(1) Hồi ký: Đại tướng Lê Trọng Tấn - Hiếu dùng báng súng đánh vào giữa mặt tên địch ngoan cố.

Đại tướng Lê Trọng Tấn sinh tháng 10 năm 1914 trong một gia đình nông dân yêu nước ở xã Yên Nghĩa, huyện Hoài Đức, Hà Tây.
Là một thanh niên sớm được giác ngộ cách mạng, năm 1944 đồng chí Lê Trọng Tấn tham gia mặt trận Việt Minh và làm công tác binh vận ở Bạch Mai, Hà Nội. Tháng 6 năm 1945 cùng với một số đồng chí khác chỉ huy diệt đồn Đồng Quan, sau đó được cử làm Uỷ viên phụ trách quân sự trong Uỷ ban khởi nghĩa tỉnh Hà Đông ,
và tham gia chỉ đạo cướp chính quyền tỉnh. Tháng 12 năm 1945 đồng chí được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương.
Chín năm kháng chiến chống Pháp, đồng chí là một trong những Trung đoàn trưởng và Đại đoàn trưởng đầu tiên của Quân đội ta. Được Đảng giao đảm nhận các cương vị: Trung đoàn trưởng Trung đoàn Sơn La hoạt động ở vùng núi rừng Tây Bắc , năm 1946); Khu phó Liên khu 10.
Năm 1949 là Trung đoàn trưởng kiêm Chính uỷ Trung đoàn 2 linh 9.
Năm 1953 là Đại đoàn trưởng, Phó Bí thư Đại đoàn uỷ Đại đoàn 3 12, đồng chí Lê Trọng Tấn đã cùng đồng đội xông pha nơi lửa đạn, vượt qua bao khó khăn gian khổ, có mặt tham gia từ các chiến dịch nhỏ đến chiến dịch lớn, góp phần vào các chiến thắng vang dội của Quân đội ta ở Biên giới năm1950. Hoà Bình năm 1951. Tây Bắc năm 1952. Thượng Lào năm 1953.
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Đại đoàn bộ binh 3 1 2 do đồng chí Lê Trọng Tấn làm Đại đoàn trưởng được giao nhiệm vụ trên hướng tác chiến chủ yếu: tiêu diệt địch ở Him Lam, Độc Lập, Bản Kéo, tạo bàn đạp tiến vào trung tâm Mường Thanh. Ngày 7 tháng 5 năm 1954 lá cờ “Quyết chiến quyết thắng” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cho Đại đoàn 3 1 2 cắm trên nóc hầm Đờ Cát, ghi nhận sự thắng lợi hoàn toàn của chiến dịch Điện Biên Phủ.
Cuối năm 1954, đồng chí Lê Trọng Tấn được cử giữ chức Hiệu trưởng Trường sỹ quan Lục quân.
Năm 1961, đồng chí được phong quân hàm Thiếu tướng và được cử giữ chức Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.
Năm 1964 là Phó tư lệnh Quân giải phóng miền Nam, Uỷ viên Quân uỷ Miền. Gắn bó với chiến trường miền Nam trong cuộc trường chinh gian khổ chống Mỹ. đồng chí đã trực tiếp tham gia chỉ đạo các chiến dịch như Đồng Xoài, Bàu Bàng - Dầu Tiếng năm 1965, chiến dịch phản công đánh bại cuộc hành quân Gian-xơn Xi ty của quân Mỹ và quân ngụy vào chiến khu Dương Minh Châu (Tây Ninh năm 1967... Cùng với các tướng lĩnh tài ba khác của Quân đội ta, đồng chí đã góp phần cùng quân và dân ta đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ xâm lược. Tiếp đó, từ năm 1970 trên cương vị Phó Tổng tham mưu trưởng, đồng chí liên tục được cử làm Tư lệnh các chiến dịch lớn như Đường 9 Nam Lào. Cánh Đồng Chum năm 1971, Chiến dịch Trị Thiên 1972, chiến dịch giải phóng Huế Đà Nẵng tháng 3 năm 1975. trở thành “Một trong những Tư lệnh chiến dịch, chỉ huy tác chiến hiệp đồng binh chủng giỏi nhất của Quân đội ta. Lời Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, sau khi chỉ huy giải phóng Đà Nẵng, đồng chí được cử làm Tư lệnh cánh quân phía Đông gồm Quân đoàn 2, Quân đoàn 4 và là Phó Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Tư lệnh chiến dịch, cánh quân này đã thần tốc theo đường ven biển tiến về phía Nam, phá vỡ tuyến phòng thủ từ xa của địch ở Phan Rang; nhanh chóng phối hợp với các cánh quân khác của đại quân ta tiến vào giải phóng Sài Gòn, cắm cờ giải phóng trên nóc dinh Độc Lập.
Sau ngày đất nước thống nhất, đồng chí Lê Trọng Tấn tiếp tục được giao đảm nhiệm cương vị quan trọng: Phó Tổng tham mưu trưởng kiêm Viện trưởng Học viện Quân sự cao cấp; Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, tham gia chỉ huy lực lượng quân tình nguyện Việt Nam làm nhiệm vụ quốc tế tại Campuchia; là ủy viên Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá 4, 5. Đại biểu Quốc Hội khoá 7. Đồng chí được Đảng, Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công (hạng nhất, hạng ba, Huân chương Chiến thắng hạng nhất. Kháng chiến hạng nhất...

Пікірлер: 4

  • @hoaha2156
    @hoaha21566 ай бұрын

    đến nơi chiếc xengmon chị bảng chỉ thìa con thoi u thức tệ chút mấy cha... mấy con thịnh gia

  • @TanNguyen-wr8jd
    @TanNguyen-wr8jd6 ай бұрын

    Qua hỏi kỷ về chiến dịch Điện Biên phủ thế hệ trẻ Việt Nam, cảm nhận được màu của thế hệ cha ông không uống sẽ xanh tươi đóng ruộng Việt Nam,hoa mơ lại trắng vườn cam lại vang

  • @ngocsinhbui936

    @ngocsinhbui936

    3 ай бұрын

    Ĺĺlpp

  • @user-fe9ex1vk5h
    @user-fe9ex1vk5h5 ай бұрын

    Con cháu bây giờ nó cho là nói láo. Nếu giao dục như bây giờ thì uổng công cha ông thật.

Келесі