý các công ty về phần mềm, thương mại điện tử, ngân hàng, ewallet thường sẽ có tuyển BA nhiều. Ngoài ra em có thể cân nhắc vị trí Product Owner nữa, 1 vài công ty có các chương trình Product management trainee (VNG, MoMo, ... ) em có thể tham gia nha.

  • @huyhoangnguyen7465
    @huyhoangnguyen74656 ай бұрын

    Vậy a hiếu cbi chuyển qua làm manager rồi hihi

  • @mazhocdata

    @mazhocdata

    6 ай бұрын

    anh biết thôi chứ k làm được Hoàng ơi, khó á

  • @tranleminhtri1771
    @tranleminhtri17716 ай бұрын

    Sau anh có thể hiểu biết được nhiều như dậy vậy @@

  • @mazhocdata

    @mazhocdata

    6 ай бұрын

    Anh cũng hay quan sát và để ý công việc của mọi người mà anh hay làm chung dự án. Do phải biết họ đang làm gì để mình phối hợp cho tốt, nhiều lúc đi ăn trưa cùng anh cũng hay bắt chuyện để hỏi thêm. haha

  • @tuhoang6609
    @tuhoang66096 ай бұрын

    Click bait vcl 😂. Nhìn chung các vị trí PM PO UX UI design nếu chưa code bao giờ thì khó mà làm tốt dc. Hầu hêt những bạn ấn tượng mình từng gặp trong các role này đã có 1 vài năm làm dev.

  • @gameneko3418
    @gameneko34186 ай бұрын

    Ngày nay làm nhiều lên quá rắc rối. Không tối ưu. Khiến mọi thứ phức tạp hơn.

  • @TrongNguyen-yc1lx

    @TrongNguyen-yc1lx

    6 ай бұрын

    Mình nghĩ thực tế nó vốn đã phức tạp nên những cái phát sinh theo nó là tất yếu. Nếu có thể tối ưu hơn thì nó là một sự phát triển.

Келесі