6 cách xử lý triệt để "Cha mẹ độc hại" trong gia đình | Life Diary

#Minimalist #Minimalism #SimpleLiving #Declutter #LessIsMore #MinimalistLifestyle #MinimalistHome #MinimalDesign #MinimalistJourney #SimplifyLife #Mindfulness #SlowLiving #SelfCare #Wellness #InnerPeace #ZenLife #PersonalGrowth #LifeExperiences #MyJourney #LifeLessons #SelfDiscovery #AuthenticLiving #Inspiration #DailyLife #EverydayMoments #LiveSimply #LifeTips #LifeHacks #PracticalAdvice #RealLife #DailyTips #HealthyHabits #LifeBalance #HolisticLiving #WellBeing #ConsciousLiving

Пікірлер: 4

  • @cootanasy
    @cootanasy2 ай бұрын

    mong admin giải đáp mình có câu hỏi thực tế như này trong gia đình của A, hầu như ai cũng trọng vật chất và không lắng nghe người có "ít vật chất" nhất, như A trong gia đình + A là đứa hiểu chuyện, cũng như là đứa con "ngoan" trong gia đình, và mức độ EQ tương đối kha khá vì vốn sinh ra đã là người có mức empathy tương đối + gia đình của A - gọi là B - B là nhóm người thường có ánh nhìn không tốt với A, cũng như có lúc phán xét, chỉ trích rằng A là kẻ vô dụng, thậm chí là thiểu năng và đồng thời B còn là những con người gần như không/không có khả năng "lắng nghe" những người "yếu thế", "địa vị thấp kém" hơn họ và cả những quan điểm khác so với họ câu hỏi là A cần làm gì?

  • @LifeDiary_share

    @LifeDiary_share

    2 ай бұрын

    Xã hội này trọng vật chất là có lý do. Trong quyển Sáng tạo của Osho có nhắc đến quan điểm này. Khi có đủ vật chất bạn sẽ nhìn được nhiều khía cạnh khác của cuộc sống. Có thể nhóm B đã có đủ lượng vật chất để có thể nhìn cuộc sống đa dạng và có chiều sâu hơn A. Trong khi A không ý thức được điều đó thôi. Xem trọng vật chất ở mức độ không tổn hại danh dự, đạo đức, sức khỏe, pháp luật thì không có gì xấu. Về việc A "ngoan", có EQ kha khá, liệu đã có bằng chứng cụ thể chưa hay chỉ là nhận định chủ quan của riêng A? Khi A chỉ nghe qua vài video KZread nói về người có EQ kha khá là thế nào, rồi tự cho mình là người có EQ khá ? Người có EQ cao không cố thuyết phục người khác phải nghe mình. Chỉ nên chia sẻ, bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc để mỗi người có cái nhìn đa chiều hơn về 1 vấn đề. Không cố thuyết phục và thay đổi người kia. Như video 3 nguyên nhân khiến cha mẹ độc hại có nhắc đến: cha mẹ, ông bà là thế hệ không có nhiều thuận lợi trong học tập và trải nghiệm như chúng ta bây giờ. Họ có góc nhìn khác là điều đương nhiên. Người khác có muốn lắng nghe hay không là do cách mình nói chuyện một phần. Nên ở phương pháp thứ 2 có nói đến việc đọc sách. Đọc không có nghĩa hiểu liền, làm đúng liền. Hãy thực hành nhiều lần và rút kinh nghiệm dần. Làm chưa được là do chưa nắm vững lý thuyết. Nếu đọc mãi, làm mãi vẫn không ngấm được lý thuyết trong sách thì năng lực của A bị hạn chế là sự thật. Điều này phải thừa nhận vì trí thông minh, năng lực tiếp thu mỗi người là không giống nhau. Nếu vậy thì nhóm B nói đúng chứ không độc hại. Chỉ là do B dùng từ chưa khéo léo. Vấn đề lúc này nằm ở A, nên chấp nhận giới hạn của bản thân chứ không nên tự ái mà cho rằng nhóm B độc hại. Quan trọng là đừng chỉ biết ác cảm và chụp mũ. Nếu còn phụ thuộc kinh tế thì A nên nhanh chóng tìm công việc phù hợp năng lực của mình để có thể độc lập, tự chủ cuộc sống của mình. Chỉ khi độc lập thực sự thì nhóm B mới không còn có thể chỉ trích A. Nếu đã độc lập rồi nhưng vẫn bị người khác tác động tiêu cực thì nên rèn luyện yêu thương bản thân nhiều hơn. Giao tiếp chừng mực, đặt ranh giới để không bị người tiêu cực hút cạn năng lượng. Dành thời gian quay về kết nối với bản thân, hiểu được cảm xúc mình đang trải qua, ý thức sâu hơn về giá trị của mình. Phương pháp thứ 6 có nói đến điều này. Tạm thời lùi lại để bồi dưỡng nội lực bản thân, trải nghiệm cuộc sống nhiều hơn. Tập quan sát, để tâm sâu hơn vào những việc đang xảy ra trong cuộc sống của mình. Đừng sống hời hợt, hãy kiểm chứng và làm rõ xem bản thân có thực sự "yếu thế" như nhóm B nhận xét. Trong quá trình trải nghiệm A sẽ nhìn rõ ra những hạn chế của bản thân và cần chấp nhận để học hỏi trau dồi thêm. Có thể viết nhật ký để dễ review lại những cảm xúc, suy nghĩ và hành vi của bản thân. Hãy viết thật lòng mình, không dối lòng. A có thể sẽ bất ngờ khi đọc lại những gì đã viết trong nhật ký. Dù gì nhóm B cũng là con người, họ cũng sẽ có những hạn chế khác như A. Bằng chứng là họ "không có khả năng lắng nghe". Họ cũng cần thời gian để học tập và phát triển. Hãy luyện tập tâm từ trong hoàn cảnh này. Nội lực mình đủ vững thì những lời chỉ trích vô căn cứ ấy đã là gì. A vẫn sống tốt đã là bằng chứng rất cụ thể. Nếu A không hề dối lòng, vẫn sống rất tốt, rất tích cực không phiền lụy đến ai thì việc B nói chả đủ thấm thía để A phải nghĩ ngợi đâu. Chỉ sợ là bản thân A còn cảm thấy mình chưa thực sự phát huy hết năng lực mà thôi, còn lười nên người khác nói trúng tim thì tự ái. Khi mỗi người lớn lên có sự nghiệp riêng, có gia đình riêng, có nơi ở riêng thì việc giao tiếp với người thân trong gia đình cũng sẽ giảm đi đáng kể. Khi đó, cùng lắm thì cha mẹ ốm đau thì chăm sóc. Thỉnh thoảng gọi điện hỏi thăm hoặc về thăm. Anh em nói chuyện hợp thì nói nhiều, không cùng quan điểm thì quoa loa hỏi thăm là xong. Nhà ai nấy về. Video này không khuyên ai nên thay đổi ai. Mà mình thay đổi góc nhìn của chính mình. Hạn chế việc bất đồng quan điểm mà đến mức cự nự, đánh chửi nhau. Video phân tích để chúng ta hiểu rộng, hiểu sâu hơn khi tiếp cận người thân độc hại. Kết nối sâu được thì quá tốt, nếu không được thì đó là cơ hội để chúng ta nhận ra rằng: đơn giản là 2 bên không cùng suy nghĩ, cảm xúc. Không cùng suy nghĩ thì tôn trọng: thì ra có người suy nghĩ khác mình. Không nên thuyết phục đúng sai đến mức to tiếng, cãi vã, xô xát. Ai cũng có quyền sống tốt theo cách của riêng mình miễn nó không vi phạm pháp luật, đạo đức là được.

  • @huonglt206
    @huonglt2062 ай бұрын

    Đã gọi là “độc hại” thì sẽ ko có chuyện giao tiếp, cởi mở được với họ, chứ đừng nói giao tiếp có thể giải quyết đc vđề. Ko gì có thể làm họ thay đổi.

  • @LifeDiary_share

    @LifeDiary_share

    2 ай бұрын

    Chúng ta không ai có khả năng thay đổi người khác, chúng ta chỉ có thể thay đổi góc nhìn và cách hành động của bản thân. Như trong video có nói: chia sẻ giao tiếp cởi mở để cha mẹ, người thân hiểu suy nghĩ và cảm xúc của mình. Không đặt kỳ vọng rằng họ thay đổi ngay hoặc sẽ hoàn toàn thay đổi. Giao tiếp để không hiểu sai về cách sống của nhau, đương nhiên cách sống đó phải tích cực. Nếu bản thân đã sống tích cực, độc lập, tự chủ thì cứ tiếp tục duy trì và phát triển. Khi thực sự độc lập không ai có thể can thiệp và tác động tiêu cực đến mình. Còn nếu mình đã sống đúng mà vẫn bị người khác tác động tiêu cực thì là do tâm lý chưa vững vàng để có rào chắn tốt với tiêu cực. Như trong video cũng nói thêm, đứng trước tiêu cực phải có sự thấu hiểu để từ bi với hành động của người khác. Nếu nhìn ở góc độ khác, tiêu cực là hoàn cảnh để mình rèn giũa lòng từ và biết yêu thương bản thân vững vàng hơn

Келесі