3 điểm mới trong dự thảo thi tốt nghiệp THPT từ 2025 | VTC1

VTC1 | Ngay khi dự thảo công bố, giáo viên và học sinh lớp 10 năm nay - lứa thí sinh đầu tiên sẽ thi tốt nghiệp THPT vào năm 2025 đã quan tâm và có nhiều ý kiến. Bên cạnh đồng tình về phương án thi, thì vẫn còn một số băn khoăn.
* Subscribe để theo dõi những tin tức mới nhất: bit.ly/3rIl2G0
* Fanpage: / vtc1tintuc
* Email: vtc1tintuc@vtc.gov.vn
* #vtc1 #vtc1tintuc #tintuc24h #tintucvietnam #tinthegioinoibat #tintucanninhthegioi

Пікірлер: 4

  • @toanmai799
    @toanmai799Ай бұрын

    Kỳ thi TNPT 2025 còn rất nhiều bất cập. Cụ thể việc bỏ NN ra khỏi môn thi bắc buộc là một sai lầm rất khó khắc phục trong nhiều nhiều năm sau đó. Nó trở thành rào cản rất to lớn đến sự phát triển kinh tế đất nước, hội nhập quốc tế , đồng thời ảnh hưởng không nhỏ đến quốc phòng và an ninh quốc gia. Chúng ta thấy trong quần chúng nhân dân sẽ có những suy nghĩ trái chiều ( ở đây không đề cập đến phe trung lập). Vậy hai phe còn lại là ai? Một là các cá nhân cho rằng cần buộc phải thi TNPT có môn NN. Hai là phe còn lại sẽ rất ủng hộ việc bỏ NN ra khỏi môn thi bắt buộc. Như vậy, muốn làm rõ vấn đề chỉ cần phân tích sâu việc tại sao có một bộ phận không nhỏ muốn bỏ NN ra khỏi môn thi bắt buộc, từ đó đúc kết và đưa ra những nhận định phù hợp. Tại sao ? Thứ nhất, họ cho rằng đây là môn năng khiếu nên rất khó để tất cả mọi người lĩnh hội và tiếp cận. Vì năng khiếu mà, ai có khiếu mới học được. Đây là một nhận định sai lầm nhất trong các nhận định vì họ không hiểu năng khiếu là gì cả. Một vài ví dụ sau đây sẽ giúp chúng ta hiểu rỏ nhận định sai lầm này. Trước tiên, từ sự đánh giá sản phẩm cuối cùng. Ai mà hát mà vẽ chả được, có đều hát có hay không , vẽ có đẹp không - năng khiếu là ở chỗ đó. Tuy nhiên, sản phẩm của quá trình học NN là sử dụng và giao tiếp. Ai giao tiếp được là đạt yêu cầu chẳng ai lại đánh giá là giao tiếp như thế là hay, là đẹp, có chất giọng như đánh giá việc vẽ và hát. Kế đến, từ giai đoạn tiếp cận và quá trình học tập. Người có năng khiếu âm nhạc, hội họa sẽ dễ dàng tiếp cận và lĩnh hội trong quá trình học tập. Tuy nhiên, không một ai cảm thấy giai đoạn đầu của việc học NN là dễ cả , ai có đam mê chăm chỉ học tập thì sẽ dần tốt hơn - điều này hoàn toàn không có ở các môn năng khiếu , dù anh cố gắng thế nào củng không thể hát hay vẽ đẹp . Một minh chứng khác nữa là tất cả các thạc sỹ , tiến sỹ ở các ngành nghề lĩnh vực khác nhau đều có bằng C ielts cũng như hầu hết những người có nhu cầu định cư nước ngoài đều học và dùng được NN. Vậy không lẽ tất cả họ đều có năng khiếu NN. Tóm lại, học NN chả cần năng khiếu gì cả , ai chăm chỉ, tiếp cận đúng cách, có mục tiêu rỏ ràng đều học và sử dụng được NN. Thứ hai, họ cho rằng không thi NN sẽ tiết kiệm được thời gian ( 1 buổi tương đương 60 phút) từ đó sẽ tiết kiệm ngân sách nước nhà. Đây lại là một nhận định sai lầm nghiêm trọng do thiếu hiểu biết chương trình giáo dục 2018, học sinh được tự lựa chọn môn học môn thi, vì vậy dù số môn được chọn để thi TNPT có là bao nhiêu môn đi nữa thì buộc phải tổ chức cho tất cả các môn ở các khung giờ khác nhau - hiện có 9 môn thi là Toán , Văn , NN , Địa , Sử , GDKT-PL, Lí , Hoá và Sinh có nghĩa phải tổ chức thi các môn ở 9 khung giờ khác nhau ( tương đương 4,5 ngày nếu thi mỗi môn 1 buổi) không thể trùng nhau được trừ khi BGD ép học sinh thi theo tổ hợp định sẵn , mà như vậy là trái với quan điểm của chương trình giáo dục 2018 - học sinh tự lựa chọn môn học và môn thi. Ngoài ra các công tác khác như ra đề, thanh tra, giám sát, coi thi … là đều như nhau . Vì vậy, dù NN có là môn thi bắt buộc hay không thì củng phải tốn thời gian cho khung giờ này , vẫn phải nhân lực đó không tiết kiệm được gì cả, có hay chăng là giảm bớt một số ít bài ở khâu chấm thi nhưng vấn đề này không phải là vấn đề lớn gì vì hiện NN đang thi trắc nghiệm và chấm bằng máy.

  • @toanmai799

    @toanmai799

    Ай бұрын

    Thứ ba, họ cho rằng NN là môn học khó, học tốn nhiều công sức và tiền của mà khi ra đời thì một bộ phận không nhỏ người dân chẳng cần dùng đến thì học làm gì. Điều này đứng về khía cạnh người dân để nhận xét là hoàn toàn chính xác - nhưng khía cạnh của người quản lý định hướng phát triển kinh tế , khoa học kỹ thuật , quốc phòng và an ninh củng như sự phát triển và hưng thịnh nước nhà là một chiến lượt sai lầm. Suy nghĩ này đứng về khía cạnh là người dân bình thường là hoàn toàn đúng vì thực chất có người chẳng cần đến NN trong cả cuộc đời của họ. Nhưng xét về khía cạnh khác thì nó lại sai hoàn toàn. Thứ nhất nếu nói vì trong tương lai không dùng nên không học và không thi thì hoàn toàn sai lầm vì khi vào đời có mấy ai dùng hàm sin hàm cót, hay ngâm thơ … trong công việc đâu, vậy học văn học toán làm gì ? Vậy văn hay toán hay bất kỳ môn học nào củng chả cần thi làm gì cho mệt. Mặc khác, nếu đứng về khía cạnh là nhà quản lí giáo dục thì rỏ ràng đây là một chính sách sai lầm rất nguy hiểm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, hưng thịnh nước nhà . Xét về tầm quản lí qui mô và vĩ mô , người quản lí cần có những hoạch định xem cái gì cần thiết cho sự phát triển đất nước. Rõ ràng thiếu NN thì hội nhập kiểu gì ? Thiếu NN nhất là tiếng Anh thì làm sao phát triển khoa học công nghệ trong khi tiếng Anh ngoài việc nó là ngôn ngữ dùng để giao tiếp thì nó còn là ngôn ngữ của khoa học. Vậy các nhà quản lí giáo dục nhất là BGD có thấy được vấn đề này hay không? Tóm lại , rỏ ràng nếu là dân thường thì một bộ phận cho rằng không cần thiết phải thi kể cả học NN là hoàn toàn đúng với suy nghĩ và lập luận của họ . Còn đứng ở khía cạnh của người định hướng và cầm chìa khoá cho sự phát triển phồn vinh của đất nước thì đúng hay sai? Thứ tư, họ cho rằng việt tiếp cận NN giờ đây thì rất dễ dàng nhờ vào sự phát triển của khoa học và công nghệ, ngoài ra NN đã được dạy từ tiểu học đến thpt, theo họ vậy là đủ không cần thiết phải buộc thi tnpt làm gì. Tại sao lại có thể có những suy nghĩ ngộ đời như vậy ? Vì nếu theo nhận định này thì cái gì học nhiều rồi thì chả cần thi làm gì hay sao ? Vậy thì toán , văn đã được học từ nhà trẻ nên củng chẳng cần phải thi làm gì cho mệt đúng không nào ? Người đưa ra suy nghĩ này chả hiểu gì về ý nghĩa của một kỳ thi, thi tnpt ngoài việc xét tốt nghiệp - đáng giá chuẩn mực của công dân VN trong thời đại mới , mà còn là để định hướng xem phương hướng giáo dục như thế là còn cần khắc phục những gì. Ngoài ra kỳ thi còn giúp sàn lọc nhân tài từng lĩnh vực khác nhau từ đó định hướng lại phương hướng giáo dục cho đúng nhằm giúp phát triển đất nước. Vậy nếu thiếu NN thì VN sẽ hội nhập thế nào? Không buộc thi NN thì lấy số liệu đâu để tổng kết rút ra kết luận chung tổng thể về trình độ NN , rỏ ràng không thể dùng số liệu thi khi học sinh tự chọn để đánh giá . Hơn thế nữa , với tâm lí của ngời VN là thi gì học đó , không thi thì không học hoặc học cho có , thì dưới góc độ của nhà định hướng giáo dục phục vụ cho phát triển kinh tế liệu có ổn không? Tóm lại : Với tư duy thi gì mới học đó thì không thể không buộc NN là môn thi bắt buộc. Thứ năm, họ cho rằng không buộc thi NN sẽ giảm áp lực thi cử hiện đang rất nặng nề đè lên đôi vai bé nhỏ của học sinh. Đây lại là một nhận định cực kỳ sai lầm. Hiện học sinh phải trãi qua các kỳ thi cực kỳ căng thẳng mà đáng ra là không cần thiết và quá tốn kém . Các em phải trãi qua hàng chục kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt từ các trường ĐH. Cái mà dễ dàng khắc phục bằng việc tổ chức chu đáo kỳ thi TNPT đủ tin cậy và buộc các trường tuyển sinh ít nhất 80% bằng phương thức này và cấm tuyển sinh bằng học bạ cái mà áp lực còn gấp nhiều lần hơn một kỳ thi do đâu đó việc mua bán đổi chát điểm số, sự không đồng nhất trong đánh giá giữa giáo viên này và giáo viên kia , giữa trường này và trường kia đang diễn ra vô cùng phổ biến. Vậy, việc kỳ thi tnpt nếu đủ độ tin cậy thì tin rằng chẳng trường ĐH nào lại muốn tổ chức thi riêng. Và hơn thế nữa nó giảm áp lực gấp ngàn lần so với việc bỏ NN ra khỏi môn thi bắt buộc. Để phản biện thêm cho suy nghĩ này xin chốt bằng một đoạn của bài thơ “Ta có đi lạc lối” cùng tác giả: ….” Ngoài kia sóng gió trùng trùng Không tí áp lực giúp con nên người Mai kia sóng gió cuộc đời Làm sao đứng vững thành người được đây.” Kết luận , nếu NN không còn là môn thi bắt buộc thì trình độ NN trong toàn dân sẽ như thế nào ? Nếu năm hay mười năm nữa NN có trở thành rào cảng phát triển kinh tế hay không? Trình độ NN kém Việt Nam ta sẽ hội nhập quốc tế mạnh mẽ bằng cách nào ? Việc tiếp cận khoa học công nghệ tiên tiến của thế giới sẽ ra sao trong khi NN nhất là tiếng Anh vì nó là ngôn ngữ của khoa học? Việc tiếp cận các công nghệ quốc phòng và an ninh tiên tiến sẽ ra sao ? Hàng loạt câu hỏi được đặc ra và đang khiên cho chúng ta không khỏi lo lắng cho vận mệnh đất nước. Rất mong các cấp có thẩm quyền nghiên cứu vì phồn vinh của nước nhà . Đề xuất phương án thi tiết kiệm mà không tạo ra xung đột tuyển ĐH như sau, 4 môn xét TN: Ngày 1. Sáng : Văn - Chiều : NN Ngày 2. Sáng: Toán - Chiều : Sử Ngày 3. thi sáng , chiều theo các lựa chọn sau giúp các trường ĐH tuyển: 1. Lý - Hoá 2. Sinh - Hoá 3. Địa - GDKTPL P/S : Bài viết theo suy nghĩ cá nhân người viết . Anh, Chị Có thể comment quan điểm để cùng trao đổi nhằm hoàn thiện hơn nền giáo dục nước nhà .

Келесі